Thông tin: Giải mã tiếng khóc của trẻ

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi Caphexinghiep2, 18/3/2014.

  1. Caphexinghiep2

    Caphexinghiep2 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/2/2014
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Giải mã tiếng khóc của trẻ

    Với những trẻ chưa biết nói thì tiếng khóc của trẻ chính là muốn gửi đi một thông điệp nào đó. Hiểu được những thông điệp ấy là điều rất quan trọng với bạn, nó sẽ giúp bạn biết cách “trả lời” trẻ sao cho phù hợp. Vậy những thông điệp đó có thể là gì?

    1. Tiếng khóc sinh lý

    Nếu quan sát và nhận thấy rằng trẻ khóc “ngon lành” theo bản năng thì bạn không nên lo lằng vì theo y học đó là tiếng khóc sinh lý - một loại vận động rất có ích cho toàn bộ cơ thể của trẻ. Khi trẻ khóc, hoạt lượng của phổi tăng lên, chân tay quờ quạng… nhờ đó trẻ phát triển vận động, các cơ quan trong cơ thể và những tố chất của mình.

    2. Tiếng khóc thể hiện nhu cầu

    + Khóc thể hiện nhu cầu tình cảm: nhiều lúc trẻ cảm thấy không an toàn, muốn có người chăm sóc ở bên cạnh, bằng cách khóc trẻ sẽ thu hút sự chú ý để được bồng bế, được dỗ dành, được quan tâm.

    + Khóc khi trẻ đói: tiếng khóc sẽ rất to, gần như hét, tiếng này gắn chặt với tiếng kia, dừng lại rồi lại khóc, xen lẫn là những động tác mút tay… và lúc này trẻ muốn người chăm sóc hãy cho trẻ ăn. Sau khi cho trẻ ăn bạn nên tiếp tục quan sát, nếu sau khi ăn mà trẻ vẫn tiếp tục khóc thì có nghĩa là trẻ chưa no, mẹ thiếu sữa (nếu bú mẹ) hoặc pha sữa quá nhạt (nuôi bộ).

    + Khóc khi khát: trẻ cũng khóc tương tự như khi trẻ đói nhưng tiếng khóc không to, không mạnh mẽ như khi đói. Trẻ sẽ mút lấy mút để núm vú hoặc há miệng ra chờ đợi một cái gì đó, sữa hoặc nước, sao cho đỡ khát thì mới thôi.

    + Khóc khi bị lạnh: nhiều khi trẻ bị lạnh quá không ngủ được, bé khóc ấm ứ và nguyên nhân có thể do trẻ đã tè ướt bỉm. Những lúc này ngoài việc thay tã, đắp ấm cho trẻ, bạn cũng cần ôm bé vào lòng vì điều đó không chỉ truyền hơn ấm cho trẻ mà bạn còn cho trẻ cảm nhận được bạn yêu trẻ biết nhường nào.

    + Khóc khi quá nóng: vào những ngày hè nóng bỏng, trẻ cũng sẽ quấy khóc nếu nhiệt độ xung quanh quá nóng. Cơ thể của các trẻ luôn có nhiệt độ cao hơn người lớn nên khi bú sữa hoặc khi ngủ trẻ cần một làn gió mát nhẹ nhàng, một không gian thoáng khí trẻ sẽ nín ngay.

    + Khóc hờn dỗi: tiếng khóc sẽ kéo dài từng đợt một, lúc này mẹ nên dịu dàng bế trẻ, âu yếm và hát cho trẻ nghe, trẻ sẽ không còn tủi thân và khóc nữa.

    + Khóc làm nũng: tiếng khóc của trẻ lúc cao lúc thấp trong khi mắt trẻ ráo hoảnh, ho khan liên tục, chân tay khua khoắng lung tung, mắt “đảo lên đảo xuống”.

    + Khóc sợ hãi: khi thấy tiếng động quá to hoặc bị vật gì đó kẹp, đâm vào da, trẻ khóc thét lên, giãy giụa lung tung.

    + Khóc về đêm: Nếu cho trẻ hoạt động quá nhiều vào ban ngày khiến đại não bị hưng phấn, thì về đêm, giấc ngủ cũng sẽ bị đảo lộn, làm trẻ bực bội, khó chịu, thỉnh thoảng thức dậy và khóc. Để tránh điều này nên luyện cho trẻ thói quen sinh hoạt có quy luật, hạn chế vui đùa quá mức. Khi trẻ ngủ, phải đảm bảo môi trường yên tĩnh, nhiệt độ vừa phải, không quá sáng. Ngoài ra nên tắm nước ấm cho trẻ trước khi đi ngủ.

    3. Tiếng khóc bệnh lý

    + Khóc khi bị đau bụng: tiếng khóc của trẻ sẽ nức nở, bụng ưỡn, kéo hai chân lên và trung tiện nhiều. Lúc này bạn nên ấn nhẹ nhàng vào bụng trẻ để làm giảm cơn khó chịu của trẻ, có thể thoa một ít dầu giúp trẻ giảm cơn đau.

    + Khóc khi bị ốm, sốt: tiếng khóc sẽ dai dẳng, khi đó cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm ra cách chữa trị kịp thời cho trẻ.

    + Khóc do vấn đề về đường tiêu hóa: khi thấy trẻ khóc thét, không chậm cũng không nhanh, lúc khóc lúc không, sắc mặt trắng nhợt, vã mồ hôi lạnh, nôn mửa ỉa chảy, không cho sờ vào bụng (nếu bị sờ vào bụng thì khóc váng lên)… có thể trẻ bị chứng viêm đường ruột cấp, tiêu hóa không tốt, hoặc nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun)...

    + Khóc do vấn đề về họng, phổi: Tiếng khóc của trẻ đột nhiên trở nên khàn, khi khóc, có cảm giác trẻ rất khó thở...

    + Khóc do sưng miệng: trẻ kêu khóc không chịu ăn, hễ miệng ngậm vú là khóc.

    + Khóc do mắc bệnh còi xương: trẻ quấy khóc, sợ hãi suốt đêm, vã mồ hôi nhiều, nhất là mồ hôi trộm…

    + Khóc do có vấn đề liên quan đến vệ sinh: mỗi lần tè, trẻ lại khóc, hãy kiểm tra xem miệng niệu đạo của trẻ có viêm nhiễm không, có sưng đỏ không. Hoặc sau mỗi lần đại tiện, trẻ đột nhiên khóc, có thể là do hậu môn của trẻ đã bị rạn nứt.

    Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Caphexinghiep2
    Đang tải...


  2. thucphamsach-tb

    thucphamsach-tb Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    16/9/2013
    Bài viết:
    3,681
    Đã được thích:
    459
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Giải mã tiếng khóc của trẻ

    Cám ơn mẹ nó, đây là thông tin hữu ích cho các mẹ mới sinh em bé khi mà bé chưa biết nói đấy.
     

Chia sẻ trang này