Kinh nghiệm: Giải Pháp Thắc Mắc Về Việc Đọc Sách Cho Bé

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi minhthong1769, 21/2/2017.

  1. minhthong1769

    minhthong1769 Những câu chuyện về khởi nghiệp và cuộc sống

    Tham gia:
    5/2/2017
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Nhiều cha mẹ vẫn đang lúng túng và thậm chí ngượng ngùng khi bắt đầu đọc những cuốn sách đầu tiên cho con. Trong post này, Messy Books xin được tổng hợp các thắc mắc phổ biến của cha mẹ, đồng thời giải đáp và tư vấn cụ thể. Hy vọng sau post này, việc đọc sách không chỉ là niềm vui của con và còn là thói quen không thể thiếu của cha mẹ mỗi ngày nữa.
    [​IMG]
    Câu hỏi 1: Nên đọc sách cho trẻ từ khi nào?
    Trên lý thuyết, cha mẹ đến đọc sách cho trẻ từ khi trẻ... còn trong bụng mẹ. Đặc biệt là ở thai kỳ cuối, khi bé đã có nhiều dấu hiệu phản ứng với âm thanh, ánh sáng thông qua những cú huých, đạp. Thì giọng nói của cha mẹ - đặc biệt là của mẹ, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển não bộ của bé.
    Cha mẹ cũng có thể bắt đầu việc đọc sách cho bé khi bé được 3 tháng tuổi. Lúc này bé đã có nhiều biểu cảm giao tiếp phong phú hơn với cha mẹ. Bắt đầu vào giai đoạn này cha mẹ sẽ thấy tự nhiên hơn.
    [​IMG]
    Câu hỏi 2: Nên đọc sách gì cho bé?
    a. Giai đoạn 0-1 tuổi: Trong giai đoạn này, loại sách phù hợp nhất với bé là những cuốn sách có hình vẽ đơn giản, với nội dung câu chuyện không phức tạp. Cha mẹ lưu ý rằng, lúc này bé cần hình thành khái niệm "gọi tên" những đồ vật, màu sắc, động vật xung quanh.

    b. Giai đoạn 2 tuổi: Giai đoạn này, bé đã hình thành khái niệm về mọi thứ xung quanh và có rất nhiều phản ứng rõ ràng với mọi sự. Đây chính là lúc những cuốn sách với những câu chuyện nho nhỏ đơn giản như "bạn Thỏ biết xin lỗi" "bạn Thỏ biết đi vệ sinh" v.v. tác động đến cách sinh hoạt hàng ngày của bé rất nhiều. Cha mẹ hãy lựa chọn những câu chuyện ngắn gọn, với số lượng chữ nhiều hơn một chút, tranh vẽ ít hơn một chút so với giai đoạn 0-1 tuổi.

    c. Giai đoạn 3-6 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ cực kỳ nhạy cảm về ngôn ngữ. Việc đọc sách song ngữ lúc này cho bé là hoàn toàn có thể. Trong giai đoạn này, cha mẹ hãy lựa chọn những câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích. Mục đích là không chỉ để trẻ tiếp cận với nhiều từ ngữ phức tạp hơn, mà còn tạo nhiều tình huống để bé được nghe cha mẹ giải thích. Đặc điểm của giai đoạn này là "cái tôi" trong con người bé đã được định hình rõ ràng. Việc yêu nhân vật này, ghét nhân vật kia. Tình huống này thấy thích thú, tình huống kia thấy không ấn tượng lắm. Tất cả biểu hiện vô cùng rõ ràng. Vì vậy, lựa chọn sách tối ưu nhất cho bé lúc này là những bộ sách thống nhất 1 nhân vật nhưng có nhiều tình huống, sự kiện khác nhau. Sao cho câu chuyện cha mẹ kể cho bé không chỉ dừng lại trong sách mà còn có thể phát triển nhiều hơn trong sinh hoạt hàng ngày.

    d. Giai đoạn 6 tuổi trở lên: Có thể nhiều cha mẹ không tin, nhưng trên lý thuyết trẻ em trên 6 tuổi đã có khả năng tự nghiền ngẫm một cuốn sách nhỏ dày đặc chữ là chữ mà chỉ cần 1, 2 trang hình minh hoạ. Vai trò của cha mẹ lúc này là định hướng loại sách cho bé và luôn ở bên cạnh bé để giải đáp mọi thắc mắc bé nêu ra về cuốn sách đó. Đừng ngại thử thách bé trong giai đoạn này bằng những cuốn sách nhiều chữ thay vì sách tranh. Tuy nhiên, cũng đừng đặt áp lực cho những bé chưa thể đọc chữ trong giai đoạn này. Cha mẹ vẫn nên đồng hành trong việc đọc cho bé nghe.
    [​IMG]
    Câu hỏi 3: Nên đọc sách cho bé vào thời điểm nào trong ngày? bao lâu là đủ? và đọc như thế nào?

