Thông tin: Đừng bỏ lỡ thời điểm “vàng” dạy bé tập nói

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Vu Thi Bich Thuy, 30/9/2015.

  1. Vu Thi Bich Thuy

    Vu Thi Bich Thuy Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/9/2015
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Thần kinh, mẹ nên bắt đầu dạy bé tập nói khi con được 4 tháng tuổi, “thời cơ” quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

    [​IMG]

    Trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngay khi bé vừa có khả năng phân biệt các loại hình âm thanh khác nhau, chẳng hạn như ngôn ngữ riêng của các quốc gia, khả năng “nhận diện” âm thanh của bé sẽ phát triển tốt hơn. Đặc biệt, phần não chịu trách nhiệm ghi nhớ và xử lý ngôn ngữ của các bé này cũng phát triển tốt hơn. Đây là kết quả một nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Đại học Rutgers-Newark được công bố trên tạp chí Khoa học Thần kinh, số ra ngày 1/10/2014.

    Trong nghiên cứu của mình, các chuyên gia lần lượt quét não của các bé từ 4-7 tháng tuổi để kiểm tra sự phát triển của khả năng ngôn ngữ và tốc độ phát triển của não. Khi tiến hành quét não của những bé 4 tháng tuổi, các chuyên gia nhận thấy rằng các bé trong giai đoạn này dễ bị “hấp dẫn” bởi những âm thanh xung quanh mình, ngay cả khi chúng không phải là một loại hình ngôn ngữ. Đặc biệt, càng có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hình âm thanh khác nhau, khả năng ngôn ngữ của bé càng phát triển. Theo kết quả quét não của những bé 7 tháng tuổi cho thấy, những bé được tiếp xúc nhiều với âm thanh khi còn nhỏ sẽ có khả năng “nhận diện” âm thanh nhanh và nhạy hơn những bé khác. Các bé có khả năng phân biệt những loại âm với các cường độ khác nhau.

    Dựa trên kết quả nghiên cứu, các chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh nên sớm cho con em mình tiếp xúc với các loại âm thanh khác nhau ngay từ khi bé còn nhỏ, thậm chí ngay cả khi trẻ không hiểu gì. Vì đây là cách đơn giản nhất để “đánh thức” khả năng ngôn ngữ của trẻ.

    3 mẹo giúp mẹ dạy bé tập nói

    – Nghe càng nhiều càng tốt: Cho bé xem một đoạn phim ngắn nhưng đầy màu sắc và liên tục có sự thay đổi của các chuỗi âm thanh khác nhau. Có thể bắt đầu với những âm đơn giản sau đó tăng dần độ phức tạp.

    – Những trò chơi “ồn ào”: Những món đồ chơi này cũng là cách bé “luyện tai” để làm quen với nhiều loại âm thanh khác nhau.

    – Giao tiếp với con: Nói chuyện và đọc sách cho con nghe là 2 cách đơn giản mẹ có thể giúp con phát triển vốn từ vựng ít ỏi của mình. Đừng nói huyên thuyên không ngừng nghỉ. Thay vào đó, mẹ nên chú ý quan sát những biểu hiện của bé, khuyến khích bé đáp lại những câu nói của mình.

    Nguồn: http://********/day-con/dung-bo-lo-thoi-diem-vang-day-be-tap-noi-post2540.dg
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Vu Thi Bich Thuy
    Đang tải...


  2. kyanhshop

    kyanhshop Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/4/2015
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    Bài viết rất hay
     
  3. Vu Thi Bich Thuy

    Vu Thi Bich Thuy Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/9/2015
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Để đánh giá một em bé thông minh hay không, bạn thường dựa vào điều gì? Khả năng tính toán hay khả năng ngôn ngữ của trẻ? Thực tế, dù dựa trên yếu tố nào để đánh giá, bạn cũng có thể đã bỏ lỡ một trong những khả năng tiềm ẩn của bé.

