Tranh luận: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có nên trở thành môn học chính?

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi enterbuy, 6/4/2011.

  1. enterbuy

    enterbuy Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Trong điều kiện hiện nay có một thực tế đáng báo động là sự gia tăng các ca nạo phá thai ngoài ý muốn đặc biệt gia tăng ở lứa tuổi vị thành niên.
    Trong khi đó, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên trong trường phổ thông thường chỉ mới dừng lại ở những buổi học ngoại khóa hoặc tích hợp một vài tiết vào trong các môn học như: sinh học, địa lý...
    Sự thiếu quan tâm một cách đúng đắn của gia đình và nhà trường đã làm cho các em thiếu hiểu biết một cách đúng đắn thậm chí có thể mắc phải những sai lầm đáng tiếc!!!
    Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến cho rằng đây là việc "vẽ đường cho hươu chạy", và cũng có nhiều ý kiến cho rằng " vẽ đường cho hươu chạy đúng còn hơn là chạy không đúng đường".....
    Mình nhận thấy, xung quanh vấn đề này còn nhiều ý kiến trái chiều. Mong các bậc cha mẹ đóng góp ý kiến sôi nổi.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi enterbuy
    Đang tải...


  2. nti

    nti 0942.986.010

    Tham gia:
    2/12/2010
    Bài viết:
    1,906
    Đã được thích:
    345
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có nên trở thành môn học chính?

    Hiện nay các mẹ có thấy nhà nghỉ cho thuê theo giờ mọc lên như nấm không? Trong khi cách đây chục năm làm gì có, đôi lúc môi trường xã hội thay đổi làm phụ huynh cũng cần phải thay đổi theo, nên vẽ đường cho hươu chay hay là chỉ đường hươu chạy đúng đường là một vấn đề cần tranh luận kỹ.
     
  3. Snowart.tk

    Snowart.tk Thành viên chính thức

    Tham gia:
    30/7/2010
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    "Sức khỏe giới tính" ở lứa tuổi vị thành niên như 1 cái hộp đen hấp dẫn, chúng chỉ biết 1 khía cạnh nào đó của cái hộp (vẻ bề ngoài) và ko biết cái bên trong (hậu quả). Thiết nghĩ cần phải giáo dục cho lứa tuổi này biết hậu quả, biết cái bên trong để đưa ra quyết định đúng đắn hơn.
     
  4. enterbuy

    enterbuy Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Re: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có nên trở thành môn học chính?

    Mình cũng tán thành quan điển của mẹ nó. Mẹ nó có kinh nghiệm gì nữa trong vấn đề này thì chia sẻ cho mình và mọi người nhé!
     
  5. phuongbelo

    phuongbelo

    Tham gia:
    27/9/2010
    Bài viết:
    10,953
    Đã được thích:
    2,782
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có nên trở thành môn học chính?

    Dạy con như thế nào và dạy con vào lúc nào luôn là điều then chốt đáng đau đầu, còn dạy con những vấn đề này thì là chuyện đương nhiên, vì tụi trẻ bây giờ rất dễ sa ngã....Nhiều cám dỗ, nhiều thú vui có thể dẫn đến hậu quả xấu..và thiệt thòi nhất vẫn là con gái. vì vậy, nhà nào có con gái là khổ tâm lắm ạ
     
    enterbuy thích bài này.
  6. enterbuy

    enterbuy Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có nên trở thành môn học chính?

    đúng vậy, thế nên có con gái lúc nào cũng lo ngay ngáy. Mình ước sau này sẽ có môn học riêng về sức khỏe sinh sản cho thế hệ trẻ, để định hướng cho chúng cách sống khoa học
     
    Mimosa2009 thích bài này.
  7. Sâu Sâu' Family

    Sâu Sâu' Family Bố Sâu bán hàng

    Tham gia:
    8/6/2010
    Bài viết:
    4,680
    Đã được thích:
    834
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có nên trở thành môn học chính?

    Trên thực tế giảng dạy tớ thấy thế này nhé!
    Cách đây 5 năm, tớ có giảng dạy chương trình này cho HS. HS học gượng gạo lắm, dù GV tích cực đổi mới.
    Nhưng đến giờ thì ko có món này trong các giờ ngoại khóa nữa. Tớ cũng ko rõ lí do vì sao.
    Nếu có môn này thì tớ cũng sẽ tích cực định hướng cho các con trong giờ học. Vì chuyên môn của tớ là Văn - GDCD mà.
    Nhưng nếu mọi người để ý thì trong chương trình cấp II của riêng HN hiện nay bổ sung 1 chương trình học thí điểm: Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh của người HN.
    ---> Có thể vấn đề này đang cần thiết phải giải quyết hơn. (???)
     
