Giật túi xách, cướp được tờ 100 nghìn tỷ đô-la Zimbabwe

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi mabuvn, 4/3/2012.

  1. mamachip

    mamachip Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    26/2/2010
    Bài viết:
    8,043
    Đã được thích:
    1,528
    Điểm thành tích:
    863
    Vì tỷ lệ lạm phát ở quốc gia này siêu khủng mà!
     
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

  2. mabuvn

    mabuvn Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    15/2/2010
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Siêu lạm phát ở Zimbawe chỉ về một giai đoạn siêu lạm phát ở đất nước Zimbabwe từ năm 2007 đến năm 2009 mà đỉnh điểm là vào năm2009. Siêu lạm phát bắt đầu khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng vượt quá 50%. Zimbabwe bắt đầu bước vào kỷ nguyên siêu lạm phát vào tháng 3 năm 2007. Lạm phát chỉ chấm dứt khi quốc gia châu Phi từ bỏ đồng nội tệ của mình vào năm 2009.[1] Cuộc khủng hoảng lạm phát của Zimbabwe cho đến nay [2] là cuộc lạm phát tồi tệ thứ hai trong lịch sử, sau cuộc khủng hoảng siêu lạm phát ở Hungary năm 1946, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 15,6 giờ.[3] Biểu hiện rõ nhất là việc Ngân hàng Trung ương liên tục phát hành giấy bạc mệnh giá rất cao, tháng 1 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 20 triệu đôla, đến 21 tháng 7 năm 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 100 tỷ đôla.[1]
    Tháng 8 năm 2006, một đồng dollar Zimbabwe mới đã được đánh giá lại được phát hành tương đương với 1.000 dollar trước kia. Tỷ lệ trao đổi đã giảm từ 24 dollar Zimbabwe cũ trên U.S. dollar (USD) năm 1998 tới 250.000 dollar trước kia hay 250 dollar Zimbabwe mới trên 1 dollar Mỹ theo tỷ giá chính thức,[4] và ước tính 120.000.000 dollar cũ hay 120.000 dollar Zimbabwe mới 1 dollar Mỹ trên chợ đen,[5] tháng 6 năm 2007.
    Lạm phát đã tăng từ một tỷ lệ hàng năm 32% năm 1998, lên mức ước tính chính thức cao tới 11.200.000.000% vào tháng 8 năm 2008 theo Văn phòng Thống kê Trung ương.[6] Đây là một tình trạng siêu lạm phát, và ngân hàng trung ương đã đưa ra một đồng tiền 100 tỷ dollar mới.[7]
    [​IMG]

    Tờ tiền có mệnh giá cao nhất (100 nghìn tỷ đô)
    Ở thời điểm tháng 11 năm 2008, các con số không chính thức đưa ra tỷ lệ lạm phát hàng năm của Zimbabwe là 516 nhân 10 mũ 18 phần trăm, với giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 1.3 ngày. Tới năm 2005, sức mua của người dân trung bình Zimbabwe đã giảm xuống mức thực tương đương thời điểm năm 1953.[8] Những người dân địa phương phần lớn phải mua những vật dụng thiết yếu từ các quốc gia Botswana, Nam Phi và Zambia láng giềng.
    Tháng 1 năm, 2009, Zimbabwe đưa ra đồng tiền giấy $100 nghìn tỷ (1014).[9] Ngày 29 tháng 1, trong một nỗ lực đối phó với tình trạng lạm phát của đất nước, quyền Bộ trưởng Tài chính Patrick Chinamasa thông báo rằng người dân Zimbabwe sẽ được phép sử dụng các đồng tiền tệ khác, ổn định hơn (ví dụ Sterling, Euro, Rand Nam Phi và Dollar Mỹ) trong trao đổi, bên cạnh đồng dollar Zimbabwe.[10]
    Ngày 2 tháng 2 năm 2009, RBZ thông báo thêm 12 số không nữa sẽ bị bỏ khỏi đồng tiền tệ, với 1.000.000.000.000 dollar (thế hệ ba) Zimbabwe đổi được một dollar mới. Các đồng tiền mới (thế hệ bốn) được đưa ra với mệnh giá mới Z$1, Z$5, Z$10, Z$20, Z$50, Z$100 và Z$500. Các đồng tiền thế hệ bốn được lưu hành cùng với các đồng thế hệ ba, vẫn được sử dụng cho tới ngày 30 tháng 6 năm 2009.[11]
    Kể từ tháng 2 năm 2009, Chính phủ mới của Zimbabwe đã thiết lập hệ thống giao thương đa tiền tệ trong đó đồng đô la Mỹ được sử dụng phổ biến nhất. Phân bổ ngân sách quốc gia năm 2009, dự toán ngân sách 2010 đều sử dụng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ. Với việc đô la hóa toàn bộ nền kinh tế, Chính phủ Zimbabwe đã gắn chặt nền kinh tế của họ với chính sách tiền tệ của Mỹ.

