Dùng bằng cấp chọn cán bộ: Lấy cân để đo chiều dài

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi bacsihoasung, 24/9/2009.

  1. bacsihoasung

    bacsihoasung Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/10/2008
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    46
    Điểm thành tích:
    28
    http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/09/870192/

    Lấy bằng cấp để đánh giá kiến thức đã không ổn, để đánh giá trình độ chuyên nghiệp càng không ổn. Còn biến bằng cấp thành chuẩn thực tế để chọn cán bộ lãnh đạo là sai lầm, có thể ví với việc lấy một cái cân không chính xác để đo chiều dài.

    Ngộ nhận

    Con người (trong đó có con người - cán bộ công chức) là một đối tượng tuy được nghiên cứu nhiều, nhưng chưa được hiểu bao nhiêu. Các cách tiếp cận đơn giản hóa về con người thường đưa đến những ngộ nhận, nhầm lẫn.

    Chúng ta nói nhiều và khá đầy đủ về tiêu chuẩn cán bộ, tưởng rằng những điều nói ra đấy sẽ đi vào cuộc sống hiện thực. Nhưng phần lớn tiêu chuẩn quan trọng nhất đều chỉ là định tính, không đo lường được. Chỉ còn lại một vài chỉ số có vẻ có chuẩn khách quan, trong đó có bằng cấp.
    Bằng cấp vẫn được ngộ nhận đồng nghĩa với trình độ. Chẳng hạn người ta ghi trong lý lịch theo mẫu chính thức như sau: i) trình độ lý luận, chính trị: cao cấp Nguyễn Ái Quốc, ii) trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: tiến sĩ, iii) trình độ quản lý nhà nước: chương trình chuyên viên cao cấp, iiii) trình độ ngoại ngữ: bằng B...

    Rút cục lại, dù không cố ý, tiêu chuẩn hóa cán bộ (vốn được đề cập khá hoàn chỉnh trên lý thuyết) trên thực tế thu hẹp lại là việc có bằng, vì đó là cái có thể nhìn thấy được. Để lấy bằng, một số học thật, nhưng nhiều người học giả, không có kiến thức thật. Kết quả là bằng cấp hỗn loạn, nên càng ngày càng không phản ảnh trình độ thật, dù là về mặt kiến thức chuyên môn, học thuật.

    Lấy bằng cấp để đánh giá kiến thức đã không ổn, để đánh giá trình độ chuyên nghiệp càng không ổn. Còn biến bằng cấp thành chuẩn thực tế để chọn cán bộ lãnh đạo là sai lầm, có thể ví với việc lấy một cái cân không chính xác để đo chiều dài.

    Để làm việc, con người phải được đào tạo. Trong thời đại ngày nay, người ta thừa nhận quá trình đào tạo cơ bản là đến bậc cao đẳng, đại học. Sau đó, tùy theo yêu cầu công việc, định hướng và sở thích, người lao động phải tiếp tục tự đào tạo (tự học). Học trong công việc, trong cuộc sống, qua cấp trên, đồng nghiệp, trong sách vở… Có người muốn được ghi nhận kết quả học tập đó bằng mảnh bằng, có người không.

    Bằng tiến sĩ, thạc sĩ nói chung ghi nhận một mức độ nào đấy kết quả nghiên cứu khoa học, kết quả đó có thể ảnh hưởng tốt đến phương pháp tư duy của người lãnh đạo, nhưng về kiến thức thì không thể trùm lợp lên các lĩnh vực khác. Vì vậy, càng không thể lấy nó làm một tiêu chuẩn về năng lực đối với cán bộ lãnh đạo, là người phải nắm và xử lý nhiều mối quan hệ, phải lãnh đạo những người có trình độ cao thuộc nhiều chuyên môn khác nhau.

    Mỗi cá thể có những tố chất tự nhiên, gặp điều kiện thuận lợi có thể phát triển thành sở trường. Người làm lãnh đạo, làm khoa học, làm doanh nhân có những sở trường, tố chất khác nhau, có cái dung hợp nhau, có cái không.

    Một giám đốc sở, một chủ tịch tỉnh hay ai đó cao hơn nếu có bằng tiến sĩ chuyên ngành nào đó thì cũng tốt, nhưng không có căn cứ để cho rằng anh ta là người lãnh đạo tốt hơn người không có bằng.

    Bắt buộc người lãnh đạo nào cũng phải có bằng được mảnh bằng tiến sĩ, thạc sĩ là khiên cưỡng, chính là "đẽo chân cho vừa giày". Một mảnh bằng tiến sĩ (thật) có thể là một cái áo có thể đẹp, hơi dài là đằng khác, nhưng lại quá chật đối với người lãnh đạo, kể cả ở cấp thấp nhất.

    Để nắm vững kỹ năng lãnh đạo, quản lý, nắm vững và thực thi công vụ, là những đòi hỏi quan trọng nhất về chuyên môn đối với cán bộ công chức thì học để lấy bằng tiến sĩ, thạc sĩ không phải là con đường tối ưu (nếu không phải là hiệu suất thấp, lãng phí nhiều cả về thời gian, công sức, tiền bạc).

    Điều này càng đúng đối với chất lượng thấp trong quản lý, đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ hiện nay. Nhiều người mất thì giờ vào việc chạy thầy, chạy thợ, lo lót hội đồng này, hội đồng nọ nhiều hơn là đọc sách, khảo sát, thực nghiệm. Chạy chọt làm phương hại đến tư cách, đạo đức, tư thế, nhân cách của người cán bộ, công chức.