  8. rose2010

    rose2010 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    30/8/2010
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có nên trở thành môn học chính?

    Tớ thấy phải trang bị kiến thức cho trẻ con. Vì hiểu biết thì mới tránh được các hậu quả, chứ cấm cũng không được. Vì hiện nay công nghệ thông tin phát triển, không thể cấm được trẻ con tự tìm hiểu đâu. Mà tốt nhất là hướng vào các môn thể thao và các đam mê lành mạnh.
     
    Mimosa2009 thích bài này.
  9. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có nên trở thành môn học chính?

    Cho đến tận bây giờ - việc giáo dục SK Giới tính vẫn là một đề tài tranh cãi - xin mời đọc :
    Hanoinet - Chị L.T.T ở hẻm 107B Trần Hưng Đạo, Q.5, TP.HCM tỏ thái độ bức xúc khi cho rằng mới lớp 5 mà chương trình SGK đã đề cập đến những kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản, sự thụ tinh... là quá sớm.

    Phụ huynh lo lắng việc dạy về sức khỏe sinh sản ngay từ lớp 5 là “vẽ đường cho hươu chạy”, còn giáo viên thì cho rằng giai đoạn này là cần thiết.

    Phụ huynh: chưa nên, giáo viên: cần thiết

    Chị L.T.T ở hẻm 107B Trần Hưng Đạo, Q.5, TP.HCM tỏ thái độ bức xúc khi cho rằng mới lớp 5 mà chương trình SGK đã đề cập đến những kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản, sự thụ tinh... là quá sớm. Và chị L.T.T quả quyết rằng nếu để học sinh tiếp cận với những kiến thức đó sớm, vô tình sẽ “vẽ đường cho hươu chạy”. Còn chị N.T.M.Quyên - phụ huynh học sinh ở Q.Thủ Đức thì cho rằng học sinh lớp 8 trở lên mới cần học đến những kiến thức đó.

    Tuy nhiên, khi trao đổi vấn đề này với người trong ngành giáo dục thì chúng tôi nhận được khá nhiều ý kiến trái với quan điểm của các phụ huynh. Bà Võ Ngọc Thu - Phó trưởng Phòng Giáo dục Q.5 khẳng định: “Từ khi Bộ GD-ĐT thực hiện thay SGK thì những nội dung về giáo dục giới tính mới được đưa vào sách Khoa học lớp 5. Việc này là bình thường, không sớm và từ thực tế phát triển của xã hội hiện nay thì chúng ta cần mạnh dạn đưa nó vào chương trình giáo dục phổ thông.

    Từ đó đặt ra đòi hỏi các giáo viên cũng phải mạnh dạn dạy, trả lời các thắc mắc của con trẻ”. Đồng tình với quan điểm trên, ông Lý Văn Huệ - Hiệu trưởng trường Tiểu học Lương Thế Vinh (Q.1) cho rằng: “Kiến thức về sức khỏe sinh sản nên đưa vào ngay từ giai đoạn lớp 5 vì hiện nay học sinh nữ phát triển khá sớm, học sinh nam có thể phát triển chậm hơn. Bên cạnh đó, do tầm nhận thức và hiểu biết của phụ huynh không đồng đều nên nhất thiết phải đưa kiến thức vào chương trình giáo dục để hướng dẫn hiểu biết kịp thời cho học sinh”.

    Hộp thư “Điều em muốn nói”

    Hiện nay khi thực hiện công tác giảng dạy, để tránh ngượng ngùng cho giáo viên khi dạy, đặc biệt là giáo viên chưa có gia đình cũng như giữa học sinh với nhau thì các trường đã phân giáo viên nam dạy học sinh nam, giáo viên nữ dạy học sinh nữ. “Tuy nhiên sau khi học vẫn còn một số học sinh nữ thắc mắc như: “Trong những ngày đến tháng, con ngồi cạnh bạn trai con thích hoặc con và bạn cầm tay nhau thì có sao không?”, bà Lê Thị Ngọc Điệp - Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) dẫn chứng. Vì vậy, bà Điệp cho rằng trong nhà trường, những kiến thức cô giáo hoặc thầy giáo cung cấp cho học sinh chỉ là những kiến thức cơ bản. Để giải thích một cách cụ thể và khoa học thì cần có sự giúp đỡ của các chuyên viên tâm lý, bác sĩ sản khoa.

