Em hay cáu gắt với con.Làm gì để giảm bớt tính nóng đây các mẹ.

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi xuancuongk, 25/7/2014.

  1. anduong2105

    anduong2105 Thành viên mới

    Tham gia:
    10/12/2014
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Em hay cáu gắt với con.Làm gì để giảm bớt tính nóng đây các mẹ.

    Gắng kìm chế lại bạn nhé! Nghĩ đến tâm lí của bé trogn tương lai để cố gắng kiềm chế nhé. Mình thấy nhiều mẹ mà cáu gắt suốt ngày thì , con họ sau này cũng sẽ vậy, thậm chí còn hơn như vậy nữa.
     
    Đang tải...


  2. MamnonNorthstarCanada

    MamnonNorthstarCanada Thành viên mới

    Tham gia:
    18/11/2014
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Em hay cáu gắt với con.Làm gì để giảm bớt tính nóng đây các mẹ.

    Cách đây 3 năm khi bé đầu nhà mình mới hơn 2 tuổi, mình đi làm vất vả stress lắm, mắng con thậm chí đánh con nhiều, chính cô giúp việc nhà mình đã làm cho mình tỉnh ngộ ra. Cô ấy bảo, cô không sinh ra con cháu nhưng cô thấy thương nó lắm, cháu đẻ xong 2.5 tháng đã phải đi làm lại, tối về mệt mỏi lại tất bật công việc có tí thời gian nào dành cho con , âu yếm con hay không mà lại đánh mắng nó. Con của cháu có tính cách vui vẻ hay không là nó học từ bố mẹ, con chỉ có một lần ở tuổi lên 2, lên 3, tuổi cái gì cũng hỏi, lúc nào cũng ẩm ương. Sau này lớn lên nó không gần gũi cháu như bây giờ nữa, cháu lúc đó sẽ nghĩ thế nào

    Từ đấy mình thay đổi, mình cố gắng làm việc ít hơn, và sau cùng mình quyết định bỏ công việc làm 7 năm ở một công ty nước ngoài lương cao nhưng mình không có chút thời gian nào cho gia đình

    Mình nghỉ việc và ở nhà chơi 6 tháng, chỉ dành thời gian chơi với con, đưa con đi học và đón con về sớm, câu cửa miệng của 3 mẹ con mình là: Mẹ yêu con và các con đều nói lại là "con rất là yêu mẹ"

    Mình thấy sự thay đổi trong suy nghĩ của mình có tác động tích cực lên tâm lý của cả hai con mình. Giờ các con lúc nào cũng có thể nói con yêu mẹ, và bao nhiêu mệt mỏi của mình thấy tan biến luôn các mẹ ạ
     
  3. Mẹ Sochu

    Mẹ Sochu Thành viên mới

    Tham gia:
    6/12/2014
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Em hay cáu gắt với con.Làm gì để giảm bớt tính nóng đây các mẹ.

    Mắng trẻ cũng là một nghệ thuật. Các bậc phụ huynh nên tiếp cận mọi việc một cách tích cực để thiết lập mối quan hệ thân thiết với trẻ.

    Trong một cuộc nghiên cứu do Đại học Columbia (Mỹ) tiến hành, các em bé mẫu giáo được đặt trước một tình huống: Giáo viên sẽ yêu cầu các em xếp hình Lego thành một ngôi nhà nhưng các em quên không lắp cửa sổ. Sau đó, giáo viên và trẻ sẽ chơi trò nhập vai, tưởng tượng chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo, thông qua việc lồng tiếng cho búp bê. Trong vai búp bê cô giáo, giáo viên nói "Ngôi nhà này không có cửa sổ" và đưa ra ba lời chỉ trích dưới đây:

    Chỉ trích cá nhân: "Cô rất thất vọng về em"

    Chỉ trích kết quả: "Đó không phải là cách làm đúng, vì các khối Lego không được xếp thẳng mà rất lộn xộn"

    Chỉ trích quá trình: "Có lẽ em nên nghĩ một cách làm khác thì hay hơn".
    Nhóm nghiên cứu sau đó đã ước lượng cảm nhận của trẻ về sự tự tôn: khi nào thì trẻ cảm thấy mình thông minh, ngoan, giỏi. Chúng sẽ được yêu cầu chấm điểm tâm trạng của mình cũng như chấm điểm sản phẩm là ngôi nhà.

