Toàn quốc: Giới Thiệu Máy Bơm Trục Đứng

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi an24297, 19/6/2021.

  1. an24297

    an24297 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    6/12/2020
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Máy bơm trục đứng là loại máy bơm ly tâm đặc biệt có trục bơm dạng thẳng đứng thường được dùng để bơm tăng áp cho hệ thống chữa cháy hoặc tăng áp cho nhà cao tầng.

    Máy bơm trục đứng có cấu tạo đặc biệt với buồng bơm dài hình trụ đứng, trục bơm có độ dài tương đương buồng bơm, động cơ bơm được đặt trên đỉnh bơm, cánh bơm đặt dưới đáy bơm, máy bơm thường có công suất lớn và được dùng bơm nước trong các hệ thống tăng áp.

    Xem thêm: bơm trục đứng đa tầng cánh

    [​IMG]
    Cấu tạo máy bơm trục đứng


    Máy bơm trục đứng là loại máy bơm có cấu tạo đặc biệt với thân bơm được thiết kế thẳng đứng, đầu hút và đầu xả cùng nằm trên một đường thẳng, động cơ bơm được thiết kế nằm trên đỉnh máy bơm khác với các dòng bơm khác được đặt ở bên ngang hông máy hoặc dưới gầm máy.

    Máy bơm trục đứng có nhiều loại và mỗi loại bơm trục đứng có cấu tạo khác nhau, tuy nhiên về cơ bản cấu tạo chung của các dòng bơm trục đứng bao gồm các bộ phận:

    • Thân bơm, buồng bơm

    • Trục bơm

    • Cánh bơm đặt dưới đáy bơm, thường là cánh dạng kín

    • Động cơ máy bơm đặt trên đỉnh bơm

    • Cổng ra, cổng vào

    • Rọ bơm (trong trường hợp dùng làm bơm hút bể)
    Xem thêm: máy bơm trục đứng cnp

    Nguyên lý hoạt động của máy bơm trục đứng


    Máy bơm trục đứng hay còn gọi là máy bơm ly tâm trục đứng vì vậy máy bơm trục đứng hoạt động theo nguyên lý ly tâm.

    • Khi động cơ hoạt động làm trục bơm quay kéo theo cánh quạt bơm quay.

    • Chất bơm được hút vào buồng bơm theo nguyên lý ly tâm.

    • Chất bơm bị đẩy ra ngoài, áp suất bơm được hình thành tiếp tục hút chất lỏng vào buồng bơm.

    • Áp suất trong bơm tiếp tục đẩy chất lỏng vào buồng bơm.

    • Máy bơm có phốt làm kín ngăn chặn chất lỏng tiếp xúc làm hư hỏng động cơ.

    • Trục bơm và động cơ được thiết kế di động có thể tách rời tiện cho việc bảo trì, bảo dưỡng.
    [​IMG]
    Phân loại máy bơm trục đứng

    Máy bơm trục đứng có hai loại cơ bản là máy bơm trục đứng đơn tầng cánh và máy bơm trục đứng đa tầng cánh. Mỗi loại máy bơm này có ưu nhược điểm và ứng dụng khác nhau.

    Ngoài ra, còn có thể phân loại máy bơm trục đứng theo hãng sản xuất, theo công suất hay theo ứng dụng bao gồm:

    • Bơm trục đứng công suất cao/ thấp/ trung bình

    • Bơm trục đứng sử dụng hút bể/ bơm trục đứng sử dụng bơm tăng áp

    • Bơm Bơm trục đứng Grundfos

    • Bơm trục đứng Ebara

    • Bơm trục đứng Nocchi

    • Bơm trục đứng Saer

    • Bơm trục đứng Seoca

    • Bơm trục đứng Wilo

    • Bơm trục đứng Sealand trục đứng Cnp
    Xem thêm: bơm trục đứng ebara

    Ưu điểm của máy bơm trục đứng

    Dòng máy bơm này có nhiều ưu điểm nổi bật phải kể đến như sau:

    • Động cơ máy do được đặt trên đỉnh máy nên luôn trong tình trạng khô ráo, không lo ẩm ướt và tản nhiệt tốt.