    - Để bắt đầu một thói quen đọc sách, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên dành 30 phút mỗi ngày đọc sách cho con. Nhưng trên thực tế, chỉ duy nhất một mốc thời gian cần cha mẹ duy trì việc đọc sách là trước khi đi ngủ. Còn lại thời gian trong ngày, nhất là những bé dưới 3 tuổi, cha mẹ có thể đọc sách cho con ở bất cứ thời gian nào bé hứng thú. Dù chỉ 5 phút hay 10 phút thôi, một câu chuyện nhỏ hay một câu chuyện dài, một trang hay nhiều trang.
    - Trẻ em có những rung cảm về ngữ điệu ngay từ khi trong bụng mẹ. Vì vậy, chúng sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng nếu cha mẹ uể oải đọc một câu chuyện cho xong nghĩa vụ. Đối với cha mẹ, việc đọc đi đọc lại một câu chuyện có thể nhàm chán, nhưng với trẻ em, mỗi lần được nghe lại là một lần bé tiếp cận hình ảnh, nội dung câu chuyện theo một cách khác, phong phú hơn người lớn rất nhiều.
    - Nếu cha mẹ muốn đọc sách song ngữ với bé, hãy phân chia rõ ràng thời gian đọc các loại tiếng. Cùng 1 câu chuyện, buổi sáng bé được nghe bằng Tiếng Việt, buổi tối bé được nghe bằng Tiéng Anh. Cha mẹ nên thông nhất chỉ đọc và giải thích cùng 1 ngôn ngữ trong 1 thời điểm cho bé. Việc này để tránh cho bé bị bối rối trước sự thay đổi của ngôn ngữ.
    - Hãy tôn trọng cách đọc của bé. Đôi khi bé không thích ngồi nghe một mạch từ đầu đến cuối. Bé thích sờ vào sách, lật lung tung, đọc ngược từ dưới, hoặc chỉ thích 1 trang mà bé thấy hay thôi. Cha mẹ hãy linh hoạt và hưởng ứng câu chuyện mà bé muốn được nghe nhé.
    - Với những trẻ trên 3 tuổi, việc đọc sách không còn đơn giản chỉ là ngồi yên và đọc nữa. Cha mẹ hãy đưa ra cho con những câu hỏi mở xoay quanh câu chuyện để bé luyện tập khả năng tư duy về ngôn ngữ. Với trẻ nhỏ lúc này, một cuốn sách hay là một cuốn sách mà bé có thể kể về nó huyên thuyên cả ngày, hoặc trong 1 tình huống nhất định bé có thể tự nhắc lại câu chuyện đó.
    - Với những bé 0-1 tuổi, rất nhiều cha mẹ sẽ nhanh chóng mất kiên nhẫn vì nghĩ rằng "con không hứng thú, con không tập trung, con không lắng nghe mẹ đọc sách". Thế nhưng, kỹ năng tập trung là kỹ năng cha mẹ phải rèn luyện cho bé thì bé mới có được. Và cách rèn luyện đơn giản nhất lại là việc duy trì thói quen đọc sách cho bé. Cha mẹ hãy quan niệm rằng, giai đoạn này không quan trọng, không đo đếm xem bé đã biét được những gì, tiếp thu được bao nhiêu, mà quan trọng là việc hình thành thói quen đọc sách cho bé và cho cả chính cha mẹ.
    [​IMG]
    Câu hỏi 4: Với những đối tượng "trót" không thích sách phải làm thế nào để con thích đọc sách trở lại?
    Với những bé chưa được rèn luyện thói quen đọc sách từ nhỏ, biểu hiện thờ ơ của con với sách hoàn toàn không phải do "tính của con không thích sách" mà hầu hết do cha mẹ đã "làm sai" ở một công đoạn nào đó. Cha mẹ hãy thật cân nhắc những điều sau nếu muốn con thích đọc sách trở lại:
    - Việc cho bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm là nguyên nhân hàng đầu khiến bé không bao giờ hứng thú với sách, và không hứng thú giao tiếp với cha mẹ. Vì vậy, muốn bắt đầu thói quen đọc sách cho bé, hãy bắt đầu bằng việc "cai nghiện công nghệ" cho bé ngay từ bây giờ.
    - Với nhu cầu "con biết đọc sớm" ngày càng cao của cha mẹ, rất nhiều bé trở nên "ghét đọc, ghét học". Nếu cha mẹ bắt đầu thay đổi từ chính suy nghĩ "làm thế nào để con đọc sách" sang "làm thế nào để con HƯNG THÚ với sách" sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
    - Trẻ con cần sự tương tác rất lớn và lượng kiến thức chúng muốn tương tác không ở đau khác ngoài sách. Cha mẹ có thể lợi dụng điều này để "chuyển hướng" cho con tiếp cận dần dần với sách.
    - Sự có mặt của tivi được bật quá nhiều hay số lượng quá tải đồ chơi trong gia đình cũng là nguyên nhân khiến việc đọc sách trở nên ít hấp dẫn với con trẻ.
    - Người lớn làm sao, trẻ con làm vậy. Nên cha mẹ không thể kỳ vọng con mình thích đọc sách trong khi chính cha mẹ chưa từng cho con thấy mình đọc một cuốn sách nào. Sống trong môi trường nhiều sách, thường xuyên thấy hình ảnh cha mẹ đọc sách chính là cách khiến trẻ phát sinh tình cảm với sách.
    - Việc cho bé nghe sách audio hay đọc sách cho bé trên iPad trên thực tế không thể hiệu quả bằng việc trực tiếp cầm sách giấy đọc cho bé. Audio chỉ có nút dừng, nút tua nhanh hay tua chậm, hoàn toàn không đủ nhạy cảm để dừng lại cho phù hợp với nhịp đọc của bé, điều mà chỉ có cha mẹ trực tiếp đọc cho bé mới phát hiện ra. Hơn nữa bé sẽ không thể tương tác với cha mẹ nếu chỉ thụ động nghe âm thanh vô cảm từ máy móc. Sách trên iPad là loại sách cản trở khả năng tiếp cận bằng tay của bé với câu chuyện. Hơn nữa độ sáng màn hình của các thiết bị này có tốt cho bé hay không vẫn còn phải tranh luận rất nhiều.

