Giá gas tăng vọt, dân phát hoảng tính kế tiết kiệm

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi webmaster, 2/3/2012.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Sáng nay, thay bình gas, nghe nhân viên báo giá gần 500.000 đồng, chị Nga (Cầu Diễn, Hà Nội) choáng váng. Chị nghĩ ngay tới việc sắm thêm một chiếc bếp than tổ ong cho đỡ tốn.

    Nhà có 5 người, ngoài hai vợ chồng cùng con nhỏ và cô em gái đang học đại học còn có thêm người giúp việc nên ngày nào nhà chị Nga cũng nấu ăn 3 bữa, cộng thêm ninh xương, nấu cháo... nên chưa đầy tháng là đun hết một bình gas.

    "Giá gas như bây giờ thì tính ra mỗi ngày nhà mình tốn 30.000 đồng tiền nhiên liệu, cộng với tiền thực phẩm nữa thì ăn uống quá 'chát'", chị Nga bày tỏ.

    Để tiết kiệm, chị Nga tính mua một bếp than tổ ong về dùng, nhưng lại băn khoăn vì sợ khí độc ảnh hưởng tới cậu con trai chưa đầy tuổi. "Trước mắt mình sẽ phải đầu tư chiếc nồi áp suất về ninh xương, cháo cho con, rồi nhắc mọi người trong nhà đun nấu gì cũng phải để ý cho đỡ tốn", chị Nga nói.

    [​IMG]
    Một gia đình ở Cầu Diễn, Hà Nội, đã sử dụng bếp than thổi điện thay cho bếp gas để tiết kiệm chi phí. Ảnh: Minh Thùy.

    Từ ngày 1/3, giá nhiên liệu đốt tiếp tục tăng thêm 52.000 đồng mỗi bình 12 kg, nâng giá giá bán lẻ lên 470.000 đến gần 500.000 đồng. Đây là lần thứ ba giá gas tăng kể từ đầu năm. Trước đó, vào tháng 1, giá gas đã tăng 24.000 đồng mỗi bình 12 kg, và tiếp tục nâng lên 8.000 đồng sau vài ngày. Đến đầu tháng 2, giá gas lại cao thêm 42.000 đồng nữa.

    Trước mức tăng chóng mặt này, nhiều gia đình không khỏi xót xa và nghĩ đến việc sử dụng các nhiên liệu thay thế để tiết kiệm chi phí.

    "Nhà tôi vừa xây thêm bệ chuyên đun bếp củi ngoài vườn, chứ giá gas cao thế này đun xót ruột lắm", bác Cấn Thị Thu (Phúc Thọ, Hà Nội) kể.

    Vài năm trước, có ít tiền dành dụm, cộng với bán bớt đất, vợ chồng bác xây được căn nhà hai tầng và chuyển sang dùng bếp gas, thay cho rơm, củi. Thế nhưng, dịp này, thấy chi phí đun nấu quá cao, chưa đầy hai tháng đã tốn nửa triệu đồng nên bác Thu bàn với chồng quây lại một khoảnh ngoài mảnh vườn nhỏ để đun củi.

    "Rõ là đun gas thì sạch sẽ tiện lợi hơn nhiều đấy, nhưng không kham được, mà lại chả dám nấu các món cần đun lâu. Nhóm củi thì lích kích hơn, lại nhọ nhem nhưng tiết kiệm được khối", bác Thu nói.

    Bác cho biết, cô con gái đang sống ở Hà Nội cũng vừa gọi điện về nhờ mẹ mua giúp một chiếc bếp than dùng quạt thổi ở quê gửi xuống để dùng. "Vợ chồng nó vẫn phải thuê nhà, lại có con nhỏ, đun gas thì tốn, mà đun củi không được vì chỗ ở chật hẹp", bác Thu giải thích.

    Trên các diễn đàn mạng, chủ đề giá gas tăng cũng được nhiều người bán tán. Không ít chị em còn hỏi nhau kinh nghiệm dùng bếp từ, bếp hồng ngoại, bếp điện xem chi phí có rẻ hơn không để cân nhắc.

    "Mình đã sắm một chiếc bếp từ về dùng vì nghĩ chắc chắn tháng không thể hết 500.000 đồng như đun gas, nhưng vẫn lăn tăn vì nghe nói giá điện cũng nhấp nhổm tăng", chị Trúc (Đại Mỗ, Hà Nội) nói.

    Chị Trúc cho biết, ban đầu chị cũng nghĩ tới phương án dùng than tổ ong nhưng thấy không khả thi vì "cả hai vợ chồng đều đi làm cả ngày, nếu nhóm bếp từ sáng thì lại tốn thêm một viên than ủ chiều mới dùng tiếp được, cộng với tiền điện mồi".

    Chia sẻ "sáng kiến" tiết kiệm một người đưa lời khuyên: "Các mẹ nên mua một bếp từ có kèm nồi lẩu, món nào cần nấu nhiều nước, cần sôi nhanh thì cho lên bếp này, món nào cần rim nhỏ lửa thì cũng đun bếp từ cho sôi rồi chuyển sang bếp ga mức lửa nhỏ nhất". Chị cho biết, nhờ làm cách này mà thay vì mỗi tháng hết một bình gas thì hai tháng nay nhà chị vẫn chưa phải đổi bình mới.

