Giảm nghén khi mang thai

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi puppybaby, 30/9/2012.

Tags:
  1. puppybaby

    puppybaby Thành viên tập sự

    Tham gia:
    30/9/2012
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Giảm nghén khi mang thai

    Khi mang thai một số bà bầu chỉ nghén trong thời gian đầu và sau đó sẽ bớt dần. Nhưng cũng có những người ốm nghén trong suốt thai kỳ khiến cho quá trình mang thai mệt mỏi hơn rất nhiều.
    Vậy nguyên nhân nào gây ốm nghén
    Khi mang thai hoocmon tiết ra sẽ lan khắp cơ thể. Có giả thuyết cho rằng những hoocmon gây nên ốm nghén, và chúng cũng có tác dụng bảo vệ bào thai khỏi những thứ gây hại. Trên thực tế, một số nghiên cứu suy đoán rằng những bà bầu ốm nghén nặng thì nguy cơ sảy thai ít. Ốm nghén thường sẽ chấm dứt khi các nội tạng chính của bé đã được hoàn thiện.
    Các phương pháp điều trị ốm nghén:
    - Không nên ăn quá no, có nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu. Ăn vặt thường xuyên để giảm bớt các triệu chứng nôn ói.
    - Không nên để bao tử trống rỗng nhiều hơn 2 tiếng mà hãy bắt nó hoạt động gần như liên tục bằng một vài mẩu bánh…
    - Ăn một vài miếng bánh quy vào buổi sáng khi vừa thức dậy. Nếu bạn thức dậy trong đêm, một chiếc bánh nhỏ cũng giúp ngăn ngừa các cơn buồn nôn.
    - Trái cây hoặc thực phẩm mặn sẽ ngăn ngừa các cơn buồn nôn tốt hơn là bánh ngọt.
    - Ăn bất cứ thứ gì bạn cảm thấy thèm
    - Để giảm nghén bạn hãy dùng gừng. Nó an toàn cho thai kỳ và bạn có thể dùng ở một số dạng - trà gừng hoặc bánh quy gừng.
    Nếu bạn bị nghén nặng
    Nếu cơn nghén ảnh hưởng nặng tới thể trạng bạn nên nhờ tới sự tư vấn của bác sỹ. Thậm chí bạn có thể phải nằm viện để tránh mất nước và suy kiệt, vì không thể giữ nổi thức ăn trong bao tử. Một số trường hợp còn phải uống thuốc điều trị.
    Hi vọng với bài viết này, các mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh hơn, không quá mệt mỏi vì chuyện ốm nghén.

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi puppybaby
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

  2. puppybaby

    puppybaby Thành viên tập sự

    Tham gia:
    30/9/2012
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Mang thai 3 tháng đầu

    Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì?

    Khi đã nhận thấy những dấu hiệu mang thai, chắc hẳn người mẹ sẽ rất hạnh phúc nhưng bên cạnh đó cũng không giấu được sự lo lắng bởi mang thai không phải là một điều dễ dàng. “Vạn sự khởi đầu nan” và mang thai chắc chắn cũng vậy, thời gian đầu các mẹ sẽ làm thế nào nhỉ?
    Mang thai ba tháng đầu đó là thời kỳ quan trọng nhất và cũng dễ xảy ra các tai biến nhất vì đây là giai đoạn thai nhi đang dần hình thành trong cơ thể mẹ. Thời gian này, cơ thể mẹ cũng đang có những thay đổi để phù hợp với thai kỳ, chắc hẳn bản thân người mẹ cũng chưa có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm trong chăm sóc thai kỳ của mình, điều này còn trở nên khó khăn hơn với những người mẹ mang thai lần đầu. Vậy, trong ba tháng đầu mang thai bạn nên có những chú ý gì trong ăn uống, những thực phẩm nào tốt cho bạn và bé yêu của bạn trong thời gian này?

    Giai đoạn này, bà bầu cần ăn nhiều thức ăn có chứa protein, khoáng chất, vitamin phong phú như: thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm, rong biển, những loại rau xanh, hoa quả tươi…

    Ba tháng đầu mang thai, là giai đoạn thai nhi phát triển chậm (mỗi ngày bé của bạn tăng khoảng 1g), nên phụ nữ mang thai cần phải bổ sung dinh dưỡng đặc biệt. Nếu không có hiện tượng “nghén” thì mỗi ngày ăn 3 bữa, bổ sung thêm một chút thức ăn có giá trị dinh dưỡng là được. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải bổ sung các chất quan trọng trong thời gian mang thai như axit folic, chất sắt… và uống một lượng nước đầy đủ.