    Trên đây là 4 loại câu hỏi Messy Books thường gặp nhất trong công cuộc duy trì đọc sách cho con trẻ. Nhiều cha mẹ, nhất là những cha mẹ vẫn còn lấn cấn về lợi ích của việc đọc sách cho bé, hãy nhớ đến cô bé Viên Viên trong cuốn Người mẹ tốt hơn người thầy tốt mà Messy Books đã từng đề cập. Cô bé không hề là một thần đồng trong việc nhận mặt chữ. Nhưng vì có hứng thú với sách, và mẹ bé lại chẳng còn nhiều thời gian chơi với bé. Vậy mà bất chấp rào cản chữ viết, chỉ bằng sự tò mò với nội dung sách, mà ngay từ khi 5 tuổi cô bé đã tự mình cầm cuốn sách lên đọc. Cứ đọc một trang lại đụng từ mới, đụng từ khó là trăn trở, suy nghĩ ghê lắm, rồi thấm vào suy nghĩ, vào cách diễn đạt của cô bé lúc nào không hay.

    Theo Doãn Kiến Lợi, "Phương pháp hài hòa hợp lý bao giờ cũng đẹp và hiệu quả; Phương pháp tồi biến những chuyện vốn dĩ đơn giản trở nên phức tạp, không hiệu quả; Trong quá trình giáo dục trẻ em, cần đặc biệt chú ý tìm phương pháp tốt, đừng nên dạy trẻ bằng phương pháp tồi."

    Nguồn: Messy Books
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhthong1769
    Đang tải...


  2. giothuve

    giothuve Thành viên chính thức

    Tham gia:
    20/9/2014
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    chủ thớt có thể giới thiệu giúp em 1 số đầu sách cho trẻ dưới 1 tuổi được k ạ, em cảm ơn
     
  3. mebeduc342

    mebeduc342 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/8/2016
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    con chăm đọc sách thì tốt nhưng cũng cần lựa chọn sách phù hợp nhé
     
  4. BonBon Hoo

    BonBon Hoo Thành viên tích cực

    Tham gia:
    23/3/2016
    Bài viết:
    620
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    mn ơi gt cho mình 1 số sách cho trẻ 2 tuổi đc ko?
     
  5. dochoicaocap

    dochoicaocap Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    3/8/2015
    Bài viết:
    1,211
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    153
    Thông tin hay
     

Chia sẻ trang này