Giáo dục sớm bằng phương pháp Glenn Doman nên hay không?

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Mislien, 1/8/2013.

  1. bo_hai_ha

    bo_hai_ha Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    12/1/2014
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Giáo dục sớm bằng phương pháp Glenn Doman nên hay không?

    Em mới nghe phương pháp này. Vào hóng các m xem sao
     
    Đang tải...


  2. mebebon2212

    mebebon2212 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/8/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Giáo dục sớm bằng phương pháp Glenn Doman nên hay không?

    Bản chất của Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

    [​IMG]

    Phương pháp này giúp trẻ phát triển toàn diện: thể chất, trí thông minh, trí tuệ xúc cảm và năng lực vượt qua nghịch cảnh – những hành trang vô cùng cần thiết cho sự thành công và hạnh phúc trong suốt cuộc đời mỗi người.
    Phương pháp Glenndoman là chương trình được thực hiện tại nhà. Người thầy đầu tiên và tốt nhất của trẻ chính là bố mẹ.
    Giáo dục sớm Glenn Doman chú trọng vào các mặt sau:
    - Kích hoạt năng lực thiên bẩm cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi nhưng đặc biệt hiệu quả từ 0 đến 3 tuổi.
    - Kích hoạt khả năng vận động của bé, giúp bé khỏe mạnh, nhanh nhẹn và thông minh.
    - Phát triển đồng bộ ngôn ngữ thị giác và ngôn ngữ thính giác.
    - Cho trẻ sớm tiếp xúc với ngoại ngữ thông qua cuộc sống và các trò chơi nhằm kích hoạt sự phát triển vùng ngôn ngữ của não bộ.
    - Phát huy những tiềm năng thiên bẩm về toán học, khoa học, nghệ thuật, giao tiếp… Tạo hứng thú và khả năng tính toán bằng bàn tính, bằng tay cùng các thao tác máy tính nhằm phát triển năng lực hai bán cầu đại não trái và phải.

    [​IMG]
     
  3. mebebon2212

    mebebon2212 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/8/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Giáo dục sớm bằng phương pháp Glenn Doman nên hay không?

    Mở đầu: Những nghiên cứu về não của trẻ

    [​IMG]

    Mở đầu: Những nghiên cứu về não của trẻ – Phương pháp Glenn Doman cung cấp cho các bậc cha mẹ thông tin về cấu trúc não bộ của một đứa trẻ, cách hoạt động, tiếp nhận thông tin của não bộ.
    nao-bo-cua-tre-phuong-phap-glenn-doman
    Não bộ – Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman
    Các bậc cha mẹ yêu mến, lời đầu tiên tôi muốn dành tặng cho các bạn: “Các bạn là những ông bố bà mẹ thật tuyệt vời!”. Các bạn đã luôn sát sao, quan tâm suy nghĩ cho con cái mình và có khát khao mong muốn con mình được phát triển một cách toàn diện nhất cả về thể chất, trí tuệ và tâm hồn. Những đứa trẻ được lớn lên trong vòng tay các bạn là những đứa trẻ thật may mắn và hạnh phúc.

    Tôi biết để đến tiếp cận với phương pháp Glenn Doman, một phương pháp giáo dục sớm, tiên tiến, khoa học và nhân văn này, các bạn đã phải vượt qua rất nhiều những rào cản, có thể từ gia đình, cơ quan hoặc người thân. Chính lý do đó, để giúp cho các bạn hiểu hơn, có thể dễ dàng giải thích cho những người xung quanh hiểu và ủng hộ bạn tiến tới áp dụng phương pháp này cho con của mình, chúng tôi biên soạn cuốn tài liệu nho nhỏ này. Tài liệu bao gồm những thông tin khoa học về tiềm năng của bộ não, về phương Giáo dục sớm Glenn Doman, những lời chia sẻ của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam và Thế giới xoay quanh phương pháp Giáo dục sớm này. Rất mong nhận được sự ủng hộ từ quý vị!

