Giải Mã Cơn Ho Của Trẻ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Option1 Healthcare, 19/12/2018.

  1. Option1 Healthcare

    Option1 Healthcare Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    5/8/2016
    Bài viết:
    1,613
    Đã được thích:
    182
    Điểm thành tích:
    103
    Tiếng thở khò khè, ho khan hay sâu của trẻ ẩn chứa nhiều thông điệp sức khỏe khác nhau. Khi mà bé không thể tự nói đau ở đâu, vấn đề của cha mẹ là phân biệt các chứng bệnh liên quan để có cách tự xử lý hoặc cấp cứu.

    Ho thực chất là một cách tự vệ của cơ thể, theo giải thích của Giám đốc trung tâm các bệnh truyền nhiễm ở trẻ Nassau County (Mỹ) Howard Balbi. Ho là cách cơ thể làm thông đường hô hấp, tống đờm dãi hoặc thức ăn mắc lại trong cổ họng ra ngoài, không cho nước mũi chảy ngược vào cổ họng. Có hai kiểu ho cho mục đích này:

    - Ho khan: xảy ra khi bé bị lạnh hoặc dị ứng. Kiểu ho này giúp dọn sạch dịch mũi và sự khó chịu từ cổ họng sưng.

    - Ho sâu: bắt nguồn từ một bệnh hô hấp nào đó kèm với sự nhiễm khuẩn. Ho thường đi kèm theo đờm hoặc dịch mũi (chứa cả tế bào bạch huyết chống khuẩn hình thành trong đường thở của trẻ).

    Để giúp bạn phân biệt kiểu ho nào cần theo dõi và kiểu cần xử lý khẩn cấp, trước tiên là cần bình tĩnh, lắng nghe âm thanh cẩn thận và xem xét các chỉ dẫn dưới đây:

    1. Cảm lạnh thường hay cúm?

    kids ho a.jpg

    Những dấu hiệu cho thấy tiếng ho của trẻ là do cảm lạnh gồm:

    - Nghẹt và chảy nước mũi

    - Sưng họng

    - Âm thanh nghe khô khan

    - Các triệu chứng khác: tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh, trẻ có thể có: Nước nhầy rớt, sốt nhẹ về đêm

    + Cách trị: cho trẻ uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Có thể dùng máy làm ẩm khí để giúp bé dễ thở hơn. Cho dù bạn nóng lòng muốn trẻ bớt ho, nên hỏi bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc trị ho cho trẻ.

    Nếu thân nhiệt của trẻ từ 37 độ C trở lên và trông mệt mỏi, nên gọi ngay bác sĩ vì nhiều khả năng bé bị cúm. Nếu trẻ dưới 4 tháng tuổi, gọi bác sĩ ngay nếu sốt. Thậm chí sốt nhẹ cũng nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh.

    2. Bệnh bạch hầu thanh quản

    Bạn sẽ biết ngay bé bị bạch cầu thanh quản khi thấy con thức dậy nửa đêm và ho sâu, khó thở. Bệnh bạch cầu thanh quản thường ảnh hưởng tới trẻ dưới 5 tuổi và bắt đầu bằng hiện tượng cảm lạnh hoặc sổ mũi sáng sớm.

    - Âm thanh giống như ho sâu

    - Các triệu chứng khác: thường là do nhiễm virus. Bệnh bạch cầu thanh quản làm cho niêm mạc khí quản sưng lên và nghẹt đường thở - đó là nguyên nhân vì sao trẻ khó thở. Bạn sẽ nghe thấy tiếng ho đặc kín khi trẻ hít thở vào (không phải lúc thở ra).

    + Cách trị: trước tiên cần làm cho bé bình tâm, sau đó thử áp dụng một trong các cách sau đây để giúp bé dễ thở:

    - Mở vòi hoa sen, đóng cửa nhà tắm và cho bé thở trong không khí đầy hơi nước.

    - Nếu là nửa đêm, đưa bé ra ngoài, không khí ẩm sẽ làm cho con dễ thở hơn.

    - Cho trẻ thở không khí từ máy làm ẩm khí

    Bệch bạch cầu thanh quản sẽ hết trong khoảng 3-4 ngày, nếu không đỡ thì cần gọi bác sĩ.

    kids tee.jpg

    3. Viêm phổi

    Bệnh viêm phổi xảy ra khi phổi bị nhiễm khuẩn hoặc virus do một số bệnh mang lại, kể cả cảm lạnh thường.

    - Tiếng ho nghe sâu và có đờm

    - Các triệu chứng khác: trẻ rất mệt và dễ ho, nhìn mọi thứ đều có sắc xanh và vàng.

    + Cách trị: phụ thuộc vào nguyên nhân là virus hay vi khuẩn, hãy gọi cho bác sĩ nếu bé bị sốt.

    4. Ho gà

    Bệnh thường gặp vào mùa đông, xuân và rất dễ lây. Ho gà có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phế quản - phổi, viêm não, viêm tai giữa..., thậm chí tử vong. Thủ phạm gây bệnh là vi khuẩn ho gà (Hemophyllus pertussis) và các vi khuẩn phó ho gà (H.parapertussis). Trong thời kỳ đầu, bệnh biểu hiện giống như cảm cúm: chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, hắt hơi, đau họng

    Từ giọt nước bọt của người ốm bắn ra khi ho, hắt hơi, nói, vi khuẩn xâm nhập cơ thể trẻ, đến cư trú và phát triển ở khí quản và các phế quản lớn, nhỡ. Tại đây, vi khuẩn gây viêm hoại tử niêm mạc khí quản, phế quản, kích thích bài tiết chất nhày, làm xuất hiện những cơn co thắt phế quản và cơn ho rũ. Độc tố của vi khuẩn cũng ức chế trung tâm hô hấp ở hành tủy, gây ra những cơn ngừng thở.