    Hiểu rõ được tâm lý của học sinh, không phải em nào cũng mạnh dạn đặt câu hỏi trong các buổi nói chuyện của các chuyên viên hay bác sĩ nên một số trường đã cho đặt hộp thư “Điều em muốn nói” để các em được tự do, thoải mái nêu những thắc mắc của mình. Sau đó nhà trường tổng hợp để mời chuyên viên đến nói chuyện.

    Bà Lê Nhân Ái - Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Võ Trường Toản (Q.10) cho biết: “Đầu tiên hộp thư chỉ nhận được các thông tin đơn giản về thực đơn các bữa ăn nhưng càng về sau chúng tôi nhận được những thắc mắc không thể giải thích đơn thuần mà rất cần sự trợ giúp của các chuyên viên tâm lý và các bác sĩ. Bắt đầu từ năm học này, định kỳ 2 buổi/tuần nhà trường đều có chuyên viên tâm lý trực “Góc tư vấn” để giải đáp mọi thắc mắc cho học sinh”.

    Tuy nhiên, hiệu trưởng một số trường còn cho biết, có gia đình, bố mẹ không quan tâm thường xuyên đến con em mình. Có em đến tuổi dậy thì mà không được gia đình chuẩn bị trước về tâm lý khi đối diện với sự biến đổi của cơ thể...

    Về góc độ chuyên môn, thạc sĩ tâm lý Võ Thị Tường Vy - giảng viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM giải thích: Lớp 5 là giai đoạn cuối tuổi nhi đồng, bắt đầu bước sang tuổi thiếu niên. Xét về tâm lý thì đây là giai đoạn bình yên nhưng ở một số học sinh thì đây là giai đoạn phát dục, biến đổi sinh lý dẫn đến biến đổi tâm lý...

    Trước mỗi thắc mắc của học sinh, gia đình cũng như nhà trường phải tư vấn, giải đáp cho các em dựa trên 3 nguyên tắc như chính xác - khoa học, đạo đức và hướng tới lối sống lành mạnh. Vì vậy, cha mẹ không nên né tránh trước những câu hỏi về giới tính của con em mình mà cần tiếp cận các thông tin ở các trang web hướng dẫn cách dạy con... Còn nếu như không tìm ra cách giải thích hợp lý hoặc không tự tin nói chuyện vấn đề này thì phụ huynh cần đến các trung tâm tư vấn để tham vấn.

    Theo Bích Thanh/Thanh Niên

    Như vậy, GDGT không phải là nên dạy hay không. Vì đã có nhiều nơi dạy rồi - Tuy nhiên, cũng giống như bao "môn học phụ" khác, GV thường không chú trọng đến cách dạy, phương pháp trình bầy sao cho HS hiểu mà chỉ dạy qua loa cho đúng yêu cầu. Nhất là với một Lĩnh vực "nhạy cảm" mà cái nhìn của Phụ huynh - Giáo viên và Học sinh không giống nhau.
    Kiến thức về giới tính là một điều quan trọng - hậu quả của việc thiếu hiểu biết về giới tính, về nhu cầu tình dục... như thế nào thì nhiều gia đình, nhiều bạn trẻ đã lãnh đủ rồi , nhưng vẫn chưa đủ sức làm thay đổi nhận thức của nhiều người - Những điều cần thiết thì chỉ được đem ra giảng dạy qua loa - khiến cho học sinh thì thắc mắc - phụ huynh lại bức xúc , sau đó ngành GD lại đá trái banh qua các phòng tư vấn ( có một sự thực : Có rất nhiều thắc mắc hết sức "ngây thơ" và "nguy hiểm" được gọi qua các tổng đài tư vấn - và tuỳ theo quan điểm, kiến thức của tư vấn viên mà người thắc mắc sẽ nhận được : Lời khuyên về đạo đức - sự hướng dẫn tận tình hay qua loa và điều này thì không kiểm chứng được ) hoặc là yêu cầu PH "tự xử" .
    Việc giáo dục giới tính cũng giống như giáo dục kỹ năng sống và giáo dục hướng nghiệp - không phải là cần đợi đến khi trẻ vào lớp 5 mới dạy về giới tính, vào lớp 6,7 mới dạy kỹ năng sống và đến khi tốt nghiệp cấp III mới lo tư vấn hướng nghiệp. Chúng ta phải xem tất cả các kiến thức, nhận thức và ứng xử về 3 lĩnh vực này phải được trang bị cho trẻ em càng sớm càng tốt - dĩ nhiên không phải dưới hình thức : thày giảng trò ghi - học theo kiểu một môn học, mà đó là những kiến thức sống động, được đưa vào hành trang cho đứa trẻ trong suốt quá trình phát triển nhân cách dưới nhiều hình thức khác nhau, do nhiều tổ chức khác nhau ( gia đình - đoàn thể xã hội - nhà trường ) giúp cho trẻ - Chính những hiểu biết đúng đắn về sinh lý ( GD giới tính ) về nhận thức - hành vi ( GD kỹ năng sống ) năng lực và sở thích ( GD hướng nghiệp ) sẽ giúp trẻ biết quý trọng bản thân, tự tin vào chính mình và định vị được hướng đi.
     