    Thân ái!
    Nguyễn Duy Cương

    Những nghiên cứu về não của trẻ – Phương pháp Glenn Doman
    bieu-do-tang-truong-nao-bo
    Phương pháp Glenn Doman – Biểu đồ tăng trưởng não bộ
    Ngài Charles Sherrington, được xem là cha đẻ của ngành sinh lý thần kinh, khi nghiên cứu về tế bào não đã xúc động đến mức thốt lên những lời thơ:

    “Bộ não con người là vùng tối ma thuật, với hang triệu con thoi lấp lánh uốn lượn thành các vệt sáng đan xen vào nhau, và kết nên những hoa văn mạch lạc, nhưng không hề ổn định, rồi chuyển thành những hoa văn nhỏ hơn cùng nhảy múa hòa điệu, như dải Thiên Hà hòa vào vũ khúc của vũ trụ.”

    Não trái là não của ý thức, Não phải là não của tiềm thức. Não người chia làm hai phần, còn gọi là bán cầu não phải và bán cầu não trái. Trước đây người ta cho rằng não phải và não trái hoạt động theo cùng một nguyên lí giống nhau. Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Từ những năm 1960 Robert Ornstein and Roger Sperry đã phát hiện ra sự khác nhau của hai bán cầu não. Đặc biệt khi công trình nghiên cứu của Giáo sư Roger Sperry (Học viện Kỹ Thuật Canifornia Mỹ) đạt giải Nobel về Y học và Sinh lí học (năm 1981), các nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm khám phá ý nghĩa của những phát hiện về bộ não và ứng dụng nó.

    Các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng não phải có những khả năng kỳ diệu. Nếu não phải được phát triển, nó có thể sẽ kích hoạt những khả năng không có giới hạn. Phương pháp giáo dục truyền thống hiện nay mới chỉ tập trung vào một bên của não bộ đó là não trái vì người ta chưa biết gì nhiều về nửa bên kia. Trên thực tế, những khả năng chưa được khai phá của con người đều nằm ở não phải. Não trái là phần não mang tính vật chất, tư duy thực thể 3 chiều còn não phải thì hoạt động ở trình độ cao hơn và mang tính tinh thần. Não phải hoạt động một cách vô thức còn não trái hoạt động một cách có lí trí. Trên thực tế não phải và não trái có những chức năng khác nhau. Chúng cũng có những cách thức xử lí thông tin khác nhau. Não trái xử lí thông tin qua ngôn ngữ và não phải lại qua hình ảnh. Khi con người tiến hành một công việc nhất định, một bên của não sẽ hoạt động. Ví dụ khi ta nói chuyện hoặc đọc sách, não trái đang hoạt động. Não phải không can thiệp vào các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ nhưng nó sẽ hoạt động trong các vấn đề liên quan đến hình ảnh.

    Ngay trong bụng mẹ, não phải của con người đã được hình thành trước sau đó não trái mới hình thành. Trong ba năm đầu đời, não trái chưa bắt đầu hoạt động tốt và não phải đóng vai trò là não chủ đạo. Từ ba đến sáu tuổi, vị trí chủ đạo của não phải chuyển dần sang não trái. Đến sáu tuổi, não trái bắt đầu đóng vai trò chủ đạo và nó sẽ khống chế sự hoạt động của não phải. Đó là lí do tại sao cần tận dụng kích hoạt não phải trong giai đoạn ban đầu khi nó vẫn đóng vai trò chủ đạo.

    Nhưng làm thế nào để giúp những tiềm năng nổi trội của não phải phát triển? Trước hết chúng ta phải hiểu được não phải và não trái có những mạch khác nhau về giác quan, thông tin và trí thông minh. Để phát triển các mạch này, chúng ta cần chú trọng trước tiên vào mạch giác quan của não phải. Khi mạch 5 giác quan của não phải đã phát triển, các mạch năng lực và trí thông minh cũng đồng thời phát triển, những tài năng liên quan đến não phải như trí nhớ dài, khả năng tính toán, tài năng âm nhạc, thể thao, nghệ thuật cũng sẽ bùng nổ.

    Bảng sau đây cho thấy sự khác biệt của não trái và não phải:

    [​IMG]

    Hai bán cầu não – Phương pháp Glenn Doman
    Não phải có bốn chức năng mà não trái không có:
    1. Chức năng cộng hưởng và cảm nhận
    Trong vũ trụ có rất nhiều loại sóng thường xuyên tác động vào cơ thể chúng ta. Có một vài loại sóng con người cảm nhận được bằng nhận thức và có một vài loại được cảm nhận bằng tiềm thức.Tiềm thức của chúng ta tiếp nhận các thông tin qua da hoặc các giác quan của não phải. Khi não bộ ở trạng thái sóng não Alpha (thư dãn hoàn toàn) thì những rung động này sẽ được cơ thể cảm nhận và chuyển thành các hình ảnh.

