gấp lắm ạ

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi GA TRONG, 25/1/2007.

  1. GA TRONG

    GA TRONG Thành viên mới

    Tham gia:
    22/1/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    các mẹ ơi bé nhà em 15 tháng mà mấy hôm nay bị ốm bà chiều quá nên hơi ngang bượng cháu cứ đòi gì mà không cho là ngồi phệt xuống đất, vùng vằn tay chân mồm thì hét toáng ai bế cũng không cho, kiểu nằm vạ ậy em nói nhỏ nhẹ mà cháu không chịu nghe , đánh thì em nghĩ không phải là phương pháp tốt ai có cao kiến gì chỉ em với:(
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi GA TRONG
    Đang tải...


  2. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Nếu bạn có đủ dũng cảm để tỉnh bơ trước việc ăn vạn của cháu vài lần thì chắc là cháu sẽ phải đưa ra chiêu khác thôi - Không những tỉnh bơ, mà bạn sẽ cất món đồ cháu đòi đi ,rồi lôi ra một thứ đồ chơi nào đó, và chơi với người trong nhà ( bố - mẹ anh chị của cháu ...) để cháu phải chú ý đến và sẽ từ từ giảm các hành vi chống đối để đến chơi cùng, lúc đó bạn cứ tự nhiên cho cháu tham gia như không hề có chuyện gì đã xảy ra ( việc ăn vạ coi như không có - không cần thuyết cho cháu là con không nên ăn vạ nữa, ăn vạ xấu lắm, hay lại lêu lêu cháu ...)
    Tóm lại, bạn thi hành chính sách ba không: không nghe, không thấy và không nói về chuyện ăn vạ của cháu ( độ chục lần !!!!) thì điều đó sẽ trôi vào quên lãng thôi !
    Spam tí : Mà bạn là mẹ hay là bố vậy ?
     
  3. taomeo

    taomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/11/2005
    Bài viết:
    1,521
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    48
    Cảm ơn bác Lê Khanh, con em cũng tình trạng vậy ạ nhưng em không đủ kiên trì để thực hiện 3không, đôi khi em cũng kiên trì "mặc kệ" nhưng nhà đông người bố cũng kệ thì thể nào bà hoặc bác lại ra bế ạ, nếu có mỗi 2 mẹ con thì có khi em thấy nó ăn vạ lâu quá, khóc hết nước mắt, khản cả tiếng hoặc giả là cố tình ê a chờ mẹ nói 1 câu là im luôn,nếu mẹ không đón thì thể nào cũng vẫn kéo dài điệp khúc ăn vạ.

    Bác Khanh cho em hỏi tiếp là con em rất sợ tiếng động ạ, nhà em thì đổ tại là do bố mẹ hay quát con nên nó ảnh hưởng thần kinh, em thì thấy là em cũng không quát nhiều đến mức vậy ạ. Mỗi lần bố hút bụi là mẹ phải bế hoặc cháu bám chặt ai đấy không chịu ngồi 1 mình, hoặc nghe tiếng khoan cắt bê tông thì hớt hải mặt mũi xanh xám khóc hét lên, bám chặt bố mẹ. ví dụ cháu đang ngồi với em và bố cháu ở ngoài cầu thang hoặc trên gác, em nhẹ nhàng gọi "anh ơi, lấy cho em...." là cháu đang ngồi chơi cũng hớt hải ôm chầm lấy mẹ và khóc thét, hôm rồi bố cháu gọi với xuống nhà bảo bà cầm hộ hộp sữa thì đang trên dường khót thét lao xuống đất tím hêt mặt mũi lại, mà gọi nhẹ nhàng cố tình đánh động cho cháu biết đấy ạ .. nhiều khi em tập cho cháu bằng cách là đang ngòi chơi với cháu nhưng cũng vẫn gọi nhẹ nhàng "anh ơi, bố ơi... trước để cháu quen nhưng đến khi em gọi thật là cháu ôm chầm lấy khóc thét, em không hiểu phải làm thế nào cả:confused:
     
  4. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Về việc dỗ con, thì mình cũng không cần phải làm lơ lâu quá, khi nào thấy trẻ "xuống nước" hay im lặng, là mình có thể đến để trò chuyện, bế ẵm - nhưng hãy làm một cách tự nhiên và bầy ra 1 trò gì đó để trẻ quên mất mục đích của mình ( ăn vạ để đòi cái gì đó ) -
    Còn trẻ sợ tiếng động thì có thể do bản tính nhút nhát hay thần kinh yếu - có thể tập bằng cách cho cháu chơi những đồ chơi phát ra tiếng động ( lục lac, bộ gõ xylophone , trống cơm ...) chơi trò ú òa ( che mặt rồi lộ ra ) khi kể chuyện cho trẻ nghe nên minh họa bằng những âm thanh , ví dụ : con hổ gặp chú thỏ nó gầm lên .... ( sư tử Hà Đông còn gầm hơn thế nữa ) ...
    Tóm lại, cho trẻ tập quen với những tiếng đông qua đồ vật, trò chơi từ nhẹ đến mạnh, từ đều đều đến bất ngờ ... và khi cháu tỏ ra sợ hãi thì cũng bình tĩnh và nhẹ nhàng vỗ về, hướng sự chú ý của cháu sang chuyện khác - Đừng quan trọng hóa sự sợ hãi của cháu - dần dần cháu sẽ giảm bớt -
    ( hỏi nhỏ : Thế mẹ cháu khi gặp chuột hay dán có hét ầm lên không vậy ? )
     

Chia sẻ trang này