Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ có lúc xảy ra tình huống xung đột giữa nhân viên. Cho dù đó là do sự khác biệt về tính cách, lối sống hay quan điểm. Khi có sự bất hòa ở nơi làm việc, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến người khác. Vậy làm thế nào để giải quyết xung đột? Hãy cùng Finjobs tìm ra cách giải quyết với 10 bước đơn giản sau: Mục lục 1. Tìm hiểu bản chất của vấn đề 2. Khuyến khích nhân viên tự giải quyết 3. Giải quyết vấn đề ngay từ ban đầu 4. Lắng nghe từ cả hai phía 5. Cùng nhau xác định vấn đề thật sự 6. Tìm ra giải pháp phù hợp 7. Chấp thuận giải pháp tốt nhất và xác định trách nhiệm của mỗi bên trong việc giải quyết 8. Đánh giá và theo dõi tình hình diễn biến 1. Tìm hiểu bản chất của vấn đề Việc đưa ra giả định về cuộc xung đột thường rất hấp dẫn, đặc biệt khi tin đồn đã lan truyền. Tuy nhiên, bạn không nên suy đoán vấn đề. Thay vào đó, hãy tìm ra nguyên nhân gây sự căng thẳng giữa nhân viên Tìm hiểu bản chất của vấn đề. Trước hết, hãy đảm bảo vấn đề đó không liên quan đến quấy rối hoặc phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Sau khi đã loại trừ các vấn đề liên quan trên, bạn có thể xem xét các khía cạnh khác như: Phong cách làm việc như thế nào? Thời hạn của dự án mới có đang quá gắt gao hay không? Hay vì khách hàng khó tính? Có nhân viên nào đang bị bắt nạt hay không? Có rất nhiều yếu tố có thể gây ra xung đột giữa nhân viên. Việc tìm hiểu vấn đề trọng tâm là bước đầu tiên để giải quyết xung đột thành công. -> Xem thêm: Cách Quản Lý Nhân Viên 2. Khuyến khích nhân viên tự giải quyết Là cấp trên, bạn sẽ muốn nhân viên của mình tự chủ nhất có thể. Bởi bạn chỉ là người giám sát hoặc quản lý của họ mà thôi. Hãy nhớ rằng mọi phản ứng trước lời phàn nàn của nhân viên có thể làm tăng độ kịch tính và khiến tình huống trở nên tồi tệ hơn. Điều này cũng có thể khiến nhân viên cảm thấy bạn đang thiên vị một cá nhân nào đó. Hãy đưa ra hướng giải quyết, nếu thật sự cần thiết, để giúp các cá nhân tự giải quyết xung đột. Đừng đặt kỳ vọng rằng bạn có thể khắc phục được vấn đề của họ. Bạn chỉ là người tạo nên tiền đề giải quyết vấn đề nhưng đó cũng nên là giới hạn của bạn. Khuyến khích nhân viên tự giải quyết. Những nhân viên dù không hòa hợp nhưng vẫn nên có sự tôn trọng lẫn nhau và nỗ lực lắng nghe ý kiến của đối phương. Các từ ngữ như “Tôi cảm thấy” thay vì “bạn đã làm” cũng có thể ngăn cản xung đột. Giải quyết xung đột không nhất thiết phải kết thúc bằng thỏa thuận. Đôi khi, tốt nhất, bạn nên chấp nhận vấn đề có thể là đồng ý hoặc không đồng ý, miễn là hai bên tôn trọng lẫn nhau. Khi vấn đề xảy ra, việc của bạn chính là giúp nhân viên thừa nhận mỗi cá nhân đều có quan điểm và phương pháp khác nhau. Từ đó, cả hai bên có thể cùng nhau đưa ra giải pháp phù hợp. 3. Giải quyết vấn đề ngay từ ban đầu Thật không may, một số tình huống không thể tự biến mất. Khi đó, bạn buộc phải bước vào để giải quyết. Nếu bỏ qua, các xung đột giữa nhân viên có thể ảnh hưởng đến toàn bộ tập thể. Từ đó làm giảm uy tín của công ty bạn. Các nhân viên có thể vô tình bị kéo vào cuộc xung đột. Giải quyết vấn đề ngay từ ban đầu. Hãy giải quyết tận gốc vấn đề và ngăn chặn bất cứ diễn biến nào khác trước khi mọi chuyện trở nên nghiêm trọng. Đảm bảo rằng mọi nhân viên đều nắm rõ thông điệp, họ sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân, bất kể vị trí và thời gian gắn bó với công ty. 4. Lắng nghe từ cả hai phía Khi đã tham gia giải quyết vấn đề, hãy bắt đầu bằng cách ngăn chặn các câu chuyện phiếm có thể gây ra xôn xao xung quanh văn phòng. Đặc biệt, đừng tin vào tất cả những gì bạn nhìn thấy. Thay vào đó, bạn có thể hẹn gặp các cá