    [​IMG]

    Theo nhiều nghiên cứu, trí thông minh của trẻ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, ngoại trừ 40% nhân tố di truyền, sự phát triển trí não của bé còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, cách nuôi dạy của cha mẹ, sức khỏe, tâm lý, môi trường… Ngoài ra, theo học thuyết trí thông minh đa chiều được đề xuất lần đầu bởi Howard Garner vào năm 1893, và được phát triển bởi Thomas Armstrong, giám đốc điều hành Viện nghiên cứu phát triển con người của Mỹ, mỗi bé sinh ra đều sở hữu 8 loại hình trí thông minh, bao gồm: ngôn ngữ, logic toán học, không gian, âm nhạc, thể chất, tương tác, nội tâm và tự nhiên.

    Tuy nhiên, tùy theo từng bé, 8 loại hình này có thể cùng xuất hiện, hoặc bé có thể đặc biệt nổi trội về một loại hình nào đó, nhưng hơi kém ở những phần còn lại. Thông qua sở thích và những khả năng vượt trội của bé, mẹ có thể giúp con định hướng tương lai ngay từ bây giờ. Vậy nên, còn chờ gì mà không tìm hiểu một chút về 8 loại hình trí thông minh này mẹ nhỉ?

    Biểu hiện các loại hình trí thông minh của trẻ

    – Trí thông minh về ngôn ngữ: Những bé sở hữu loại hình trí thông minh này thường có sự yêu thích đặc biệt với từ ngữ. Bé có khả năng ghi nhớ tốt sự kiện, đọc nhanh, viết nhanh hơn những trẻ khác.

    – Trí thông minh về logic, toán học: Biểu hiện thường gặp ở những bé có khả năng về logic, toán học là khả năng tính toán và suy nghĩ logic. Những trò chơi yêu thích của bé thường thiên về những con số, đồ chơi xếp hình khối, lắp ghép…

    – Trí thông minh về không gian: Loại hình trí thông minh không gian thường biểu hiện ở những bé thích thú với việc tìm đường trong mê cung, các mô hình kiến trúc, đồ chơi lắp ghép, xếp hình. Bé có khả năng cảm nhận, nhìn nhận mọi việc ở nhiều góc độ khác nhau, và đặc biệt “nhạy cảm” với những chi tiết trực quan cụ thể.

    – Trí thông minh về âm nhạc: Không cần thiết phải biểu hiện bằng khả năng ca hay hát giỏi, những bé sở hữu trí thông minh về âm nhạc có khả năng ghi nhớ và bắt chước giai điệu rất nhanh. Bé rất thích thú với âm thanh, và thường xuyên nhún nhảy theo nhạc.

    – Khả năng vận động: Xuất hiện ở những bé hiếu động, thường xuyên chạy nhảy, leo trèo. Những bé có khả nặng vận động tốt thường biết đi sớm hơn, khả năng cầm nắm, điều khiển hoạt động cơ thể cũng tốt hơn.

    – Khả năng tương tác: Trẻ sở hữu loại hình trí thông minh này thường có khả năng giao tiếp tốt, nhanh chóng nắm bắt được cốt lõi vấn đề. Mẹ sẽ nhận thấy bé có khả năng hòa nhập và tương tác khá tốt với mọi người, thậm chí với những người lần đầu gặp mặt.

    – Trí thông minh nội tâm: Trẻ có trí thông minh nội tâm hay còn gọi là năng lực tự nhận biết bản thân thường hiểu rõ cảm xúc của bản thân và có thể biểu đạt mong muốn của mình thông qua nhiều cách diễn đạt cảm xúc khác nhau.

    – Trí thông minh tự nhiên: Với loại hình trí thông minh này, bé sẽ thể hiện sự thích thú của mình với những loại động – thực vật tự nhiên, sự thay đổi thời tiết, khí hậu… Ngay từ nhỏ, bé cưng đã có thể ghi nhớ và nhận dạng rất nhiều loài cây cối, và động vật khác nhau.

    – Nhận biết: Theo Thomas Armstrong, tùy thuộc vào sự kích thích của cha mẹ và môi trường xung quanh mình, mỗi trẻ đều có khả năng phát huy nhiều loại hình trí thông minh khác nhau. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ vượt trội hơn hẳn ở một loại hình nhất định, và mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để giúp bé định hướng và phát triển phù hợp với loại trí thông minh bé sở hữu.

