Giá trị cuộc sống

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi Ansinhpc, 18/2/2013.

  1. Ansinhpc

    Ansinhpc Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/11/2011
    Bài viết:
    1,307
    Đã được thích:
    410
    Điểm thành tích:
    123
    [h=2]Có đôi khi, bạn mải mê sống gấp mà quên đi những điều vốn nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa vô cùng lớn lao...[/h]
    [​IMG]

    1. Người phụ nữ quét dọn


    Trong tháng thứ hai học tại trường y tá, giáo sư giao cho chúng tôi một bài kiểm tra đột xuất. Là một sinh viên chăm chỉ, tôi dễ dàng giải quyết xong các câu hỏi, nhưng mọi việc không còn suôn sẻ ở câu hỏi cuối cùng: “Em hãy cho biết tên của người phụ nữ vẫn quét dọn trong trường là gì?”. Hẳn đây chỉ là trò đùa cho vui. Tôi đã gặp người phụ nữ đó rất nhiều lần. Cô ấy cao, tóc đen, khoảng chừng 50 tuổi, nhưng ai mà nhớ được tên cô ấy chứ.

    Tôi nộp bài và bỏ trống câu hỏi cuối. Trước khi lớp học kết thúc, một sinh viên hỏi giáo sư liệu câu hỏi cuối có được tính vào điểm bài thi hay không. “Hiển nhiên rồi,” giáo sư trả lời.

    “Trong sự nghiệp của mình, các bạn sẽ gặp gỡ rất nhiều người. Tất cả họ đều quan trọng. Họ đáng được bạn quan tâm, chú ý, dù cho những gì bạn dành cho họ chỉ là nụ cười và lời chào hỏi”. Tôi sẽ chẳng bao giờ quên bài học đó. Và tôi cũng đã biết được rằng tên người phụ nữ ấy là Dorothy.

    2. Bận

    Thuở xưa, có một người thợ xẻ tới xin việc tại một xưởng mộc, và anh được nhận vào làm. Lương bổng cũng như các điều kiện làm việc ở đây thật tốt. Vì lẽ đó, người thợ xẻ gỗ xác định, anh phải làm việc hết sức mình. Người chủ xưởng đưa cho anh một cái rìu và chỉ cho anh khu vực làm việc.

    Ngày đầu tiên, người thợ xẻ hạ được 18 cây. “Tuyệt quá,” ông chủ xưởng khen ngợi, “Cứ tiếp tục thế nhé!”. Phấn khởi trước lời khen của ông chủ, ngày hôm sau, người thợ xẻ làm việc chăm chỉ hơn, nhưng dù thế, anh cũng chỉ hạ được 15 cây.

    Ngày thứ 3, anh làm việc chăm chỉ hơn nữa, nhưng rồi anh cũng chỉ hạ được 10 cây.

    Ngày kế ngày trôi qua, số lượng cây anh hạ được ngày một ít đi. “Có lẽ mình đang ngày càng kiệt sức rồi”, người thợ xẻ nghĩ.

    Anh tới gặp ông chủ và xin lỗi, anh nói không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Ông chủ xưởng mộc hỏi anh: “Lần gần đây nhất anh mài lại rìu là hôm nào?”. “Mài ư? Tôi chẳng còn thời gian mà mài nữa. Tôi còn mải bận hạ cây mà…”.



    Đỗ Dương
    Theo Feelmotivated


    http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/gia-tri-cuoc-song-524101.htm
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Ansinhpc
    Đang tải...


  2. Ansinhpc

    Ansinhpc Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/11/2011
    Bài viết:
    1,307
    Đã được thích:
    410
    Điểm thành tích:
    123
    Tư duy tích cực - Nhìn nhận cuộc sống!!!

    Tư duy là thứ duy nhất mà con người có thể làm chủ hoàn toàn. Nguyên Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela vẫn cảm thấy tự do suốt quãng thời gian 27 năm dài sống trong phòng biệt giam trên một hòn đảo, nhờ đó ông vẫn giữ vững được tinh thần đấu tranh dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Trong khi đó thì nhiều người hoàn toàn tự do về thể xác, nhưng lai mất tự do về tinh thần, vì những lo sợ, ganh ghét, thù hằng, thất vọng triền miên hay bị điều khiển bởi suy nghĩ của người khác. Khi chỉ chú tâm vào những gì ngoài tầm kiểm soát được thì suy nghĩ của con người trở nên tiêu cực, cuộc sống sẽ đi đến chỗ bế tắt.