    Trường hợp bị ốm nghén được chia thành nhiều mức độ khác nhau, trong đó thường có hai mức khác nhau:
    Nghén bình thường: Có cảm giác buồn nôn và nôn, nhưng những lúc khác vẫn ăn được. Khi ăn được thì bạn chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
    Nghén quá mức: nôn ói khi mang thai liên tục mà không ăn, uống được dẫn đến tình trạng thiếu nước, thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Tình trạng nghén quá mức này còn gọi là "chết đói” do thai kỳ, đe dọa tính mạng của người mẹ và thai nhi.

    Nếu hay bị buồn nôn vào sáng sớm thì khi thức giấc, bạn đừng vội trở dậy ngay mà hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ. Lúc này, nên ăn một ít bánh ngọt, đặc biệt là loại bánh có vị gừng. Sau khi ăn 10 phút mới rời khỏi giường. Một số loại thức ăn có tác dụng chống nôn ói là hoa hồi, cau, cà rốt, sơn trà, chanh... Có thể ăn vặt các loại quả khô như: đậu phộng, hạt dưa, trám, ô mai... Trong suốt thai kỳ, tránh các xung đột hay những tình huống gây ức chế thần kinh khác.

    Bà bầu cũng cần chú ý:

    - Thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh ăn các loại thức ăn có mùi khó chịu.

    - Đừng để quá đói hoặc ăn quá no.

    - Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít.

    - Khi ăn cơm, không nên ăn canh, hoặc chỉ dùng ở mức tối thiểu.

    - Không ăn quá nhiều đồ mỡ hoặc gia vị.

    - Tránh thực phẩm gây kích thích dạ dày và đường ruột.

    Bà bầu nên ăn gì?

    Để đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu bữa ăn cần: thịt heo nạc, trứng, sữa, gia cầm, hải sản, nghêu, sò; các loại rau trái giàu vitamin, dễ tiêu hóa như cà chua, cải trắng, cam, dứa...
    Mang thai 3 tháng đầu quả là một giai đoạn thử thách với những bà mẹ. Nhưng với những kinh nghiệm chia sẻ này, hi vọng các chị em sẽ vượt qua nó dễ dàng hơn để đảm bảo cho thai nhi phát triển thật khỏe mạnh.
     
  3. thaihoa_tn

    thaihoa_tn Thành viên mới

    Tham gia:
    9/9/2011
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    sao em ăn gì vào cũng thấy nhạt miệng, không bị buồn nôn nhưng không ngon Sữa bà bầu thì em càng không uống được
     
  4. ngophuongan

    ngophuongan ĐỒ SƠ SINH CHỈ TỪ 3K

    Tham gia:
    6/1/2013
    Bài viết:
    15,723
    Đã được thích:
    2,089
    Điểm thành tích:
    913
    tớ nghén nặng
    ko co phương phap nao trị duoc
    hic
     
  5. nguyenbaoanhanh

    nguyenbaoanhanh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    29/8/2011
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    ngén hầu như không có cách trị, mà thiếu chất chỉ có cố ún sữa và thuốc bổ theo chỉ dẫn bác sĩ thôi
     
  6. lethigiang

    lethigiang Thành viên mới

    Tham gia:
    29/8/2011
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Mình không ngén mà chỉ thèm ăn thôi
     
  7. faceoftime

    faceoftime Thành viên mới

    Tham gia:
    29/8/2011
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    chị dâu em ngén mà em thấy sợ, ăn vào là ói, nghe mùi cũng ói, có bầu mà xuống kg. Em cũng lo đây
     
  8. loveofmylife12

    loveofmylife12 Thành viên mới

    Tham gia:
    9/9/2011
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Những “lầm tưởng” trong lần đầu làm mẹ
    Mỗi bà mẹ đều có những trải nghiệm, kinh nghiệm riêng trong hành trình mang thai của mình. Nhưng nếu được cung cấp thông tin chính xác để tránh những lầm tưởng không đáng có thì không những giúp các mẹ giảm bớt nỗi lo lắng, băn khoăn, mà còn hỗ trợ chuẩn bị cho thiên thần nhỏ một sự khởi đầu tốt đẹp.