    Những trẻ nhận phải lời chỉ trích cá nhân có xu hướng chấm điểm tự tôn thấp hơn, tâm trạng tiêu cực hơn, kém kiên trì hơn. Chúng cũng dễ nhìn nhận "phong độ" kém hơn bình thường này chính là năng lực của mình.

    Ngược lại, những đứa trẻ nhận lời chỉ trích về quá trình có điểm số tích cực hơn ở mọi hạng mục. Những trẻ bị chê về kết quả thuộc vào nhóm giữa.
    Tiếp đó, trẻ được yêu cầu tiếp tục nhập vai. "Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?". Câu trả lời của trẻ có thể khiến cho những bậc phụ huynh có thói quen chỉ trích cá nhân cảm thấy đắng lòng: "Bạn ấy nên khóc và đi ngủ"; "Bạn ấy nên bị loại".
    Trong khi đó, câu trả lời của các bé bị chê về "quá trình" hồn nhiên và tích cực hơn nhiều: "Con có thể làm tốt hơn nếu như có thêm thời gian"; "Con sẽ tháo hết ra và lắp lại để có cửa sổ"; "Con có thể trả lời là nhà vẫn chưa xong mà. Con có thể cắt những ô vuông bằng giấy rồi dán lên tường thành cửa sổ".

    Sự khác biệt là rất rõ ràng, phải không?
    Một số câu chỉ trích quá trình mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo là "Con nghĩ chuyện gì đã xảy ra vậy?"; hay "Lần sau chúng ta nên làm khác đi như thế nào nhỉ?" hoặc "Con có nghĩ ra cách nào hay hơn thế này không?".

    Cách tiếp cận tích cực và có suy nghĩ này sẽ rất có ích trong việc thiết lập mối quan hệ thân thiết, tốt đẹp giữa phụ huynh và trẻ. Những câu hỏi kiểu trên giúp cho trẻ có không gian để tự hình dung ra câu chuyện theo cách riêng của mình, cũng như giúp người giáo viên đánh giá được tính cách và năng lực thực sự của trẻ.

    Khi con bạn phân tâm và làm đổ cốc nho khô/hạt điều ra sàn nhà, thay vì mắng trẻ xơi xơi, bạn hãy cố bình tĩnh và hỏi trẻ rằng "Lần sau con có thể làm khác hơn như thế nào?". Câu trả lời của trẻ sẽ khiến tâm trạng bạn tốt hơn rất nhiều, thay vì tiếp tục cáu kỉnh và mắng mỏ trẻ đấy!
     
  4. hathanh1101

    hathanh1101 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    17/11/2014
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Em hay cáu gắt với con.Làm gì để giảm bớt tính nóng đây các mẹ.

    Theo mình thay vì tranh cãi, mắng nhiếc hay đánh đập trẻ, cha mẹ cần phải bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới những cơn giận dữ này để có cách giải quyết phù hợp. Những lúc như vậy bạn có thể chỉ bảo cho con không nên nóng quá trong những việc đơn giản như vậy tập thói quen .
     
  5. mecuaembon

    mecuaembon Thành viên tích cực

    Tham gia:
    31/12/2014
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Em hay cáu gắt với con.Làm gì để giảm bớt tính nóng đây các mẹ.

    Mẹ nó tập thói quen kiềm chế thôi, chứ bản tính mà khó có cách nào chữa lắm.
     
  6. maimai2207

    maimai2207 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/12/2014
    Bài viết:
    1,048
    Đã được thích:
    56
    Điểm thành tích:
    48
    Ðề: Em hay cáu gắt với con.Làm gì để giảm bớt tính nóng đây các mẹ.

    quan trọng là k đc mất bình tĩnh, bản chất con người rồi, cũng khó thay đổi lắm ạ, chỉ là khắc phục đc chút nào hay chút đây thôi ạ
     
  7. menghe2210

    menghe2210 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    27/12/2013
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    62
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Em hay cáu gắt với con.Làm gì để giảm bớt tính nóng đây các mẹ.