    2. Chức năng nhìn thấy hình ảnh
    Não phải như trên đã trình bày có chức năng cộng hưởng với các sóng truyền tới từ mọi vật và sau đó có thể nhìn thấy hình ảnh của những vật này. Tương tự như chức năng của một chiếc Tivi có thể bắt các sóng vô tuyến mong muốn và giúp chúng ta xem được hình ảnh và nghe được âm thanh, não phải của con người có thể giúp chúng ta nhìn thấy hình ảnh và chúng ta vẫn gọi là thần giao cách cảm.

    3. Chức năng nhớ nhiều thông tin với tốc độ cao
    Mặc dù chúng ta có hai loại trí nhớ: trí nhớ của não trái và trí nhớ của não phải, con người thường sử dụng trí nhớ của não trái. Chức năng nhớ cơ bản của não phải được gọi là “Trí nhớ chụp ảnh”. Chỉ qua nhìn một vật nào đó một lần, não phải có thể chụp hình và lưu giữ được luôn các hình ảnh này. Nếu năng lực này được phát triển thì việc học hành trở nên rất dễ dàng.

    4. Chức năng tự động xử lí với tốc độ cao
    Não phải có bản chất tự phát và vận hành không theo những dự tính của mỗi cá nhân. Nó không chỉ ghi nhớ được thông tin mà nó còn có thể điều khiển thông tin một cách tự phát. Đó là chức năng tự động xử lí tốc độ cao. Chức năng này có thể giúp trẻ dễ dàng nói thuần thục một ngôn ngữ. Chúng ta cần phải nắm được chức năng thần kỳ này tồn tại trong não bộ của trẻ và tận dụng nó khi chúng vẫn còn tồn tại. Bất kỳ ai cũng biết rằng trẻ dưới ba tuổi là thiên tài về ngôn ngữ. Chúng có thể dễ dàng nói 2-3 thứ tiếng khác nhau. Đến sáu tuổi, một rào cản ngôn ngữ đã hình thành giữa vô thức và lí tính làm cho trẻ khó học ngoại ngữ hơn.
    Ngoài ra còn một chức năng thứ năm còn ít được nghiên cứu đó là chức năng giác quan thứ sáu. Mỗi đứa trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 6 đều có các tiềm năng này của não phải. Tuy nhiên, nếu không được kích hoạt, những khả năng này sẽ biến mất khi trẻ được 6 tuổi. Đó là lí do tại sao chúng ta phải chú trọng vào giai đoạn giáo dục mầm non.
    “Việc kích hoạt não phải không những làm cho trẻ học hiệu quả hơn mà còn kích thích khả năng thiên tài của trẻ. Không phải việc giáo dục bằng não phải mang lại cho bạn một đứa trẻ thiên tài, mà luôn luôn có một thiên tài trong mỗi đứa trẻ nếu chúng ta biết cách kích thích não phải đúng cách.”

    ( GS. Glenn Doman)

    Hầu hết mọi người đều có một bên tay thuận, chân thuận và mắt thuận. Não cũng vậy, hầu hết chúng ta đều thuận não trái. Nhưng ít ai biết được rằng trong 3 năm đầu đời, não phải mới là bán cầu não thuận của chúng ta.