    Mẹ bầu và chuyện ốm nghén

    Mẹ nghĩ: Thông thường từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 trở đi, phụ nữ mang thai thường xuyên bị những cơn ốm nghén hành khiến ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi. Đến tuần thứ 10, triệu chứng nghén nhiều hơn, và dần giảm đi khi đến tháng thứ 3 của thai kỳ. Cũng chính vì lẽ đó mà không ít các mẹ tự an ủi rằng nhịn ăn rất có thể là giải pháp an toàn để “trị” ốm nghén, thậm chí “nếu không ăn được thì dùng thuốc bổ, vitamin thay thế”.

    [​IMG]

    Thực tế thì: Các mẹ nên khắc phục tạm thời chứng ốm nghén bằng cách ăn ít từng chút một và ăn nhiều lần trong ngày. Đặc biệt, các mẹ tuyệt đối không được nhịn ăn, bởi khi mang bầu, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, mẹ cần lưu ý rằng các loại thuốc bổ hay vitamin có thể được bổ sung thêm dưới sự cho phép của bác sĩ, không tùy tiện sử dụng như một giải pháp thay thế thức ăn trong giai đoạn ốm nghén.

    Luyện tập khi bầu bì

    Mẹ nghĩ: Nếu như trước đó cơ thể chưa hề làm quen với các bài tập thể dục thì khi mang thai lại càng không phải thời điểm thích hợp để rèn luyện. Đó là chưa kể, nhiều mẹ cho rằng thể dục trong thời gian mang thai chỉ nên chú trọng vào phần xương chậu, hông và lưng vì chúng hỗ trợ tối đa giai đoạn sinh nở sau này.

    Thực tế thì: Việc luyện tập thể dục trong thai kỳ giúp mẹ giảm đau, giảm căng thẳng, đồng thời hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Các bài tập vùng xương chậu, hông và lưng được các chuyên gia chú trọng và khuyến khích luyện tập bởi giúp cho những bộ phận này được linh hoạt, dễ dàng hơn cho quá trình sinh nở sau này.

    [​IMG]

    Lựa chọn một phương pháp luyện tập trong khi mang thai giúp chị em tăng sức khỏe và độ dẻo dai của cơ thể

    Tuy nhiên, các mẹ cũng cần kết hợp các bài tập nhẹ cho cơ bắp (tay và chân) để đem lại hiệu quả vận động và thư giản tốt nhất cho cả mẹ và bé. Các bác sĩ cũng khuyên rằng, các bà bầu khi có ý định tập bất cứ một bài thể dục nào cũng nên tham khảo ý kiến các huấn luyện viên hoặc qua các video để học hỏi kỹ thuật cũng như cường độ thích hợp. Thông thường, phụ nữ đang ở trong 3 tháng đầu của thai kỳ không được khuyến khích tập luyện theo một chương trình thể dục hay một môn thể thao chuyên nghiệp. Việc cơ thể hoạt động nhiều và nặng hơn thông thường có thể gây căng thẳng cho em bé của bạn. Nếu bạn muốn bắt đầu tập thể dục, hãy tới gặp bác sĩ trước.

    Mẹ bầu và chế độ dinh dưỡng

    Mẹ nghĩ: Ăn nhiều để thai nhi được to khỏe là điều cần thiết. Chưa kể, vì mong muốn thiên thần nhỏ khi ra đời sẽ là một đứa trẻ thông minh, lanh lợi nên các mẹ quyết định “kết thân” với trứng ngỗng trong suốt thai kỳ.

    Thực tế thì: Việc ăn quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến cân nặng vượt mức kiểm soát, làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim, đột quỵ, trầm cảm.v.v.. Các nghiên cứu khoa học chứng minh sự phát triển của bé sau này được xây dựng ngay từ trong thai kỳ bằng việc áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học. Bụng mẹ là thế giới đầu tiên của bé, việc bổ sung các chất dinh dưỡng và những tác động tích cực từ thai giáo là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ phát triển đồng đều 4 khía cạnh mà não bộ chi phối: trí thông minh, vận động, giao tiếp, cảm xúc của bé.

    [​IMG]

    “Mẹ nhớ bổ sung đúng và đủ dinh dưỡng để con khỏe mạnh mẹ nhé!” – đó là lời thì thầm của các bé yêu trong bụng các mẹ đấy!

    Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu: Bà mẹ cần bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày đối với phụ nữ hoạt động bình thường và cao hơn một chút với những người phải vận động nhiều. Một chế độ ăn uống cân bằng, có lợi cho bà bầu cần chứa 4 nhóm thực phẩm chính: Đạm, Tinh bột, Rau quả, Béo. Các dưỡng chất thiết yếu trong thời kỳ mang thai: Axit Folic, DHA, i-ốt, Canxi, Kẽm…

    Khởi đầu tốt đẹp nhất dành cho con

    Mẹ nghĩ: Khởi đầu mà mẹ cần phải dốc hết sức để đầu tư cho con chính là sau khi thiên thần nhỏ cất tiếng khóc chào đời. Do đó việc bổ sung các chất dinh dưỡng, áp dụng các phương pháp nuôi dạy trẻ nhằm kích thích quá trình phát triển thể chất và phản xạ của bé khi bước ra thế giới bên ngoài được mẹ đặc biệt quan tâm.

    Thực tế thì: Khoa học đã chứng minh, khởi đầu tốt đẹp nhất để giúp trẻ thông minh, nhanh nhạy là ngay từ trong thai kỳ, chứ không phải chờ bé chào đời rồi mới bắt đầu thúc ép. Các chuyên gia cho rằng giữa thai nhi và mẹ luôn cần có sự tương tác, trao đổi thông tin. Do đó, bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng giúp trí não phát triển toán diện, thai giáo cũng là phương pháp giáo dục cần thiết.

    [​IMG]

    Khởi đầu tốt đẹp nhất để giúp trẻ thông minh, nhanh nhạy là ngay từ trong thai kỳ.

    Những tiếng thỏ thẻ tâm sự của mẹ, những câu chuyện, âm nhạc du dương cũng góp phần quan trọng trong việc kích thích não bộ của bé hoạt động tốt hơn, giúp bé có một khởi đầu tốt đẹp ngay từ trong bụng mẹ. Hãy nhớ nhé, các mẹ cần tiến hành giáo dục sớm cho trẻ từ trong thai kỳ để mang lại hiệu quả tối ưu cho sự phát triển toàn diện của bé sau khi chào đời.

    Để duy trì sức khỏe cho bản thân cũng như chuẩn bị cho con một khởi đầu tốt đẹp nhất ngay từ thế giới bên trong, các mẹ nên tìm đọc và lắng nghe những lời tư vấn, chia sẻ từ bác sĩ/ chuyên gia hay những người đi trước để tích lũy thêm kinh nghiệm. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và sẵn sàng tinh thần, niềm tin để đảm nhận thiên chức làm mẹ lớn lao của mình!

    Nguồn Tapchidinhduong.vn
    http://ogestan.vn/nhung-lam-tuong-trong-lan-dau-lam-me/
     
  9. HoangThu_08

    HoangThu_08 NỒI HẤP ĐA NĂNG 3 TẦNG:ĐỒ SÔI,HẤP GÀ CẢ CON...

    Tham gia:
    9/4/2013
    Bài viết:
    39,522
    Đã được thích:
    7,705
    Điểm thành tích:
    3,113
    Mình nghị nghén mất 4 tháng đầu tiên.
     
  10. gia1612

    gia1612

    Tham gia:
    7/10/2013
    Bài viết:
    13,549
    Đã được thích:
    2,378
    Điểm thành tích:
    863
    nghén thì khổ lắm ý, cảm ơn b chia sẻ
     
  11. Tuệ Minh_cute

    Tuệ Minh_cute Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    20/1/2014
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    May quá, em chưa thấy biểu hiện nghén gì cả. Bé được hơn 6 tuần rồi ạ.
     
  12. sieunhankhi

    sieunhankhi Mẹ MyBon

    Tham gia:
    12/11/2013
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    108
    Điểm thành tích:
    83
    mình thì nghén khủng khiếp, sút cân, và nôn ói, sợ hơn sợ đẻ.
     
  13. mebanhbaobb

    mebanhbaobb Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/11/2015
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    18
    Mình tuần 12 rồi, vẫn nghén nặng.ngửi mùi cũng ói.ko ăn đc thịt, cá, trứng.chỉ mong mau hết nghén, bị sụt mất 3kg rồi
     
  14. chuthanhngan

    chuthanhngan Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/3/2015
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Em có bầu khoảng 7 tuần rồi cũng nghén, giờ cư đến bữa ăn là như trận chiến nhưng vì con nên cũng cố gắng ăn, mà e thấy nhiều thông tin nói ko nên ăn dứa có đung ko các mẹ
     

Chia sẻ trang này