    – Để bé phát triển tự nhiên: Mỗi trẻ đều có một năng khiếu nhất định, và nếu có sự trợ giúp của cha mẹ, bé hoàn toàn có thể đi đầu trong lĩnh vực của mình. Vì vậy, mẹ nên tránh gò ép, bắt con phát triển theo loại hình trí thông minh mẹ mong muốn. Mẹ chỉ nên dành ở việc định hướng, gợi mở để bé hiểu thêm về khả năng của bản thân.

    – Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Dù sở hữu loại hình trí thông minh nào, một chế độ dinh dưỡng đúng và đủ cũng sẽ là nền tảng cơ bản cho sự phát triển trí não và thể chất của trẻ.

    Nguồn: http://********/day-con/me-da-biet-cach-danh-gia-tri-thong-minh-cua-con-post2593.dg
     
    bocau1208 thích bài này.
  4. bocau1208

    bocau1208 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    18/9/2014
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    1,180
    Điểm thành tích:
    773
    ước gì con mình mỗi thứ có 1 tý.
     
  5. Vu Thi Bich Thuy

    Vu Thi Bich Thuy Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/9/2015
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Bạn có bao giờ nhận một “vai diễn” trong trò chơi đóng vai của bé? Không chỉ là một trong những trò chơi yêu thích của hầu hết các nhóc, từ nhỏ cho đến lớn, theo các chuyên gia tâm lý trẻ em, cùng con tham gia trò chơi đóng vai không chỉ là cách đơn giản để dạy con về những kỹ năng sống quan trọng mà còn giúp bé phát triển kỹ năng vận động của mình.

    [​IMG]

    Mẹ có từng thấy công chúa nhỏ của mình giả bộ làm mẹ, cho búp bê ăn và thay tã cho búp bê, như cách bạn đã từng làm cho bé? Hay chàng hoàng tử nhỏ dũng cảm, vung gươm chém quái vật tưởng tượng để cứu công chúa? Dù là đóng vai một nhân vật bình thường trong đời sống hay cho bé thỏa sức tưởng tượng với những nhân vật siêu nhiên, việc chơi một trò chơi đóng vai cũng đều giúp ích cho quá trình phát triển của trẻ. Thậm chí, theo nghiên cứu tiến hành trên những trẻ em từ 16 -24 tháng tuổi của Đại học Sheffield cho thấy, ngay cả những đứa bé nhỏ nhất cũng học được nhiều thứ từ những trò đùa và trò chơi đóng vai bé thường chơi với bố mẹ của mình. Không chỉ giúp phát triển khả năng tư duy và tưởng tượng của trẻ, thông qua những câu nói đùa và những trò chơi đóng vai, bé còn có thể thực hành các kỹ năng và tìm hiểu thông tin mới.

    Không chỉ các chuyên gia của đại học Sheffield, nhiều chuyên gia tâm lý trẻ em khác cũng nhất trí về vai trò quan trọng của trò chơi đóng vai đối với sự phát triển của trẻ. Theo các chuyên gia, bên cạnh những kỹ năng vận động, trò chơi đóng vai còn có thể giúp các bé phát triển những kỹ năng xã hội như:

    – Cách giao tiếp với mọi người xung quanh

    – Học thêm từ mới và phát triển khả năng ngôn ngữ

    – Học cách xử lý cảm xúc và những vấn đề phát sinh trong trò chơi

    – Những kỹ năng sống thực tế khi bé đóng vai một nhân vật trong cuộc sống hàng ngày

    Đặc biệt, theo Doris Berger, tác giả cuốn sách The Role Of Pretend Play in Children’s Cognitive Development, trò chơi đóng vai có thể giúp bé phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng thương lượng, tìm kiếm, xác định mục tiêu, khả năng ngôn ngữ, xã hội song song với sự phát triển kĩ năng ở nhà trường.
    Cùng bé chơi trò chơi đóng vai

    Đóng vai là một hoạt động tự nhiên, vì vậy, mẹ không cần thiết phải dạy bé cách làm sao để “giả vờ”. Tuy nhiên, bé vẫn cần mẹ giúp đỡ để có một môi trường “thuận lợi” cho trò chơi của mình. Thay vì cố kiềm chế những hoạt động vui chơi của con, mẹ nên giúp phát triển ý kiến và trí tưởng của bé. Tốt nhất, mẹ đừng ngại dành thời gian cùng con sáng tạo nên trò chơi của mình.