    Tư duy chỉ đạo hành động và hành động quyết định kết quả của cuộc đời. Đó là quy luật “nhân nào quả đó” trong cuộc sống. Nhà thơ, nhà cải cách Scotland Samuel Smiles thể hiện điều đó bằng đoạn thơ sau:


    "Gieo suy nghĩ, gặt hành động
    Gieo hành động, gặt thói quen
    Gieo thói quen, gặt tính cách
    Gieo tính cách, gặt số phận."


    Nếu những gì chúng ta nghĩ đều là niềm vui thì chúng ta sẽ có niềm vui. Nếu những gì chúng ta nghĩ đều là những chuyện bi thương, thì tinh thần chúng ta sẽ suy sụp. Nếu chúng ta nghĩ đến tình huống sợ hãi, chúng ta sẽ sợ hãi. Nếu chúng ta nghĩ mình thất bại, thì sẽ thất bại. Đó là một chân lý rất đơn giản trong cuộc sống. Vậy hãy chọn: một là tư duy tích cực để điều khiển cuộc sống theo hướng tốt đẹp; hai là để tâm trạng tiêu cực điều khiểu cuộc sống của mình.


    Nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, tác giả người Mỹ, Willie Nelson chỉ ra: “Một khi bạn thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực, bạn sẽ bắt đầu nhận được những kết quả tích cực”. Thế nhưng con người thường vô tình hướng suy nghĩ vào những điều mình không mong muốn, đó là điều cần cảnh giác với bản thân. Trong mọi hoàn cảnh, hãy giữ cho mình tập trung càng nhiều càng tốt vào điều đúng đắn, tích cực, tốt đẹp mà mình mong muốn, chứ không phải điều không mong muốn. Một khi suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong tâm trí, hãy sớm đoạn tuyệt với nó. Việc tập trung vào những điều tốt đẹp và tích cực, sẽ giúp ta thu hút được thêm nhiều điều tích cực và tốt đẹp trong cuộc sống.


    TS. Norman Vincent Peale – người khởi xướng học thuyết “Suy nghĩ tích cực” nhận thấy: “Người nào gởi đi những suy nghĩ tích cực sẽ kích hoạt thế giới quanh anh ta trở nên tích cực, và anh ta cũng sẽ nhận lại những kết quả tích cực”. Khi cảm thấy hào hứng, nhiệt tình, đam mê, hạnh phúc, con người sẽ phát đi những năng lượng tích cực, ngược lại, nếu chán nản, buồn bã, tuyệt vọng, căng thẳng, giận dữ, sẽ phát đi những năng lượng tiêu cực. Con người thường có xu hướng tìm và gắn kết với những người cùng suy nghĩ, sở thích, lối sống, chí hướng. Vì vậy khi thay đổi tư duy theo chiều hướng tích cực, con người sẽ có thêm sức mạnh, động lực trong cuộc sống từ những người có cùng suy nghĩ, chí hướng. Đó là quy luật hấp dẫn trong quan hệ con người.


    Người tư duy tích cực có tâm thần khỏe mạnh, vui vẻ, yêu đời, khó bị tress hay khủng hoảng tinh thần. Ngay cả khi trải qua vô số lần thất bại, nhà phát minh, sáng chế vĩ đại Thomas Edison vẫn giữ cho mình tư duy tích cực đáng khâm phục, ông cho rằng:“Trong đời mình tôi chưa bao giờ phải làm việc một ngày nào. Vì ngày nào cũng đầy niềm vui”. Đó là nguồn động lực đã mang đến cho ông 1093 bằng phát minh, sáng chế.


    Hãy nhìn nhận lại chiều hướng tư duy của mình!
     
  3. Ansinhpc

    Ansinhpc Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/11/2011
    Bài viết:
    1,307
    Đã được thích:
    410
    Điểm thành tích:
    123
    Biết chia sẻ với người khác.