    Nguyên nhân
    Hậu quả của cuộc cải cách ruộng đất, bắt nguồn từ chính sách cải tổ đất đai của Chính phủ, trong đó những thương gia người da trắng - nguồn lực chính kinh tế của đất nước đã bị xua đuổi, kéo theo đó là nguồn tài trợ của Mỹ và phương Tây. Đất đai chia cho nhiều người nhưng họ không biết cách canh tác. Đất nước lâm vào cảnh thiếu lương thực, siêu lạm phát, kinh tế suy yếu, các dịch vụ công sụp đổ.[23]
    Sau cuộc cải cách ruộng đất vào năm 2005 chính phủ, theo sự hướng dẫn của thống đốc ngân hàng trung ương Gideon Gono, đã bắt đầu những cuộc đàm phán để những người chủ trại da trắng có thể quay lại. Họ chỉ còn khoảng 400 tới 500 người vẫn còn ở lại trong nước, nhưng hầu hết đất đai đã bị tịch thu không còn có thể canh tác được nữa.[24] Tháng 1 năm 2007, chính phủ thậm chí còn để một số chủ trang trại da trắng ký các hợp đồng thuê đất dài hạn.[25] Nhưng, chính phủ một lần nữa đảo ngược lại quá trình này và bắt đầu yêu cầu tất cả những người chủ trại da trắng còn lại phải rời đất nước hoặc sẽ phải đối mặt với việc bị bỏ tù.
    Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng rất nặng nề tới hầu hết các nền kinh tế trên thế giới cộng với nền kinh tế quốc nội yếu kém cùng các khoản nợ công chồng chất khiến Zimbabwe trở thành quốc gia đầu tiên trong thế kỷ 21 chịu siêu lạm phát. Suy yếu kinh tế của Zimbabwe bắt đầu từ năm 1999 lúc đó nước này đang chịu thời kỳ hạn hán dữ dội khiến nền nông nghiệp của quốc gia này bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, nợ nước ngoài đã tăng từ 11% GDP trong năm 1980 lên 119% GDP trong năm 2011.
    Về chính sách điều hành, Chính phủ đã cố gắng tìm cách giảm chi tiêu và thực hiện thanh toán nợ nước ngoài thông qua việc tăng thuế, song đã thất bại do vấp phải các cuộc đình công phản đối của người lao động do đó chính phủ buộc phải in thêm tiền để thanh toán cho các chi phí cũng như trả nợ và hệ quả tất yếu là lạm phát ngày một nghiêm trọng hơn.
    Hậu quả
    Chỉ trong một thời gian ngắn cơn siêu lạm phát đã biến quốc gia Nam Phi này trở thành một trong những nước nghèo đói của châu lục mặc dù từng được coi là quốc gia triển vọng nhất châu Phi với những tiềm năng kinh tế và các nguồn tài nguyên giàu có.[28] 80% người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp.[1] Hệ thống giáo dục và y tế tốt của nước này và các ngành khác bị sụp đổ.[23] Tình trạng thiếu hụt mỗi lúc thêm trầm trọng các loại hàng hóa cơ bản, cùng với tình trạng bất ổn về kinh tế và chính trị xung quanh cuộc bầu cử toàn quốc.[22] Nhiều người lâm vào cảnh nghèo đói dù có nhiều tiền.[12]
     
  3. mabuvn

    mabuvn Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    15/2/2010
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Zimbabwe đổi 175 triệu tỷ đôla nội tệ lấy 5 USD


    Bạn đang đọc bài viết Zimbabwe đổi 175 triệu tỷ đôla nội tệ lấy 5 USD tại website của chúng tôi.

    Ngân hàng Trung ương Zimbabwe vừa ra thông báo phế bỏ đồng nội tệ vào ngày 11/6. Theo đó, kể từ 15/6 cho tới cuối tháng 9, Chính phủ nước này sẽ quy đổi nội tệ cũ ra ngoại tệ, Business Insider đưa tin.

    Bất kỳ tài khoản nào có số dư từ 0 đến 175 triệu tỷ đôla Zimbabwe sẽ được nhận một khoản tiền đồng hạng 5 USD. Với những tài khoản có số dư cao hơn, mỗi 35 triệu tỷ đôla Zimbabwe sẽ được đổi lấy 1 USD.

    “Chúng tôi đã thông báo với toàn bộ các ngân hàng trong nước để phối hợp tiến hành việc quy đổi”, John Mangudya, Thống đốc Ngân hàng Zimbabwe tuyên bố.

    [​IMG]
    Tờ tiền có mệnh giá 100 triệu tỷ đôla Zimbabwe. Ảnh: Telegraph.
    Quá trình quy đổi tiền Zimbabwe sẽ được tiến hành với các ngoại tệ như USD, rand Nam Phi và pula Bostwana. Động thái này nhằm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng siêu lạm phát tại quốc gia này kể từ năm 2008.

    Kinh tế Zimbabwe rơi vào khủng hoảng siêu lạm phát dưới thời của Tổng thống Robert Mugabe, người lãnh đạo quốc gia này kể từ năm 1987. Những chính sách bất hợp lý của Mugabe, cụ thể là việc in tiền không kiểm soát, là nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng. Mugabe nổi tiếng với phát ngôn gây sốc: “Nếu thiếu tiền, chúng tôi sẽ tự in thêm”.

    Theo số liệu thống kê chính thức, lạm phát tại Zimbabwe vào thời điểm cao nhất lên tới 231.000.000%. Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia, lạm phát thực tế có thể đã lên tới 4.000.000.000%.

    Tiền nhựa dùng đầu tiên ở Úc, kích thước tiền Ai Cập sẽ thay đổi theo mệnh giá, Nam Phi và New Zealand in hình động vật lên tiền… là những chuyện thú vị về nội tệ các nước.



    Những đồng tiền dưới đây được liệt vào danh sách có giá trị thấp nhất, so với đồng USD của Mỹ
     

Chia sẻ trang này