    • Máy bơm trục đứng không cần có rọ bơm vẫn có khả năng bơm mồi cao, có phớt làm kín giúp bảo vệ chất bơm trong quá trình bơm.

    • Cánh bơm được đặt dưới đáy bơm mà không phải trên thân bơm nên khi trục quay, cánh bơm quay theo.

    • Bơm trục đứng loại 1 tầng và đa tầng đều có những ứng dụng đặc biệt khác nhau.

    • Vật liệu bơm hết sức đa dạng, cho phép người dùng lựa chọn thoải mái sao cho phù hợp với chất bơm và môi trường sử dụng.

    • Cánh bơm thường kín do máy bơm hoạt động theo nguyên lý ly tâm chất lỏng.

    • Máy bơm trục đứng sẽ có cột áp cao.

    • Hiệu quả làm việc của dòng máy bơm này rất cao, đặc biệt là khi sử dụng để bơm các loại chất lỏng có tính ăn mòn cao, chất lỏng ở nhiệt độ cao hay hóa chất…
    [​IMG]
    Cách lựa chọn máy bơm trục đứng


    Khi lựa chọn máy bơm trục đứng cần lựa chọn máy bơm đạt tiêu chuẩn và phù hợp với nhu cầu bơm và vị trí đặt bơm, lưu lượng bơm, chất bơm để máy bơm hoạt động hiệu quả nhất.

    • Chọn thân bơm phù hợp chất bơm: Thân bơm có thể bằng nhựa, inox, thép không gỉ hoặc gang…Tùy tính chất và khả năng ăn mòn của chất bơm mà lựa chọn chất liệu thân bơm, buồng bơm phù hợp.

    • Chọn chất liệu cánh bơm phù hợp: vì cánh bơm của máy bơm trục đứng nằm dưới đáy bơm và trực tiếp tiếp xúc với chất bơm vì vậy cần lựa chọn cánh bơm phù hợp chất bơm để có hiệu quả làm việc cao nhất. Cánh bơm máy bơm trục đứng có thể bằng nhựa, inox, thép không rỉ tương tự thân bơm.

    • Lựa chọn máy bơm trục đứng của các hãng nổi tiếng và nhà phân phối uy tín để có chất lượng tốt, giá rẻ, bảo hành lâu dài, sản phẩm chính hãng 100%.

    • Lựa chọn máy bơm trục đứng có rọ bơm dùng hút bể.

    • Lựa chọn máy bơm trục đứng không có rọ bơm dùng làm bơm tăng áp.
    Xem thêm: bơm trục đứng grundfos

    Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy bơm trục đứng

    Để sử dụng máy bơm trục đứng hiệu quả khách hàng cần lưu ý những điều sau đây:

    • Xác định rõ đầu hút đầu xả để lắp đặt chính xác vì máy bơm trục đứng có hai đầu hút và xả nằm thẳng hàng.

    • Nên sử dụng van 1 chiều và van khóa để điều chỉnh lưu lượng và khống chế từng bơm.

    • Cần sử dụng đồng hồ đo áp để biết được áp suất vận hành và canh chỉnh cho phù hợp yêu cầu

    • Kiểm tra chiều quay trước khi vận hành.

    • Ở đầu hút cần lắp thêm thiết bị chống chạy khô để bảo vệ trường hợp lúp-bê bị hỏng bơm sẽ tự ngắt.
    [​IMG]
    Các bước lắp đặt máy bơm trục đứng


    Sau khi lựa chọn được chiếc máy bơm có công suất, lưu lượng, cột áp phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Quý khách tiến hành lắp đặt máy bơm theo những bước cơ bản sau:

    • Bước 1: Khảo sát vị trí lắp đặt máy bơm

    • Bước 2: Lựa chọn và cố định vị trí lắp đặt bơm

    • Bước 3: Tiến hành lắp đặt đường ống

    • Do bơm trục đứng có cấu tạo đặc biệt với họng hút và họng xả nằm thẳng hàng vì vậy việc lắp đặt dễ dàng hơn.