    Con người là đông vật xã hội sống trong công đồng. Không ai có thể sống một mình mà không có bất kỳ quan hệ nào với những người khác. Mối quan hệ tốt đẹp và bền vững chỉ có thể có khi có sự tương tác hai chiều. Nếu muốn người khác đối đãi với mình ra sao, quan tâm đến mình thế nào thì phải đối đãi với họ như vậy. Đó là ý nghĩa cốt lõi của câu: “Giúp đỡ người khác cũng chính là giúp đỡ bản thân mình”. Sự quan tâm chia sẻ với nhau là biểu hiện tính người cao nhất.

    Trong cuộc sống ai cũng cần tình thương, sự đồng cảm, cũng muốn có người chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mình. Trong suy nghĩ của một số người, giúp đỡ người khác thì bản thân sẽ bị thiệt. Đó chỉ là cách suy nghĩ hẹp hòi, ích kỷ. Sự chia sẻ thật lòng trong những lúc khó khăn nhất là hành động đáng trân trọng đối với người khác, đồng thời làm cho tâm hồn mình thanh thản, rộng mở. Sự chia sẻ đó không mất đi, mà ít nhất cũng nhận được sự đền đáp xứng đáng bằng sự yêu quý không chỉ của người nhận. Nhà văn, nghệ sĩ Had Bejar có câu đầy ý nghĩa: “Bàn tay biết tặng hoa cho người khác là bàn tay lưu giữ được hương thơm”. Trong cuộc sống, người biết cho đi cũng là người sẽ nhận được nhiều từ cuộc sống. Đó cũng là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công.

    Sự quan tâm, chia sẻ có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quý ở người khác để trân trọng và học tập. Khi cha mẹ chịu hy sinh gian khổ để nuôi nấng con, khi bạn bè, đồng nghiệp sẳn lòng giúp đỡ nhau, cuộc sống của họ trở nên ấm áp, hạnh phúc và có ý nghĩa hơn.

    Cô công nhân trẻ đi làm về muộn bất thường mà trời đang tối dần. Cả nhà rất lo lắng. Khi cô ấy về, người cha hỏi lý do về muộn. Cô ấy trả lời: bạn con bị hỏng xe máy giữa đường, con ở lại để giúp bạn ấy. Người cha ngạc nhiên hỏi: con đâu có biết sửa xe thì giúp thế nào? Cô gái nói: vâng, con không biết sửa xe, nhưng trời sắp tối, con đứng cùng để bạn ấy yên tâm chờ người bạn trai mang dụng cụ đế sửa xe. Cô công nhân trẻ thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ nỗi lo âu sợ hãi với người bạn. Cuộc sống là một hành trình dài, cảnh “xe hỏng” tương tự vẫn thường xảy ra. Sự chia sẻ, cảm thông giúp cho cuộc đời trở nên ấm áp, thanh thản và có ý nghĩa hơn.

    Quan tâm, chia sẻ là thái độ thể hiện sự cảm thông, thiện chí và giúp đỡ đối với người khác, đặc biệt là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Nó là nguồn lực giúp mỗi người vượt qua khó khăn, bất trắc. Diều đó làm cho tình cảm con người trở nên gần gũi, gắn bó hơn, góp phần vào việc phát triển và duy trì mối quan hệ thân thiện, nhân ái.

    Ai cũng cần được cảm thông và và chia sẻ, vì vậy người không biết cảm thông, chia sẻ với người khác là người cô độc trong chính cuộc sống của mình. Nuôi dưỡng một trái tim giàu cảm xúc, sẳn lòng bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ khiến con người cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, đáng yêu hơn. Vậy, đừng từ chối nếu ta vẫn còn cái có thể chia sẻ.

    Hãy biết chia sẻ trong cuộc sống để sống cuộc đời có ý nghĩa hơn.
     
  4. Ansinhpc

    Ansinhpc Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/11/2011
    Bài viết:
    1,307
    Đã được thích:
    410
    Điểm thành tích:
    123
    Chinh phục lòng người.

    Điều khó nhất trong kỹ năng sống là chinh phục lòng người. Để thành công trong cuộc sống bất cứ ai, trong bất cứ lĩnh vực nào cũng cần sự đồng tâm hiệp lực thông qua việc chinh phục lòng nhiều người khác. Một số người có khả năng thuyết phục, thu hút người khác mạnh mẽ thể hiện trong công việc và giao tiếp. Có thể dùng quyền uy, mệnh lệnh, mua chuộc bằng vật chất để sai khiến người, nhưng không thể thu phục lòng người. Có câu: Gươm trần có thể làm người khác sợ, chỉ có tình thương mới chiếm được lòng người. Những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp chinh phục lòng người là: tài năng, đức độ và kỹ năng giao tiếp. Bước đầu tiên là tạo được thiện cảm với người khác.