    - Tiếng ho nghe to và nhanh

    - Các triệu chứng khác: Phù quanh hốc mắt, mặt biến sắc, ho mỗi lúc một tăng dần, ho cả ngày và kéo dài hơn về đêm, uống thuốc giảm ho không đỡ, loét hăm lưỡi, sốt.

    - Cách trị: cho trẻ uống kháng sinh đặc hiệu, nên dùng sớm để rút ngắn thời gian bệnh, giảm lây lan và biến chứng. Phòng ngừa vẫn là biện pháp quan trọng nhất nên phải đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ.

    5. Viêm cuống phổi hay hen suyễn?

    Cảm lạnh, ho và chảy nước mắt nước mũi đều là những dấu hiệu ban đầu của chứng viêm cuống phổi và bệnh hen suyễn, do đó rất khó phân biệt. Thậm chí triệu chứng thở khò khè hoặc co thắt đường thở cũng không hẳn là do hen suyễn.

    Hen suyễn không phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, trừ khi bé bị chàm bội nhiễm (eczema) và có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn trong gia đình.

    Trong trường hợp hen suyễn, trẻ sơ sinh sẽ có thể bắt đầu với:

    - Triệu chứng cảm lạnh

    - Ngứa và chảy nước mắt

    Ngoài ra, bé có thể bị co thắt ngực và cơ hoành. Cần theo dõi nhịp thở của trẻ. Nếu quá nhanh (trên 50 nhịp trong một phút), thì con đang gặp nguy hiểm. Gọi cấp cứu ngay.

    Viêm cuống phổi nhỏ thường gặp vào mùa thu đông và có thể đi kèm:

    - Sốt nhẹ

    - Chán ăn

    - Tiếng ho đi kèm tiếng khò khè

    - Tốt nhất là gọi ngay cho bác sĩ nếu trẻ ho rũ rượi, khó thở và nghiêm trọng hơn sau 1-2 ngày. Trong khi đó, hãy cho bé uống nhiều nước, nghỉ ngơi và dùng máy làm ẩm không khí.

    kids ăb.jpg

    6. Ho do thức ăn

    Miếng cà rốt hay xúc xích nhỏ đôi khi có thể là nguyên nhân gây tắc nghẹt đường thở và gây ho. Khi thấy trẻ tự dưng há hốc miệng hoặc ho trong khi ăn hoặc chơi đồ chơi, hãy tìm thủ phạm ngay trong miệng bé. Thường thì bé có thể ho bật vật lạ ra.

    - Tiếng ho nghe nhỏ. Trẻ có tiếng ho liên tục hoặc thở khò khè nhẹ trong vài ngày mà không thấy sốt hay cảm lạnh. Nếu vật lạ gây tắc nghẽn hoàn thoàn đường thở, trẻ có biểu hiện sau:

    Mệt mỏi rõ rệt

    Thần người ít nói

    Mặt dần nhợt nhạt, tái mét

    Trong trường hợp này, hãy dốc ngược bé và vỗ 5 phát vào lưng ở phần giữa hai vai. Nếu không có hiệu quả, gọi cấp cứu ngay.

    Nếu vật chỉ làm nghẽn một phần, cố giúp bé ho ra: Cho bé hơi cúi đầu xuống, vỗ nhẹ vào lưng

    Nếu bé không thể tự ho bật ra, phải cho chụp x-quang ngay. Bác sĩ có thể chỉ định soi phế quản - một thủ thuật trong đó bệnh nhân được gây mê toàn bộ, và một ống sợi quang nhỏ gắn đầu gắp sẽ được luồn vào đường thở và lấy vật lạ ra.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Option1 Healthcare
    Đang tải...


  2. vachnganvietnam

    vachnganvietnam Quản lý bởi Ms Lan kế toán 0938.123.657

    Tham gia:
    8/6/2017
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nuôi con mới biết lòng cha mẹ, bây giờ con khóc, con ốm đau là lo cả lên đấy. tôi đi công trình nhiều nhưng vẫn nhớ con da diết ! tội nghiệp các mẹ !
     
  3. Vy Thanh Thuy

    Vy Thanh Thuy Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/12/2018
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    làm cha mẹ mỗi lần con trẻ bị ho bệnh tật thì lại lo lắng
     
  4. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    lâu nay mình chỉ để ý đến dinh dưỡng của trẻ, cũng quên mất đề phòng mấy cái này
     
  5. mongmanh1919

    mongmanh1919 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/10/2015
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    Bệnh bạch cầu thanh quản làm cho niêm mạc khí quản sưng lên và nghẹt đường thở - đó là nguyên nhân vì sao trẻ khó thở.
     
  6. rausachcolan

    rausachcolan Thành viên mới

    Tham gia:
    20/6/2016
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8
    cái mùa lạnh lạnh này khổ lắm
     
  7. bichvu2512

    bichvu2512 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/11/2018
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    18
    bé nhà mình cũng hay bị ho lắm
     

Chia sẻ trang này