    [​IMG]
    Phương pháp giáo dục Glenn Doman – Chức năng não bộ
    Đại não của chúng ta hết sức thần kỳ, ẩn chứa một tiềm lực vô hạn, là nơi quan trọng để bồi dưỡng và nâng cao tiềm năng của con người. Đại não gồm não trái và não phải do các dây thần kinh kết nối hai bán cầu đại não. Các nhà khoa học từ lâu đã phát hiện ra rằng có một dây thần kinh gọi là đường Mason Dixon chia não bộ của con người ra làm 2 phần, bán cầu nào phải và bán cầu não trái. Thế thì đúng là rắc rối thật. Tại sao lại phải tốn công tốn sức phát triển phần não bên phải của chúng ta? Đó là bởi vì phần lớn các công việc mà phần não bên trái xử lý như lập trình, kế toán tài chính và thực hiện các cuộc gọi định tuyến (những công việc đã từng được các công nhân Mỹ thực hiện), thì giờ đây chúng có thể được thực hiện một cách hiệu quả hơn và có chi phí thấp hơn bằng thuê ngoài hoặc sử dụng công nghệ tự động. Trong khi đó, các ý tưởng đột phá thường là kết quả của nửa còn lại bộ não. Não phải tiếp nhận cảm giác về âm thanh, màu sắc và nghệ thuật. Giờ đây, những tấm bằng Thạc sỹ Nghệ thuật (MFA: master of fine arts), là một tấm bằng quản trị kinh doanh mới. Ngày càng có nhiều công việc ở Mỹ hoặc các nền kinh tế phát triển khác cần đến sự hiểu biết về toán học và những khái niệm về tính toán.

    Thậm chí vai trò của bán cầu não phải sẽ được phát huy bởi các phép tính phức tạp về toán học và logic. Các nhân viên của các tập đoàn lớn hiện nay đều phải chinh phục các câu hỏi về tư duy sáng tạo khi vượt qua các vòng phỏng vấn để trở thành những nhân viên chính thức. Trong cuốn “Làm thế nào để dịch chuyển núi Phú Sĩ” các tác giả đã mô tả quá trình của phỏng vấn tuyển dụng tại Microsoft, các ứng viên luôn nhận được những câu hỏi mà đòi hỏi kĩ năng “suy nghĩ ngoài chiếc hộp” (thinking out of the box) của các ứng viên như: “Làm sao để dịch chuyển núi Phú Sĩ? Có bao nhiêu cây cầu trong thành phố? Vì sao chiếc nắp cống lại hình tròn?…

    Tony Buzan cha đẻ của ứng dụng Minmap (bản đồ tư duy) cũng đã ứng dụng não phải cho việc phát triển lý thuyết của mình về sử dụng bản đồ tư duy trong công việc. Ứng dụng của bản đồ tư duy là sự kết hợp giữa dữ liệu, con số logic (não trái)…với ứng dụng hình ảnh, màu sắc, đường nét…(não phải) để thúc đẩy sự sáng tạo của bộ não trong việc phân tích các vấn đề trong công việc. Và đó là một thành tựu tuyệt vời và Mindmap được coi là sự phát minh vĩ đại trong ngành công nghệ sáng tạo trong việc phát huy bộ não con người.

    Tóm lại, trong 3 năm đầu đời, não phải mới là bán cầu não thuận của chúng ta. Bán cầu não phải phát triển trước bán cầu não trái cho đến khi 3 tuổi. Như vậy, tất cả những đứa trẻ đều có khả năng sáng tạo vô hạn. Điều quan trọng là làm thế nào để kích thích sự sáng tạo đó, chứ không phải là làm cho nó thui chột đi.

    Các kết quả nghiên cứu bất ngờ về bộ não
    “Không bỏ ra một công phu nhất định thì không có khả năng khám phá sự thật và ai sợ mất công sức thì không có khả năng lĩnh hội được chân lý .”

    ( Khuyết Danh)

    - Trong suốt 9 tháng trong bụng mẹ, bộ não của trẻ sơ sinh có tốc độ phát triển bằng cả chặng đường tiến hóa của loài người (loài người mất 3,8 tỉ năm để từ 1 tế bào đơn là trùng roi phát triển thành thực thể người với bộ não hoàn thiện. Thai nhi mất 9 tháng, 1 ngày tương đương với 10 triệu năm). Như vậy chỉ một tác động tích cực trong 9 tháng mang thai, cũng có thể mang đến những kết quả kỳ diệu cho sự phát triển của bé.
    - Ngay từ khi lọt lòng mẹ, trọng lượng não của trẻ sơ sinh đã bằng 25% não người trưởng thành; 1 tuổi trọng lượng não đạt 50%; 2 tuổi đạt đến 75%; 3 tuổi đạt 90% và đến 6 tuổi hầu như hoàn thiện về cấu trúc. Trẻ sơ sinh 4 tháng có thể bơi, lặn, đi và thậm chí là trượt băng.
    - Mỗi người trưởng thành chỉ sử dụng và khai thác được từ 5 – 7% khả năng của bộ não. Nhìn chung chúng ta lãng phí từ 93 – 95% khả năng của bộ não. Vậy làm thế nào để kích thích sự phát triển tiềm năng của bộ não, khai phá tiềm năng tiềm ẩn trong mỗi con người?
    - Em bé 4 tuổi sử dụng thành thạo 6 ngôn ngữ, 12 tuổi học đại học, 15 tuổi lấy bằng thạc sỹ và 20 tuổi lấy bằng giáo sư, đó là những con số về các thần đồng, những con số của các tài năng đã ngày càng trở nên phổ biến.