    Muốn chinh phục người khác cần thể hiện sự chân thành, tấm lòng rộng mở, tôn trọng và quan tâm lắng nghe người khác, lối sống lạc quan, ý chí và mục tiêu rõ ràng. Mặt khác phải hiểu người, biết tìm ra những ưu điểm của người khác để đề cao và không tiếc lời khen ngợi.

    Tìm ra những điểm chung với mình, có thể tính cách, sở thích, những mối quan tâm, để trên cơ sở đó tạo dựng sự đồng thuận, lòng tin. Sẽ chẳng bao giờ thuyết phục được ai, nếu không tạo được lòng tin của họ, vì vậy, việc giữ chữ tín, thực hiện đúng những điều đã hứa, đã cam kết dù nhỏ hay lớn có ý nghĩa rất tích cực. Chỉ cần một hành động hay lời nói không đủ độ tin cậy thì sẽ gây nên sự nghi ngờ khó lòng xóa được. Sự trung thực mang lại cảm giác an toàn, nên tạo được lòng tin của người khác

    Bên cạnh đó cũng cần trang bị cho mình kỹ năng tạo ấn tượng tốt, chiếm cảm tình của người khác bằng những lời lẽ dễ nghe, cử chỉ thân thiện, đúng mực. Nói những lời dễ nghe không phải là những lời nịnh hót, bợ đỡ mà là những lời nói chân thành xuất phát từ trái tim thể hiện sự cảm thong, tình thương, động viên, khích lệ người yếu đuối.

    Không thể chinh phục lòng người bằng thái độ tự cao, khoe khoang. Khi tỏ ra hơn người khác cũng là lúc tự tách mình ra khỏi mọi người. Người khiêm tốn luôn thu hút được cảm tình của người khác.

    Khi biết được điểm mạnh, ưu điểm của người khác thì không tiếc lời khen ngợi một cách chân thành, hợp lúc, hợp nơi, tỏ rõ thiện cảm với những ý tưởng cùng ước vọng của họ. Mọi người đều mong được khen ngợi, được công nhận. Lời khen thực tâm đúng lúc là món quà tặng tốt nhất để xây dựng lòng tin, khơi dậy phẩm chất tốt đẹp của đối tác, gây dựng thiện cảm và mối quan hệ tốt đẹp.

    Biết cho cái nằm trong khả năng của mình và làm cho người khác điều mà chính mình mong muốn cũng là một nghệ thuật chinh phục lòng người. Không sớm thì muộn, người cho sẽ nhận lại được sự đền đáp từ cuộc đời, vì những việc làm tốt để lại dấu ấn dài lâu trong lòng người.

    Chinh phục lòng người không thể bằng chỉ trích, áp đặt, mà phải bằng sự khoan dung và tấm lòng vị tha. Con người không phải là thần thánh, “nhân vô thập toàn”, nên không thể chỉ biết chỉ trích, đòi hỏi, vì điều đó sẽ làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Chỉ có nghiêm khắc với mình, rông lượng với người khác mới có thể xây dựng được mối quan hệ bền chặt.

    Chúng ta vẫn thường tác động đến những người xung quanh bằng cảm xúc và cách ứng xử của mình dù cố tâm hay không chủ ý. Người vui vẻ, lạc quan, trung thực, nhiệt tình, quyết đoán sẽ gây được ảnh hưởng tích cực lên những người xung quanh và truyền cho họ tinh thần lạc quan hăng hái của mình. Khi gieo một ước muốn nào đó vào tâm trí của ai thông qua sự thuyết phục, tiềm năng của người đó sẽ được đánh thức và sức mạnh của họ tăng thêm.

    Kỹ năng chinh phục lòng người là hành trang không thể thiếu trên đường đời.
     
  5. Ansinhpc

    Ansinhpc Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/11/2011
    Bài viết:
    1,307
    Đã được thích:
    410
    Điểm thành tích:
    123
    Đồng cảm và chia sẻ!!!!