    Chẳng hạn, mẹ có thể cùng bé giả vờ chơi trò bác sĩ. Mẹ có thể là bệnh nhân để “bác sĩ nhí” tìm cách chẩn đoán và chữa trị bệnh cho mình. Hoặc mẹ và bé có thể vào vai 2 nhân vật cùng nhau ăn tại một nhà hàng sang trọng, và mẹ cũng có thể “tranh thủ” dạy con vài quy tắc cần thiết trên bàn ăn khi đi ăn ngoài. Đặc biệt, mẹ nên khuyến khích bé trò chuyện, đặt câu hỏi nhiều hơn khi chơi để giúp bé phát triển vốn từ và kiến thức của mình.

    Nguồn: http://********/day-con/gia-vo-de-be-phat-trien-tot-hon-post2362.dg
     
    meNgong26714 thích bài này.
  6. giadinhsumvay

    giadinhsumvay Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/6/2015
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    55
    Điểm thành tích:
    28
    hihi bài viết của thớt hay quá đi mất
     
  7. Vu Thi Bich Thuy

    Vu Thi Bich Thuy Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/9/2015
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Trong khi nhiều bé 9 tháng tuổi đã bắt đầu những bước đầu tiên của mình thì phần lớn các bé khác phải đợi đến khi được 12 tháng tuổi mới chậm chững tập đi, và phải đợi đến khi được 14 – 15 tháng mới có thể đi vững vàng.

    [​IMG]

    Trong năm đầu tiên của mình, nhóc của bạn đang “bận” phát triển phối hợp nhiều kỹ năng và sức mạnh cơ bắp trong mỗi phần cơ thể của mình. Bé sẽ học cách ngồi , lật, bò trước khi chuyển sang đứng chựng và đứng được ở khoảng tháng thứ 9. Sau đó, bé bắt đầu chạy, để lại đằng sau gia đoạn chập chững đầu đời. Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng nếu con của bạn mất thời gian lâu hơn một chút. Một số trẻ em thậm chí phải chờ cho đến khi 16-17 tháng tuổi mới biết đi, và điều này hoàn toàn bình thường.

    “Quy trình” tập đi của bé

    Nếu bé có thể giữ chân đứng thẳng, lúc lắc chân xuống và chống lên một bề mặt cứng với bàn chân của mình, cứ như thể bé bắt đầu đi. Đây là một hành động phản xạ, và bé sẽ chỉ làm điều đó trong một vài tháng.

    Vào khoảng 6 tháng tuổi, bé sẽ bật lên bật xuống nếu bạn giữ bé đứng trên đùi của mình, và đây có thể trở thành một trong những hoạt động yêu thích của bé trong nhiều tháng trời. Nhờ “trò chơi” này, những cơ bắp ở chân của bé tiếp tục phát triển trong khi bé kiểm soát được việc lật, ngồi và bò.

    9 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu để tìm ra cách để uốn cong đầu gối của mình và tìm cách để đứng thẳng trên đôi chân mình. 12 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu hành trình , di chuyển từ một cạnh của đồ nội thất đến vị trí tiếp theo nhờ hỗ trợ vịn, bám hoặc thậm chí có thể đi và đứng mà không cần hỗ trợ.

    Mẹ có thể làm gì để giúp trẻ tập đi?


    Khi học cách tự kéo mình tự đứng lên, bé có thể cần một số giúp đỡ để tìm ra cách ngồi xuống. Nếu bé bị mắc kẹt và khóc, đừng chỉ đón bé và đặt bé xuống ngay mẹ ơi. Thay vào đó, bạn nên chỉ cho bé cách làm thế nào để uốn cong đầu gối để có thể ngồi xuống mà không bị ngã nhào, và để cho bé tự thử một mình.