    Mimosa2009, zinetteenterbuy thích.
  10. nti

    nti 0942.986.010

    Tham gia:
    2/12/2010
    Bài viết:
    1,906
    Đã được thích:
    345
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có nên trở thành môn học chính?

    Thật ra tài liệu, thông tin trên Internet giờ đã phổ cập nhiều lắm rồi, nên nếu nhà trường không dạy, và hướng dẫn học sinh có cái nhìn đúng đắn thì liệu có quá muộn, đành rằng tâm lý vẽ đường cho hươu chạy cũng có,nhưng thà để hươu chạy đúng đường còn hơn lạc lối.
     
    Mimosa2009enterbuy thích.
  11. ngoctrui

    ngoctrui Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    19/5/2011
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    99
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có nên trở thành môn học chính?

    Đúng là nên để cho hươu chạy đúng đường.Vì nếu k cho chúng chạy chúng sẽ tìm mọi cách để đến đc với cái chúng muốn thôi :-j Càng cấm thì lại càng thích mà :))
     
    Mimosa2009enterbuy thích.
  12. ngockhanh8406

    ngockhanh8406 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    6/6/2011
    Bài viết:
    491
    Đã được thích:
    78
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có nên trở thành môn học chính?

    Mình đồng ý với mẹ nè,cơ bản vẫn là giáo dục mức độ nào,như thế nào và tầm nào thì giáo dục mức nào thôi,chứ giáo dục là đương nhiên rồi.
     
    enterbuy thích bài này.
  13. khoailang90

    khoailang90 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/5/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có nên trở thành môn học chính?

    thực sự em thấy giới trẻ bây giờ quá thật là suy nghĩ nông cạn các anh chị thấy thế nào chứ em chỉ cần liếc qua các xóm trọ cho sinh viên là em có thể hiểu được là như thế nào rồi à thế nên chúng ta mỗi phụ huynh cần có ý thức hơn trong cách thức dạy con mình cho tốt
     
    enterbuy thích bài này.
  14. Mimosa2009

    Mimosa2009 www.shopmisa.com

    Tham gia:
    2/9/2009
    Bài viết:
    5,950
    Đã được thích:
    1,467
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có nên trở thành môn học chính?

    Tỉ lệ phá thai vị thành niên của VN mình thuộc hạng cao nhất thế giới. (mình có đọc được trên báo tuoitre.com năm rồi)

    Hưu chạy tán loạn hết rồi. Cần phải hướng dẫn hưu chạy đúng đường thôi!
     
    enterbuy thích bài này.
  15. lebaoyen

    lebaoyen www.banbuondadieu.com

    Tham gia:
    17/10/2010
    Bài viết:
    5,777
    Đã được thích:
    1,864
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có nên trở thành môn học chính?

    Em nghĩ dạy con từ thuở còn thơ là tốt nhất, khi còn nhỏ bố mẹ yêu thương và biết lắng nghe con cái vì vậy khi lớn lên con cái sẽ coi bố mẹ như một người bạn khi có chuyện xảy ra dễ tâm sự với bố mẹ hơn. Và hãy dạy cho chúng ngay khi chúng đủ hiểu giới tính là như thế nào? nam nữ sẽ xảy ra chuyện gì nếu gần gũi quá giới hạn. Đây là ý kiến nhỏ của em thui, chứ để chúng lớn quá rùi dạy chúng khó lắm hơn nữa bố mẹ không thật sự hiểu con thì khó có thể chia sẻ với con được ạ.
     
    enterbuyLe Khanh thích.
  16. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có nên trở thành môn học chính?