    Đồng cảm dựa vào nhận thức về bản thân, hiểu và kiểm soát tốt về cảm xúc của mình, cũng như thấu hiểu cảm xúc và tình cảnh của người khác. Càng nhạy cảm với cảm xúc của mình, càng hiểu rõ cảm xúc của người khác, thì khả năng phát sinh sự đồng cảm và chia sẻ càng cao, triển vọng cải thiện mối quan hệ giữa hai bên càng lớn. Sự đồng cảm thể hiện chất tinh tế trong quan hệ con người, là thành tố thiết yếu của sự hấp dẫn, thu hút sự quan tâm hợp tác, là phẩm chất không thể thiếu của người lãnh đạo, của một tổ chức đoàn kết gắn bó.

    Nhận biết được cảm xúc của người khác bằng trực giác, thông qua các tính hiệu không lời như giọng nói, cử chỉ, biểu hiện của nét mặt, ánh mắt…có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển các mối quan hệ. Người có năng lực hiểu được cảm xúc của người khác qua các tính hiệu không lời là người nhạy cảm và dễ tìm thấy sự đồng cảm, nên cũng dễ thành công trong công việc, trong thương lượng, thuyết phục đối tác. Mối quan hệ tốt không thể thiếu sự đồng cảm, vì vậy cần quan tâm đến cảm xúc của người khác, cảm thông và chia sẻ với họ. Cần nhớ, cảm xúc có tính lan tỏa, vì vậy, muốn động viên người khác, cần thể hiện mạnh mẽ những cảm xúc của mình theo hướng tích cực. Theo John Cacioppo: “Mối quan hệ chiếm vị trí lớn trong cuộc đời, mối quan hệ với những người bạn nhìn thấy từ sáng đến tối, chính là mối quan hệ quan trọng nhất đối với sức khỏe của bạn”.

    Thiếu đồng cảm là thiếu sót nghiêm trọng về trí tuệ cảm xúc, là hạn chế lớn về năng lực xã hội và cả quan hệ gia đình. Thiếu đồng cảm con người dễ vướng vào cái vòng lẩn quẩn chỉ trích, phê phán, khinh miệt, đối đầu nhau. Thái độ đó chẳng những không giải quyết được gì mà còn tự biến mình thành nạn nhân của chính mình. Martin Hoffman cho rằng: “Chính năng lực đồng cảm, đặt mình vào địa vị của người khác đưa người ta đến chỗ tôn trọng một số nguyên tắc đạo đức”. Nơi thiếu vắng sự đồng cảm là nơi dễ phát sinh bất đồng, va chạm, xung đột. Một tổ chức mà các thành viên thiếu sự đồng cảm và chia sẻ với nhau là một tổ chức thiếu sức sống và kém hiệu quả, dễ phát sinh xung đột. Những kẻ thủ ác trong xã hội là những kẻ hoàn toàn không có sự đồng cảm trong cuộc sống.

    Những cơn mưa đầu mùa thường ập đến bất ngờ, nước tuôn xối xả. Hàng hiên nhà người đàn ông đầy ngươi đến trú mưa, ồn ào như chợ vỡ, nhất là cánh bán hàng rong. Ông ta cảm thấy thật bực mình vì cần sự yên tĩnh để làm việc và nghỉ ngơi. Thế nhưng người mẹ thì khác, những lúc ấy bà vui như "cá gặp nước", những kỷ niệm vui buồn ngày xưa với gánh hàng của bà ngày đó như không bao giờ dứt. Có lúc bà còn hào phóng mua hết những thức ăn ế ẩm của họ, dù sau đó không sao dùng hết phải đem cho đi. Khi người con tỏ ý khó chịu, người mẹ chỉ cười buồn bảo: "Những thứ ấy đã một thời nuôi con khôn lớn đó...". Người đàn ông nhớ lại những cơn mưa đầu mùa ngày trước, mẹ gánh hàng về ôm mình khóc, chợt thấy chạnh lòng...

    Đồng cảm tạo sự khoan dung, nhân ái, giúp con người sống thanh thản với sự an lành trong tâm hồn. Đồng cảm cũng là yếu tố quan trọng đưa đến thành công.
     
  6. Ansinhpc

    Ansinhpc Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/11/2011
    Bài viết:
    1,307
    Đã được thích:
    410
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Giá trị cuộc sống

    Thanks mod đã gộp topic giùm em!!!
     

Chia sẻ trang này