    Lấy học vị thành một tiêu chuẩn tưởng rằng buộc người ta phải học, với quan niệm "không béo ngang cũng bổ dọc", nhưng trên thực tế lại khuyến khích việc chạy bằng để hy vọng được làm quan.

    Không chỉ những người giữ chức vụ mà tất cả những ai muốn thăng tiến lên một vị trí thấp nhất đều phải tìm cách có một học vị cấp cao. Người ta có thể du di cho họ về chất lượng công tác, về phẩm chất (vì chưa có chuẩn đo khách quan) thì mảnh bằng là không thể du di.

    Để lọt vào diện đề bạt dù ở cấp thấp nhất (phó phòng chẳng hạn) họ phải trình ra được mảnh bằng tiến sĩ, thạc sĩ, dù là giả. Thiếu nó thì mọi nẻo đường thăng tiến vĩnh viễn khép lại; mọi phẩm chất, mọi cố gắng, mọi thành tựu, sáng kiến cũng bằng thừa.

    Dễ hình dung ra trong điều kiện đó, cán bộ, công chức tập trung tâm lực vào đâu. Chắc chắn công vụ không phải là ưu tiên số một. Họ sẽ phung phí những năm sung sức nhất của tuổi công tác vào những nỗ lực chạy cho ra bằng cấp, vốn không dễ đạt với nhiều người, nếu làm thật.

    Mỗi thứ đều đòi hỏi rất nhiều tâm lực và thời gian (nguyên việc học ngoại ngữ cũng đã gian nan như thế nào chắc không cần phải chứng minh). Công chức mẫn cán, làm việc nghiêm chỉnh, nếu không nặng gánh gia đình, lo kinh tế thì học xong các món này phải mất hàng chục năm, nếu học thật.

    Họ không có đủ điều kiện để học thật một cách lương thiện; mà nếu học một cách lương thiện thì chưa chắc đã đạt được kết quả là có bằng. Cán bộ lãnh đạo lại càng khó hơn. Chỉ còn cách là học giả với mọi biến tướng, cung bậc và hệ lụy của nó.

    Dân không thể là nạn nhân

    Các địa phương đừng lặp lại cách làm không hay của một thời, cán bộ giỏi thì giữ lại làm việc, cán bộ yếu thì đưa đi đào tạo, mai này có bằng cấp về làm lãnh đạo. Đấy là chưa nói đến nguy cơ một khi nhiều cán bộ lãnh đạo từ trên xuống dưới học giả thì khó mà yêu cầu cán bộ học thật trong toàn hệ thống.
    Nhân dân sẽ phải chi một khoản tiền rất lớn cho công chức đi học (những người vốn được thuê làm công vụ). Trả lương cho họ, trả tiền học, tiền đi lại, trả bồi dưỡng cho các thầy giáo, tiền thưởng khi họ nhận bằng, cấp thêm nhà đất cho họ nhân danh các chính sách ưu đãi…

    Ngược lại, nhân dân phải chịu đựng thêm những chậm trễ, phiền hà, ách tắc do công chức đi học. Các tập thể cấp ủy, ủy ban, lãnh đạo sở… phải sắp xếp kế hoạch làm việc theo chương trình đi học của thủ trưởng. Cơ quan công quyền “xin phép đóng cửa”, cán bộ công chức “xin phép vắng mặt” để đi học…Không ai tính hết các thiệt hại này.

    Sau chiến tranh, đã có các hình thức thích hợp để san lấp những hẫng hụt về học vấn phổ thông và kiến thức chuyên môn đối với nhiều cán bộ, chiến sĩ trưởng thành trong chiến đấu, nhưng ít được học hành do chiến tranh. Cách làm này cần thiết, phù hợp lúc đó.

    Ngày nay, giai đoạn đó đã qua. Việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức là cần thiết, nhưng không thể là việc tuyển công chức rồi tiếp tục đưa vào trường đi học tiến sĩ trong trường để ra làm lãnh đạo. Cách làm này không thể đẻ ra lãnh đạo đích thực. Nếu ép họ vào vị trí chỉ vì có bằng (người khác không có) thì họ cũng chẳng đủ năng lực và uy tín để lãnh đạo ai. Không ở đâu người ta làm như vậy. Nếu lại xem việc đưa đi học là chính sách thu hút cạnh tranh với các khu vực khác thì lại càng không đúng.

    Trong một kế hoạch căn cơ về cán bộ, công chức, lãnh đạo mỗi địa phương sẽ phải tập trung ưu tiên giải quyết những vấn đề gay gắt, bức xúc, thiết thực phục vụ dân như xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, chống tham nhũng, quan liêu, vô cảm, vô trách nhiệm, không nắm vững công vụ…

    Đó là những vấn đề cơ bản, không dễ dàng, nếu làm quyết liệt thì cũng cần nhiều năm mới có kết quả.

    * Bùi Đức Lại (nguyên chuyên gia của Ban Tổ chức Trung ương)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bacsihoasung
    Đang tải...


  2. anhtuangiang

    anhtuangiang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/9/2009
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    Mọi người xem, các quan chức trong các cơ quan nhà nước có ai không là Tiến sĩ đâu, nhưng xem kết quả làm việc của họ thì thế nào, có tương quan với suy nghĩ, hành động của người có bằng cấp tiến sĩ không
     

Chia sẻ trang này