    [​IMG]
    Nhiều chủ quán ăn cũng méo mặt khi giá gas tăng và tính đến nước tăng giá suất ăn vì không thể dùng nhiên liệu thay thế. Ảnh: Minh Thùy.

    Giá gas tăng, các nhiên liệu rẻ tiền hơn được nhiều người tìm mua. Theo lời nhân viên một cơ sở kinh doanh than sạch tại Nghi Tàm, Hà Nội, thì từ đầu năm đến nay, mỗi ngày đơn vị này tiêu thụ gần nghìn viên than, gấp đôi so với cuối năm ngoái.

    "Nhiều người ngại ô nhiễm, khói độc từ than truyền thống, nên dù giá than sạch cao hơn gấp vài lần thì họ vẫn tìm mua vì so với các nhiên liệu khác vẫn rẻ hơn", anh này cho biết.

    Không chỉ ở Hà Nội, tại TP HCM, để đối phó với việc tăng giá gas, nhiều gia đình cũng đã tính đến việc thay thế bằng các loại nguyên liệu khác với chi phí mềm hơn.

    Chị Thanh (quận 10, TP HCM) cho biết, ngay từ đầu tháng 2, khi thấy giá gas “nhảy múa”, chị đã sắm một chiếc bếp từ để nấu phụ trợ, chỉ dùng bếp gas khi cần chế biến nhanh. “Mặc dù hơi lích kích nhưng tính ra tiết kiệm được 30- 40% chi phí”, chị Thanh kể.

    Sáng nay giá các loại bình gas mini cũng được điều chỉnh tăng thêm từ 500 đến 1.000 đồng, nâng giá bán lẻ lên từ 6.500 đến 7.000 đồng một bình. Nhiều sinh viên và công nhân nghèo đang dùng loại bếp này đành tận dụng luôn nồi cơm điện để xào nấu thức ăn theo kiểu “tất cả trong một”.

    “Em lấy đũa chèn vào nút bật của nồi cơm điện cho nó luôn ở chế độ ‘cook’ để xào rau, nấu canh, nấu nước xong đâu đó rồi mới nấu cơm. Cũng chưa biết phí tiền điện tháng này sẽ tăng bao nhiêu nhưng trước mắt tiết kiệm được tiền đổi gas là mừng rồi”, Hiền, sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM bộc bạch.

    Một số chủ cửa hàng ăn uống tại TP HCM cho biết, khi giá gas tăng họ không thể dùng nguyên liệu khác thay thế mà đành phải điều chỉnh tăng giá thức ăn để bù lại.

    Thay một bình gas 12 kg sáng nay, anh Hoàng (chủ tiệm cơm tấm Phú Quý) bất ngờ khi được thông báo giá 472.000 đồng, tăng hơn 50.000 đồng so với tuần trước. Thở dài, anh Hoàng quay sang báo với thực khách khả năng từ ngày mai quán sẽ tăng thêm 1.000 đồng một đĩa cơm để bù vào khoản chi phí nguyên liệu.

    “Mỗi lần điều chỉnh tăng giá cơm cũng phải đắn đo lắm vì sợ mất khách, nhưng tình hình này chẳng còn cách nào khác. Tôi chỉ sợ giá gas tăng sẽ kéo giá thực phẩm tăng theo thì buôn bán chẳng còn lời”, anh Hoàng phân trần.

    Theo bà Nguyễn Thị Định, Phòng an toàn chất lượng, Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc, để tiết kiệm gas khi đun nấu, cần lưu ý:

    - Cung cấp đủ oxy để gas cháy hết, ngọn lửa có màu xanh, nếu gas không cháy hết sẽ tạo thành muội đen ở đáy nồi. Việc này phải do nhân viên công ty gas thực hiện, điều chỉnh cửa gió đủ rộng ở bếp khi tiến hành thay bình gas mới.

    - Để lửa cháy vừa đủ diện tích đáy nồi, không để lửa cháy lớn hơn, vừa hao gas vừa không có tác dụng đun nhanh.

    - Khi thức ăn sôi, vặn nhỏ lửa để không tràn thức ăn ra bếp vì thực phẩm tràn ra có thể bịt kín các đầu đốt của ngọn lửa.

    Minh Thùy - Thi Ngoan
    Nguồn: VnExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. Somewhere

    Somewhere Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    24/2/2012
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Giá gas tăng vọt, dân phát hoảng tính kế tiết kiệm

    NHà mình giờ chuyển sang dùng bếp than rồi. dùng gas ít thôi, k thì sẽ rất tốn kém, sống trong thời bão giá thì phải tìm mọi cách để tiết kiệm
     
  3. UCHIN

    UCHIN Yêu Uchin nhất .

    Tham gia:
    5/9/2011
    Bài viết:
    8,737
    Đã được thích:
    2,061
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Giá gas tăng vọt, dân phát hoảng tính kế tiết kiệm

    Nhà em đun mỗi buổi tối nên vẫn dùng gas. Chủ nhật em đi chợ mua nhiều món ninh hoặc kho thì em cho lên bếp than tổ ong. Tranh thủ đun để tủ lạnh ăn dần. Đun nước sôi để tắm nữa. Phải tiết kiệm thui.
     

Chia sẻ trang này