    Mẹ nó rất tuyệt vời đấy ạ. Em phải học hỏi tính cách của mẹ nó mới đc. Em cũng rất nóng tính
     
  8. mecuaembon

    mecuaembon Thành viên tích cực

    Tham gia:
    31/12/2014
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    38
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Em hay cáu gắt với con.Làm gì để giảm bớt tính nóng đây các mẹ.

    Hoặc mẹ nó có thể tìm đến một BS tâm lý, họ sẽ có cách giúp giảm sự nóng giận, cáu gắt với con.
     
  9. tuansinh

    tuansinh THỜI TRANG THIẾT KẾ STELLA

    Tham gia:
    22/9/2012
    Bài viết:
    1,876
    Đã được thích:
    228
    Điểm thành tích:
    153
    Em tự nhắc nhở bản thân mình là hải kiềm chế nhưng mà lúc nóng lên rồi thì thật sự không thể nào kiềm chế được
     
  10. In.Zuzu

    In.Zuzu Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    10/12/2014
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Em hay cáu gắt với con.Làm gì để giảm bớt tính nóng đây các mẹ.

    Các mẹ mà không kiềm chế nổi cảm xúc, sự tức giận của mình thì nên đi gặp Chuyên gia tâm lý để họ tháo gỡ những khó khăn và hướng dẫn đưa phương pháp cho cha mẹ.
     
  11. sea031282

    sea031282 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/2/2014
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Em hay cáu gắt với con.Làm gì để giảm bớt tính nóng đây các mẹ.

    em nên xem các hướng dẫn trên mạng hoặc học các khóa đào tạo chăm sóc trẻ. Lúc đó em sẽ có tính kiên nhẫn với con hơn. Không nên cáu vì mình sẽ hình thành thói xấu cho trẻ mà chính mình không gương mẫu.
     
  12. thuybaby88

    thuybaby88 CĐT GOLDMARK CITY 136 Hồ Tùng Mậu

    Tham gia:
    8/8/2011
    Bài viết:
    3,828
    Đã được thích:
    719
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Em hay cáu gắt với con.Làm gì để giảm bớt tính nóng đây các mẹ.

    vâng, đọc topic của mn em thấy bóng dáng mình trong ý :)). biết là ko tốt nhưng lắm lúc bực lắm các mẹ ạ, chả kiềm chế dc
     
  13. bkv

    bkv Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    9/9/2011
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Em hay cáu gắt với con.Làm gì để giảm bớt tính nóng đây các mẹ.

    M trước ngày nào cũng mắng con, thậm chí đánh vì bé hư và lì. Có thời gian con chỉ theo bố mà ko chịu theo mẹ. Lần trước m có tham gia khóa : Kỷ luật ko nước mắt. Phải coi triết lý từ chối bạo lực là lối sống. M cũng cố gắng hạn chế đánh mắng. Tuy ko dc 100%, con trai giờ vẫn nghịch ngợm nhưng theo mẹ. Ngọng ngịu nói : yêu mẹ. hihi
     
  14. In.Zuzu

    In.Zuzu Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    10/12/2014
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Em hay cáu gắt với con.Làm gì để giảm bớt tính nóng đây các mẹ.

    MOng là bài viết này sẽ giúp mẹ 1 phần nào đó nhé!

    Cha mẹ làm gì để giảm áp lực trong cuộc sống

    Dù bạn là một người mẹ đơn thân hay cặp vợ chồng đã kết hôn thì bạn vẫn phải có những trách nhiệm kể cả khi một người cha người mẹ có đầy áp lực. Nó sẽ trở thành quá stress khi cha mẹ không còn năng lượng, sự nhiệt huyết và niềm vui và nó có thể cũng sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe tâm sinh lý của bạn. Để giảm áp lực của việc làm cha làm mẹ bằng cách dành thời cho bản thân, phát triển những mạng lưới hỗ trợ và tạo ra những lợi ích của những công cụ giảm áp lực.
    Phương pháp 1: Dành thời gian cho bản thân

    1. Học cách nói KHÔNG:
    Lựa chọn những công việc mà bạn có thể làm thay vì bạn làm tất cả công việc đó. Cũng như bạn nên hạn chế những hoạt động của các con. Trẻ em có xu hướng vượt quá những thời gian biểu được đặt ra trong một ngày, điều đó có thể làm tăng áp lực của chúng cũng như cả bạn. Thay vì chơi 3 môn thể thao trong một mùa thì hãy yêu cầu chúng chọn 1 môn thể thao hay một hoạt động nào đó để chúng tham gia.