    Có thể khuyến khích bé đi bằng cách đứng hoặc quỳ trước mặt bé và khua tay hoặc có thể giữ cả hai bàn tay của bé và để cho bé bước về phía bạn. Bé chắc chắn sẽ thích thú với một món đồ linh tinh hoặc nhử bằng đồ chơi mà bé có thể giữ được khi bé bước đi. Mẹ nên chọn những món đường đồ chơi có tính ổn định và có một cơ sở mở rộng của việc hỗ trợ.

    Luôn chắc chắn rằng con bạn có một môi trường an toàn thoải mái để trẻ có thể rèn luyện những kỹ năng của mình. Tốt nhất, đừng rời mắt khỏi bé, dù chỉ trong 1 giây mẹ nhé!

    Có nên cho trẻ sử dụng xe tập đi?

    Theo khuyến cáo của các chuyên gia nhi khoa ở Mỹ, việc cho trẻ sử dụng xe tập đi là điều không cần thiết. Các chuyên gia cho rằng, xe tập đi có thể cản trở quá trình phát triển cơ đùi của trẻ một cách tự nhiên, vì chúng tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng di chuyển để đạt được những thứ bé muốn hoặc các chất độc mà một đứa trẻ bình thường sẽ không thể với được.

    Khi nào bé nên mang giày?


    Mang giày là cách đơn giản nhất để bảo vệ đôi chân nhỏ xinh của con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc đi bằng chân đất sẽ giúp cải thiện sư cân bằng và phối hợp của bàn chân và các ngón chân. Việc mang giày sẽ không giúp trẻ có thể đi lại nhanh chóng hơn. Vì vậy, mẹ nên “tạm hoãn” thời gian cho bé mang giày, và đợi cho đến khi con có thể đi vững vàng.

    Nguồn: http://********/day-con/me-co-the-lam-gi-de-giup-be-tap-di-post2389.dg
     
  8. huyenhnit

    huyenhnit Vé máy bay nội địa và quốc tế

    Tham gia:
    2/7/2012
    Bài viết:
    5,676
    Đã được thích:
    961
    Điểm thành tích:
    773
    Hjc, nhà mình vẫn dùng xe tập đi cho con
     
  9. mebetom.vp

    mebetom.vp Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    13/10/2014
    Bài viết:
    4,511
    Đã được thích:
    780
    Điểm thành tích:
    823
    hehe, bé nhà mình thích chơi trò nấu ăn và hay chơi cùng con trò đó
     
  10. huyenhnit

    huyenhnit Vé máy bay nội địa và quốc tế

    Tham gia:
    2/7/2012
    Bài viết:
    5,676
    Đã được thích:
    961
    Điểm thành tích:
    773
    Hjhj, bé nhà mình be strai mà cũng thik trò nấu ăn, mình cũng hay chơi cùng con
     
  11. meNgong26714

    meNgong26714 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    29/9/2015
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    18
    bé nhà mình hơn 1 tuổi, chỉ thích chơi trốn tìm với mẹ. Về chắc mình phải chơi với con nhiều trò hơn mới đc. cảm ơn bài viết của bạn
     
  12. Vu Thi Bich Thuy

    Vu Thi Bich Thuy Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/9/2015
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Columbia mới đây công bố liên quan giữa khả năng nói của trẻ và tương lai.

    [​IMG]

    Vốn từ của trẻ hai tuổi có thể tiết lộ thành công trong tương lai của trẻ, các nhà nghiên cứu đã tuyên bố như vậy. Họ nhận thấy trẻ em có chức năng học tập và hành vi tốt hơn khi bắt đầu học mẫu giáo thường sẽ có bằng cấp và địa vị cao trong xã hội khi lớn lên. Và rằng trẻ em đi học mẫu giáo có môn đọc và toán học đạt thành tích cao sẽ có nhiều khả năng đỗ đại học, có nhà riêng, kết hôn và sống trong các khu phố có thu nhập cao hơn khi trưởng thành.

    Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania State, Đại học California, Irvine, và Đại học Columbia, những người đã phân tích dữ liệu của 8.650 trẻ em trong suốt nhiều năm. Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra thông tin về các em 3 năm sau đó, họ phát hiện ra những em bé lúc 2 tuổi có vốn từ vựng nhiều đều có hành vi và suy nghĩ nhanh nhạy hơn. Điều đó chỉ ra tốc độ tăng trưởng trong vốn từ vựng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng quyết định tương lại trẻ.