    Việc giáo dục giới tính phải được hiểu là giúp cho trẻ có những hiểu biết đúng đắn về cấu trúc - chức năng của các bộ phận trên cơ thể - từ các cơ quan bên ngoài (mắt mũi tay chân, bộ phận sinh dục ) cho đến các cơ quan bên trong ( tim gan, ruột, thận ..v.v.) Các chức năng của các hệ ( hệ tiêu hoá, hệ sinh dục .v.v.) và mối quan hệ ứng xử giữa nam - nữ .
    Ngoài những gì mà trẻ sẽ được học tại nhà trường (trong môn sinh học ) thì trẻ cần phải có những kiến thức tối thiểu về cơ thể học , nói cách khác trẻ phải có sự hiểu biết về chính cơ thể và những nhu cầu sinh lý ( đói - khát - ham muốn ) của bản thân minh. Nhưng không phải đợi đến khi trẻ đã lớn ( lớp 5, 6 ) mới dạy vì lúc đó trẻ đã có những ấn tượng không "trong sáng" chút nào về các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là của cơ quan sinh dục (do bố mẹ vô tình hay cố ý gieo vào đầu trẻ về cái bộ phận đó là thứ hết sức tầm bậy ) Chỉ cần trẻ nói đến, tò mò hỏi thăm về các bộ phận và chức năng sinh lý của những cái "của nợ" đó là có chuyện liền ! ( hoặc la mắng hoặc né tránh ).

    Vì thế, trẻ cần được chỉ dẫn bằng những hình ảnh đơn giản, tự nhiên một cách nhẹ nhàng thoải mái ngay từ khi trẻ biết đặt câu hỏi : Tại sao ? - Chúng ta có thể tìm các tài liệu, sách báo với những hình minh hoạ dễ thương để trao đổi, và không nên quá "chú trọng" đến "cô bé hay cậu bé" hoặc lại nói qua loa cho xong - mà nên xem đó như mọi bộ phận khác, để có thể hướng dẫn một cách rõ ràng, đầy đủ.
    Có như thế, khi trẻ lớn hơn, có ý thức về giới tính rõ ràng hơn, thì trẻ sẽ tiếp nhận các kiến thức về sinh dục (sức khoẻ sinh sản với nhiều chi tiết "nhạy cảm" ) một cách tự nhiên (như học về hệ tiêu hoá vậy !).
    Chúng ta đều đồng ý là khi trẻ có hiểu biết về giới tính - sinh dục, sẽ tránh được những điều đáng tiếc ( không hiểu tác hại của việc quan hệ tình dục sớm - bị lây nhiễm, bị lạm dụng tình dục mà không biết ) Nhưng khi đặt vấn đề làm thế nào để cho trẻ có những kiến thức đó thì bắt đầu "đỏ mặt" và "đồng đổ tướng - tướng đổ đồng" Nhà trường và gia đình "đá" quả bóng giao dục giới tính cho nhau !

    Chúng ta cũng đồng ý là trẻ con bây giờ biết "yêu sớm quá" biết lên mạng tìm vào web sex để "học tập" một cách "toàn diện" và lên tiếng báo động tình trạng các bé gái khai gian tuổi để có thể "nếm trái cấm" càng sớm càng tốt, nhưng cũng chỉ "báo động" và "phê phán" cho zui ! Sau đó, nếu con mình mà "tò mò" thì lập tức áp dụng những biện pháp cấm đoán, la mắng, trừng phạt khi trẻ có những "vi phạm đạo đức về tình dục" mà không hề nghĩ rằng, cái cách cấm đoán cái kiểu úp úp mở mở kiểu đó chỉ là điều kiện thúc đẩy trẻ càng hăng hái tìm hiểu một cách tầm bậy, và bắt đầu đi vào con đường "chạy lung tung" !

    Các bậc cha mẹ nên bắt đầu trang bị kiến thức giới tính cho chính mình và hãy dạy cho chính con mình càng sớm càng tốt bằng những điều đơn giản và dễ hiểu nhất - đó chính là biện pháp giúp cho hươu khỏi chạy lung tung một cách hiệu quả nhất.
     
    Sửa lần cuối: 27/6/2011
    enterbuy thích bài này.
  17. Mẹ Minie

    Mẹ Minie Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    2/6/2009
    Bài viết:
    2,307
    Đã được thích:
    568
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên có nên trở thành môn học chính?

    Bởi vậy k biết mình sẽ chỉ dẫn cho 2 con trai của mình như thế nào đây nữa, tuy các cháu mới 5 tuổi nhưng em bây giờ cũng đang lo lắng k biết mình sẽ phải làm ntn để hướng dẫn cho các cháu và để các cháu có thể tin tưởng chia sẻ những suy nghĩ của chúng
     

Chia sẻ trang này