    2. Hãy cho mình một khoảng riêng tư
    Nếu như bạn là một người cha người mẹ mà đang phải làm việc thì đảm bảo thời gian bữa trưa của mình và dành chút thời gian để đọc sách, đi bộ hay làm một điều gì đó mà bạn thích. Nếu bạn chỉ nội trợ ở nhà và ở cùng với các con cả ngày thì dành thời gian ngủ trưa cho chính mình.

    3. Thân thiết với chồng hay vợ của bạn
    Nếu bạn đã kết hôn hay đang trong một mối quan hệ thì một nửa khác của bạn cũng cảm thấy áp lực của việc làm cha làm mẹ. Lập kế hoạch hẹn hò vào buổi tối một lần một tuần, hoặc nếu bạn không thể ra ngoài, cũng có thể xem tivi cùng nhau khi mà lũ trẻ đã đi ngủ.

    4. Ngủ đủ giấc
    Ngủ 8 tiếng một đêm có lẽ là tốt nhất, không ngủ đủ giấc có tăng mức độ stress của bạn lên. Vì vậy bạn nên lập khung thời gian đi ngủ cho bọn trẻ và chính mình.

    Phương pháp 2: Phát triển mạng lưới hỗ trợ

    1. Gọi điện cho bạn bè hoặc người thân trong gia đình nhờ sự giúp đỡ
    Không chỉ họ chỉ giúp bạn trông con mà họ có thể là những người lắng nghe bạn cực tốt.

    2. Lập các cuộc hẹn
    Có những buổi hội họp các gia đình cùng với các bố mẹ khác mà có con cái thân thiết trong cùng độ tuổi với con mình. Xã hội hóa sẽ tốt cho cả bạn và con bạn. Hãy chia sẻ những bí mật trong việc kiểm soát áp lực của mình. Tất cả các bố mẹ cảm thấy nhiều loại của sự áp lực, từ đó có thể đưa ra có ý kiến cho người khác về việc giảm những ảnh hưởng của áp lực trong cuộc sống của họ.

    3. Thuê người giúp việc mà bạn đáng tin cậy
    Liệu bạn có muốn đi mua sắm, đi tập yoga hoặc dành buổi tối lãng mạn với chồng/vợ mình thì hãy thuê một người giúp việc để trông con bạn nhưng họ phải đáng tin. Điều đó cũng sẽ giúp bạn giảm áp lực cho cha mẹ.

    4. Tham gia có nhóm cộng động
    Có nhiều nhóm cộng đồng ở khu vực nhà mình phù hợp từng cha mẹ. Điều này đặc biệt sẽ giúp được nhiều cho các mẹ đơn thân hoặc cha mẹ mà có con có vấn đề về sức khỏe như hộ chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc tự kỷ.

    Phương pháp 3: Sử dụng các biện pháp giảm áp lực

    1. Những bài tập kết hợp trong ngày
    Đi bộ, tập yoga, bơi hoặc chơi thể thao như tennis, tập thể dục có thể làm giảm stress của bạn và giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng ượng và tinh thần tích cực. Liên quan tới con bạn trong bài tập khi bạn có thể. Chúng sẽ làm giống bạn và đưa cho bạn khoảng thời gian của gia đình mà mọi người cùng hưởng thụ và có nhiều lợi ích từ việc đó.

    2. Viết ra tất cả bất cứ khi nào bạn có thể
    Trì hoãn, vội vã hay quên là tất cả những triệu chứng của việc căng thẳng, đặc biệt là các cha mẹ. Viết tất cả những cuộc hẹn và thời gian biểu của bạn hoặc lập kế hoạch ngay trên điện thoại smartphone. Ôn tập lai vào tối chủ nhật rảnh rỗi để biết được cái gì đang diễn ra. Những việc làm vào ngày hôm sau thì nên chuẩn bị từ tối hôm trước. Lựa chọn quần áo mà bạn và con bạn mặc vào ngày mai, làm bữa trưa và bữa sáng đặt trên bàn.