    Những con số trên đã cho thấy rằng Thời kỳ hoàng kim cho sự phát triển trí thông minh, tài năng cũng như hình thành các nhân cách của trẻ là từ 0 – 6 tuổi. Nếu để lỡ giai đoạn này, các Bố Mẹ và Bé sẽ phải mất nhiều thời gian, công sức và cũng không thể khơi dậy được hết trí thông minh và tài năng cho trẻ.

    giaoductusom.com.vn
     
  4. thuthaozinzin

    thuthaozinzin Tinh chất mầm đậu nành Nguyên Thảo làm đẹp

    Tham gia:
    11/5/2012
    Bài viết:
    6,112
    Đã được thích:
    1,382
    Điểm thành tích:
    913
    Mình thấy nhiềều bé đc mẹ kiên trì áp dụng pp này cũng đạt đc nhiều thành tích khá ấn tượng nhưng đòi hỏi mẹ phải kiên trì vô cùng. M thấy bộ flash card dạng clip này cũng hay, Các mẹ tham khảo xem sao nhé
     
  5. sumomin

    sumomin Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/7/2015
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    đánh dấu
     
  6. yenkem1207

    yenkem1207 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/3/2014
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    89
    Điểm thành tích:
    28
    Em đây thử nghiệm rồi đây các mẹ ơi. Cho cu nhà em, nói chung em thấy là ok các mẹ à. Nhưng em cũng k dạy dc đeeuf vì 11th em lại có bầu tiếp nên bị gián đoạn. Vơis những gì em đã làm và có chút kinh nghiệm em chia sẻ với các mẹ nè. Thứ nhất mình phải là người có thời gian rảnh hoàn toàn chỉ có việc ở nhà chăm con ( hay tại em lười nên mới nói vậy hic hic) thứ 2 cực kỳ quan trọng là các mẹ phải thật sự kiên trì, nếu k kiên trì sẽ rất dễ nản. Vì khi mình dạy bé mình không biết là bé có biết không, có nhớ không, nó giống như người mẹ độc thoại 1 mình ý. Qua 1 thời gian khoảng 1 tháng thôi mẹ có thể kiểm tra lại bé biết hết đấy ạ.
     
  7. trinh yen

    trinh yen Da bò, cừu, dê + Gầy xuất Nhật Bản

    Tham gia:
    13/3/2012
    Bài viết:
    2,787
    Đã được thích:
    408
    Điểm thành tích:
    223
    oánh dấu nào. Các mẹ biết bộ thẻ bán ở đâu và bao tiền mách mình với nhé
     
  8. anhduong09

    anhduong09 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/2/2009
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    91
    Điểm thành tích:
    28
    người ta kinh doanh giao dục các mẹ ah, hãy cân nhắc khi chạy theo 1 chường trình giáo dục nào đó,,, nhé
     
  9. xoaiuongday

    xoaiuongday 0904.024.512

    Tham gia:
    22/7/2010
    Bài viết:
    3,385
    Đã được thích:
    1,114
    Điểm thành tích:
    863
    mình cũng rất thích phương pháp này, nhưng để thành công chắc các mẹ phải có thời gian và kiên trì
     
  10. cotton168

    cotton168 Since 2008 - kids fashion

    Tham gia:
    21/8/2015
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    152
    Điểm thành tích:
    83
    Hóng tham khảo cùng các mẹ... Nhiều phương cách nuôi dạy con wa tìm hiểu để trọn lọc
     

Chia sẻ trang này