Khác: Dùng thuốc khi mang thai cần biết

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi Hải Phạm, 29/12/2010.

  1. Hải Phạm

    Hải Phạm Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    1,555
    Điểm thành tích:
    1,013
    [​IMG]
    Trong khi có thai, nếu người mẹ bị bệnh thì việc dùng thuốc để điều trị bệnh vẫn phải thực hiện dù có ảnh hưởng đến thai hay không cần phải theo dõi việc dùng thuốc vì có những thuốc vô hại đối với mẹ nhưng lại có ảnh hưởng xấu đến thai mà ảnh hưởng của thuốc đối với phôi thai nhiều hay ít tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ:

    Ở giai đoạn phân bào

    nghĩa là trong 15 ngày đầu, thuốc có thể làm phôi thai ngừng phát triển.

    Ở giai đoạn phôi thai:

    (từ sau giai đoạn phân bào đến khi phôi được hai tháng rưỡi). Trong giai đoạn này sự tạo hình rất nhanh, tất cả các bộ phận của thai nhi lần lượt được hình thành và chính trong giai đoạn này, phôi cảm ứng rất mạnh với các tác nhân gây quái thai. Mức độ nhạy cảm của mỗi bộ phận của bào thai có khác nhau và tùy theo tuổi của phôi. Ví dụ đối với tim, tác hại của thuốc bắt đầu từ ngày thứ 20 đến ngày thứ 40 của thai kỳ. Ðối với hệ thần kinh trung ương thì kể từ ngày 15 đến ngày thứ 25. Ðối với các chi (tay, chân) thì kể từ ngày 24 đến ngày 26.
    Một số thuốc có thể gây dị hình cho bào thai ở giai đoạn này, như: quinin, quinindin gây điếc, dị dạng mắt; chloroguin gây điếc; androgen gây nam hóa đối với bào thai nữ; tetracyclin gây dị dạng ngón tay, các chi, đục thủy tinh thể, thuốc còn tích tụ trong xương làm đen răng (từ tháng thứ tư trở đi).

    Như vậy, ở giai đoạn đầu của thai kỳ phải đặc biệt chú ý để tránh những dị dạng bẩm sinh ở thai nhi. Nhưng có một điều rất nguy hiểm là ở giai đoạn này phần lớn chị em không biết mình đã có thai nên khi thấy trong người khó ở thường tự ý dùng thuốc .

    Ở giai đoạn bào thai

    là giai đoạn trưởng thành và hoàn chỉnh của tất cả các bộ phận cơ thể. Giai đoạn này bào thai ít nhạy cảm với thuốc hơn nhưng vẫn có thể bị thương tổn gây rối loạn chức năng các hệ cơ quan, đặc biệt là bộ phận sinh dục ngoài, hệ thần kinh trung ương và các giác quan.

    Ở giai đoạn cuối của thai

    kỳtừ tháng 7 trở đi, thai nhi mặc dù chưa trưởng thành hẳn nhưng vẫn có thể sống được nếu lọt lòng mẹ. ở giai đoạn này, do diện tích bánh rau tăng nên lượng thuốc thấm qua rau thai cũng tăng, làm tăng nguy cơ đối với bào thai. Một vài loại thuốc dùng cho mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến diễn biến cuộc đẻ sau này.

    Vì những lý do trên, việc dùng thuốc cho người mẹ đang mang thai cần được thầy thuốc cân nhắc thận trọng sau khi đã thăm bệnh cho người mẹ.


    Nguồn: Sức khoẻ và Đời sống
    ST: Thu Hiền
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hải Phạm
    Đang tải...


Chia sẻ trang này