    3. Giữ những hành vi cư xử nhất quán và kỷ luật
    Bạn sẽ cảm thấy ít căng thẳng hơn khi con bạn biết chính xác điều mà bạn đang mong đợi ở chúng và chính xác cái mà chúng sẽ nhận được nếu chúng phạm lỗi.

    4. Chọn lựa trận đấu của bạn
    Đấu tranh với những đứa trẻ có thể rất áp lực, vì vậy quyết định cái nào đáng phải đấu tranh. Ví dụ, đấu tranh với cô bé 4 tuổi về mong ước của cô ấy để mặc một bộ quần áo Halloween vào tháng 7 có lẽ không đáng để bạn phải tạo ra căng thẳng cho mình.

    5. Tạo một thói quen
    Tạo lập cho trẻ một thói quen khiêm khắc mỗi ngày để chúng cảm thấy an toàn và bạn không cảm thấy lo lắng. Biết những cái để mong dợi có thể giữ cho mọi người thoải mái và tập trung mỗi ngày.

    Source: wedowegood
     
  15. dophuong8061

    dophuong8061 Tinh nghệ vàng,đen. 500k

    Tham gia:
    24/1/2014
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Em hay cáu gắt với con.Làm gì để giảm bớt tính nóng đây các mẹ.

    mình cũng có con gái lên 4, cũng rất nghịch và khó cho ăn, nhất là vào buổi sáng chuẩn bị cho bé đi học, nên cũng hay quát mắng, thậm chí còn đánh con, con mình còn hay bị trớ, ko biết có mẹ nào có giải pháp gì để hạn chế việc con bị trớ, mình vẫn cho con ăn cháo không biết ăn cháo lâu có ảnh hưởng gì đến chế độ ăn cơm sau này của con không, mong các mẹ có khinh nghiệm tư vấn.
     
  16. xuancuongk

    xuancuongk Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    4/2/2012
    Bài viết:
    5,915
    Đã được thích:
    1,148
    Điểm thành tích:
    823
    Hic.lâu em không vào top này. Nay đọc mới biết các mẹ chỉ bảo nhiều quá, đúng là em sai thật rồi...em đáng bị mắng nhiều hơn nữa. Các mẹ mắng em nhiều hơn nữa để em bớt tính nóng các mẹ nhé. Nghi tới con "sáng nào ngủ dậy mẹ cũng hỏi con lúc con còn đang ngủ. Hỏi con có yêu mẹ không?con mắt vẫn nhắm , mồm bảo con có, con yêu mẹ" thấy trẻ con thật ngây thơ.mà sao nhiều khi lại mắng con cơ chứ. Cố gắng sửa thôi, sửa đi thôi.
     
  17. tkkh

    tkkh Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    8/3/2013
    Bài viết:
    7,940
    Đã được thích:
    1,081
    Điểm thành tích:
    773
    Nếu con sai thì vẫn nên bị mắng, nhưng đừng vì mẹ tức giận gì mà đổ lên đầu con, tội nghiệp
     
  18. hieupede

    hieupede

    Tham gia:
    5/4/2013
    Bài viết:
    10,963
    Đã được thích:
    2,087
    Điểm thành tích:
    913
    biết là ko nên, nhưng nhiều lúc chả kìm đc cơn nóng :(
     
  19. xuancuongk

    xuancuongk Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    4/2/2012
    Bài viết:
    5,915
    Đã được thích:
    1,148
    Điểm thành tích:
    823
    Vâng. Nhiều lúc em không kiềm chế được. Em biết em sai mà em chưa sửa được ấy ạ. Nhưng bé nhà em thì yêu mẹ lắm, đi đâu cũng chỉ đòi mẹ đi cùng. Ở nhà chỉ có mẹ là hay trò chuyện tâm sự với con nên con chỉ thích nói chuyện với mẹ, cái gì cũng mách mẹ.hi,chứ bố thì thuộc tuýp ít nói. Em sẽ cố gắng sửa tính nóng để làm bạn. Với con tốt hơn.
     
  20. maithanhthuy132th

    maithanhthuy132th Thành viên tích cực

    Tham gia:
    21/12/2012
    Bài viết:
    615
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    83
    Mình cũng vậy.. mắng xong rồi. hối hận lắm. nhưng mà chẳng thu lại được và lần sau lại tiếp diễn
     

Chia sẻ trang này