nhân liên quan trực tiếp đến vụ việc. Hầu hết nhân viên đều muốn cảm thấy họ được lắng nghe hoặc thừa nhận. Vì vậy, hãy yêu cầu mỗi người đều có trách nhiệm giải thích vấn đề từ góc nhìn của họ. Lắng nghe từ cả hai phía. Khi tất cả nhân viên đã có cơ hội này, hãy yêu cầu mỗi người đưa ra ý kiến về cách giải quyết vấn đề. Về cơ bản, bạn có thể xem đây là bước trung gian để giải quyết vấn đề. Dù bạn làm gì, đừng đứng về phía nào. Điều này chỉ thổi bùng ngọn lửa đang âm ỉ và làm vấn đề tồi tệ hơn. Là cấp trên, bạn cần phải khách quan hết sức có thể. 5. Cùng nhau xác định vấn đề thật sự Thông thường, nguyên nhân thật sự khiến nhân viên xung đột là do họ mất kiểm soát cảm xúc. Trong khoảng thời gian cấp trên chú ý đến vấn đề, những cá nhân liên quan đã rất tức giận. Đó là lý do tại sao bạn cần khiến mọi thứ diễn ra chậm rãi và lắng nghe mọi việc. Cùng nhau xác định vấn đề thật sự. Để tìm ra sự thật, hãy khuyến khích nhân viên trình bày vấn đề một cách bình tĩnh. Việc này sẽ giúp bạn tìm ra điểm mấu chốt của vấn đề. Có như vậy, bạn mới tìm ra giải pháp lâu dài giải quyết dứt điểm câu chuyện. 6. Tìm ra giải pháp phù hợp Khi giải quyết xung đột tại nơi làm việc, bạn cần phải đưa ra cách giải quyết vấn đề và đảm bảo chuyện này sẽ không tái diễn. Để làm được như trên, bạn cần đưa ra cách phù hợp nhất cho từng vấn đề. Sau khi trải qua những bước như tìm hiểu vấn đề, nói chuyện với hai bên, bạn cần ngồi lại với những cá nhân liên quan và thảo luận về giải pháp. Tìm ra giải pháp phù hợp. Hãy lắng nghe, giao tiếp và suy nghĩ cùng nhau cho đến khi bạn đã hết sự lựa chọn. Theo Kevin Smith, tìm ra nguồn gốc của xung đột là bước quan trọng để giải quyết mọi vấn đề. 7. Chấp thuận giải pháp tốt nhất và xác định trách nhiệm của mỗi bên trong việc giải quyết Khi đã tìm ra phương án tốt nhất, bạn cần xác định cả hai bên đều thống nhất với cách này. Sau đó, bạn hãy xác định trách nhiệm của mỗi bên trong việc giải quyết xung đột. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để bạn đảm bảo vấn đề này sẽ không tái diễn. Chấp thuận giải pháp tốt nhất. 8. Đánh giá và theo dõi tình hình diễn biến Đừng bao giờ cho rằng giải pháp sẽ giải quyết tận gốc vấn đề. Do đó, bạn cần đảm bảo nhân viên có thể giao tiếp hiệu quả lẫn nhau. Nắm được điều này, nhân viên sẽ dễ dàng làm việc cùng nhau để đạt các mục tiêu của doanh nghiệp. Đánh giá và theo dõi tình hình diễn biến. Vì vậy, hãy tiếp tục theo dõi vấn đề và đánh giá xem giải pháp có mang lại hiệu quả hay không. Khi vấn đề tái diễn hãy ngăn chặn ngay lập tức trước khi quá muộn. Ngoài ra, bạn có thể lên kế hoạch sẵn phòng ngừa cho tương lai. Nhiều người thường tự hỏi:” Xung đột phổ biến nhất chốn công sở là gì?” Đó có thể là sự bất đồng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. Cuối cùng, hãy luôn ghi chép lại các bài học từ cuộc xung đột và cách bạn xử lý. Điều này sẽ giúp bạn biết được mình nên làm gì khi vấn đề nổi lên và rèn luyện kỹ năng giải quyết xung đột. Tóm lại, xung đột là một phần trong cuộc sống nơi công sở. Tuy nhiên, với bài chia sẻ trên, Finsider Finjobs hy vọng bạn có thể áp dụng để giải quyết vấn đề này. Đừng quên ghé thăm website nền tảng tuyển dụng tài chính Finjobs để tìm việc làm nhanh và tìm hiểu thêm những kiến thức mới nhé. Xem thêm: Lý do thôi việc của nhân viên Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên Các tiêu chí đánh giá nhân viên Tất tần tật những thông tin bạn cần biết về nhân sự gen Z Cách tạo động lực làm việc cho nhân viên Tags: Giải Quyết Xung Đột Chốn Văn Phòng, Kỹ năng công sở, Quản Lý Nhân Viên, Xung Đột Chốn Văn Phòng Nguồn: https://blog.finjobs.vn/cach-giai-quyet-xung-dot-trong-to-chuc/