    Khoảng cách về khả năng nói của trẻ hiển hiện rất rõ giữa các nhóm như: trẻ ở gia đình có thu nhập cao và thấp, trẻ ở gia đình được cha mẹ quan tâm ít và nhiều, trẻ sinh ra với cân nặng thấp hoặc từ những người mẹ có vấn đề về ngôn ngữ hay răng miệng…

    Các nhà khoa học tin rằng, với phát hiện mới này, các bậc cha mẹ sẽ chú tâm hơn đến việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ ngay từ tấm bé.

    Nguồn: http://********/day-con/tre-biet-noi-som-de-co-dia-vi-cao-khi-truong-thanh-post2348.dg
     
  13. mẹ Cún-Tôm

    mẹ Cún-Tôm Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/10/2015
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Không biết sau này thế nào nhưng mình thấy trẻ biết nói sớm đúng là có hành vi và suy nghĩ nhanh nhạy hơn thật. Ngẫm như bé nhà mình 8.5 tháng đã biết gọi "mẹ ơi" "bà ơi ",mà lạ thật con cứ nói 2,3 từ rồi thành câu dài mà mẹ chẳng bao giờ phải dạy ghép từ. Giờ tuy chưa dc 2 tuổi nhưng con đã thuộc và hát hết gần 20 bài hát rồi đấy. Ghi nhớ sự vật cũng rất nhanh,dùng từ phù hợp với ngữ cảnh. Đi đường mẹ chỉ cần đọc đi đọc lại 1 bài đồng dao hoặc 1 bài hát là về nhà bạn ấy đọc lại dc luôn rồi....nhưng khổ nỗi bướng thì vô đối,ko thích chơi đồ chơi mà chỉ thích nghịch các vật dụng trong nhà và đã chọn cái gì rồi thì nhất quyết ko thay đổi làm mẹ nhiều lúc cũng mệt lắm ý
     
  14. Vu Thi Bich Thuy

    Vu Thi Bich Thuy Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    25/9/2015
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Một đứa trẻ sơ sinh luôn là cả một thế giới khó hiểu với những người mới lần đầu làm mẹ. Đối mặt với con, bạn sẽ có hàng loạt câu hỏi vì sao, chẳng hạn như “vì sao mà bé lại “xả nước” và đi tiêu hoài như thế?”. Thử lượm lặt các thông tin ở đây và xem chúng sẽ giúp ích cho bạn như thế nào nhé!

    [​IMG]

    Bé đi tiểu bao nhiêu lần một ngày?


    Mỗi 1 đến 3 giờ, bé yêu của bạn lại làm ướt tã. Trung bình, mỗi ngày bé sẽ tiểu khoảng 6 lần hoặc nhiều hơn. Nếu bé đang bệnh hay đang sốt, hay khi trời quá nóng, bé đi tiểu ít hơn, có thể chỉ còn 1 nửa so với thường lệ. Đây là một quá trình hết sức bình thường và không bao giờ gây đau đớn cho bé. Nếu bé có dấu hiệu đau khi tiểu, mẹ nên đưa con đi khám bệnh ngay vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.

    Ở một đứa trẻ khỏe mạnh, nước tiểu có màu trong suốt cho đến vàng, vàng sẫm. Nước tiểu càng đặc càng có màu sẫm và nó cho thấy bé không uống đủ chất lỏng. Đôi khi bạn thấy một vệt màu hồng trong tã và đó không phải là máu, mà là nước tiểu cô đặc. Nếu tình trạng này kéo dài, bé cần được kiểm tra, dù vẫn đều đặn “xả nước” từ 4 lần mỗi ngày trở lên.

    Nếu trong tã có vệt màu hồng hay một chút máu thì đó cũng có thể là biểu hiện của hăm tã. Nhưng thông thường, nó cho thấy một vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu bạn thấy bé bị chảy máu kèm theo đau bụng hoặc chảy máu ở cả những vùng khác thì nên đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.

    Chất thải đường ruột của bé


    Trong vòng ngày đầu tiên sau khi sinh và một vài ngày sau đó, bé sẽ có lần đi tiêu đầu tiên, và “sản phẩm” là phân xu. Đây là chất thải có màu đen hoặc xanh lấp đầy ruột bé từ trước khi sinh và một khi phân xu đã được đào thải hết, phân bé sẽ có màu vàng – xanh lá.

    Nếu bé được bú mẹ, không lâu sau đó phân sẽ có màu vàng đậm như mù tạt với các hạt lợn cợn. Cho đến khi bé bắt đầu ăn dặm, phân có thể mềm, lỏng hoặc rất lỏng. Nếu bé được nuôi dưỡng bằng sữa công thức, phân thường có màu vàng và đặc hơn phân của các bé được bú sữa mẹ.

    Dù bé uống sữa công thức hay sữa mẹ, tình trạng phân rắn, khô đều chỉ ra rằng con không uống đủ chất lỏng và đã mất nước nhiều do bệnh, sốt hay nhiệt độ môi trường. Một khi bé đã chuyển sang ăn dặm, phân cứng còn cho thấy bé đã ăn quá nhiều thức ăn gây táo bón như ngũ cốc, sữa bò trước khi hệ tiêu hóa đủ cứng cáp để xử lý chúng. Sữa nguyên kem không hề được khuyến nghị dùng cho trẻ dưới 12 tháng đâu, mẹ nhé.

    Sự biến đổi của phân cũng là chuyện hết sức bình thường. Nếu bé ăn nhiều ngũ cốc, phân có thể có màu xanh. Nếu bé được uống bổ sung sắt, bé sẽ thải ra phân màu nâu sẫm. Nếu có một kích thích nào đó ở hậu môn, như phân cứng chẳng hạn, thì bạn sẽ thấy trong phân có thể lẫn các vệt máu. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy có lượng lớn máu, chất nhầy, hay nước thì nên đưa con đi khám bệnh nhé.

    Phân của bé có thể hơi chảy nên mẹ cũng rất khó phân biệt liệu bé có bị tiêu chảy hay không. Nhưng thường thì tiêu chảy sẽ làm cho con đi tiêu thường xuyên hơn. Điều này có thể xảy ra do bé bị nhiễm trùng hoặc người mẹ có sự thay đổi trong chế độ ăn. Tiêu chảy thường làm bé mất nước nên mẹ cần cho con bú thường xuyên hơn.

    Việc bé đi tiêu ít và thưa hơn các bé cùng tháng tuổi cũng không đáng lo ngại. Mẹ biết không, có những bé bú mẹ chỉ đi tiêu đúng 1 lần mỗi tuần. Đó là vì, sữa mẹ để lại rất ít chất thải dạng đặc trong đường tiêu hóa của bé. Chỉ cần phân bé vẫn mềm, không cứng hơn bơ đậu phộng thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

    Tuy nhiên, các bé bú sữa công thức thường đi tiêu 1 lần mỗi ngày. Nếu nhịp độ này bị trì hoãn, mẹ nên chú ý xem bé có bị táo bón hay không và tìm biện pháp khắc phục.

    Nguồn: http://********/cham-soc-be/tre-so-sinh-tieu-tieu-the-nao-la-binh-thuong-post2517.dg
     
  15. linhlinh1481986

    linhlinh1481986 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    14/1/2011
    Bài viết:
    2,683
    Đã được thích:
    108
    Điểm thành tích:
    153
    bé nhà em cũng thế chị, đồ chơi thì nhiều mà ko chơi chỉ thích nghịch nồi xong chảo .... mệt lắm cơ
     
    me_be_lyna thích bài này.
  16. me_be_lyna

    me_be_lyna Tin tưởng và trở lại

    Tham gia:
    20/7/2012
    Bài viết:
    5,715
    Đã được thích:
    810
    Điểm thành tích:
    773
    Tương lai bé sẽ là 1 bếp trưởng tài ba, bố mẹ tha hồ mà thưởng thức những món ngon. hi
     
  17. nt062011

    nt062011 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/4/2012
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    thế này chắc con em không làm được lãnh đạo.
     

Chia sẻ trang này