    • Bước 5: Nối máy bơm với nguồn điện

    • Bước 6: Tiến hành vận hành thử bơm, xem máy bơm có hoạt động ổn định không bằng cách kiểm tra xem lượng nước chảy ra có mạnh không.

    Lưu ý khi lắp đặt máy bơm trục đứng

    • Trước hết, việc chọn được một vị trí đặt máy bơm là hết sức quan trọng và luôn phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định lắp đặt. Để đạt được hiệu quả đẩy nước tốt nhất thì chúng ta nên lắp máy bơm trục đứng ở những nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 40 độc C, càng gần nguồn nước đầu vào càng tốt.

    • Để lắp đặt bơm trục đứng một cách chuẩn xác nhất thì chúng ta nên lắp đặt theo hướng dẫn lắp đặt được nhà sản xuất ghi trên bao bì. Người dùng nên tham khảo tài liệu hướng dẫn lắp đặt đi kèm với máy bơm hoặc nhờ sự trợ giúp của nhân viên kỹ thuật, của đơn vị cung cấp để được khảo sát và tư vấn lắp đặt bơm trục đứng đúng cách, miễn phí.

    • Không sử dụng máy bơm nước này với nguồn nước không ổn định, lúc có lúc không. Vì khi mất nước, máy sẽ hoạt động khi không có nước, dẫn đến nhanh mòn phớt, trục bơm gây rỉ nước buồng bơm.

    • Lựa chọn đường ống có kích thước phù hợp với họng ra, đường kính của đường ống không bao giờ được nhỏ hơn đường kính khẩu độ bơm.

    • Đảm bảo máy bơm được lắp đặt vào nguồn điện ổn định, tránh tình trạng không cung cấp đủ điện áp định mức, gây đứng hoặc chết máy. Hoặc cũng có thể dành riêng một nguồn điện cho máy bơm.
    Cách bảo dưỡng máy bơm trục đứng:

    • Vệ sinh sạch sẽ tất cả các bộ phận của máy.

    • Kiểm tra, bảo dưỡng các công tắc, rơ le, ap tô mát…

    • Kiểm tra siết lại các đai ốc, bulong bị lỏng hay xử lý các vị trí bị rò rỉ nước hoặc dầu.

    • Thay dầu định kỳ thường xuyên cho bơm.

    • Nếu không sử dụng máy trong thời gian dài, nên xả cho ráo nước qua nước xả được thiết kế ở phần dưới gầm đế, chân hoặc trên thân máy bơm và bảo quản bơm ở nơi khô ráo, không chứa nước trong máy.

    • Nên bảo dưỡng toàn bộ phần bơm và động cơ theo định kỳ ít nhất mỗi năm một lần.

    • Đặc biệt cần lưu ý, ngắt toàn bộ nguồn điện trước khi tiến hành bảo dưỡng máy.
    Xem thêm: bơm trục đứng đa tầng cánh ebara

    Các sự cố và cách khắc phục sự cố của máy bơm trục đứng


    • Bơm hoạt động kêu to, lưu lượng nước không đều: Nguyên nhân của sự cố này là do ổ bi của động cơ bị hết mỡ, chúng ta cần tra thêm dầu vào vòng bi, với vòng bi đã sử dụng lâu ngày thì nên thay thế bằng các vòng bi mới.

    • Động cơ bị nóng, hoạt động chập chờn: trường hợp này là do động cơ bị chập các vòng dây, hay có hư hỏng về điện. Chúng ta khắc phục bằng cách quấn lại các vòng dây động cơ.

    • Nguồn điện cung cấp không đủ: với các khu dân cư đông người hay các khu công nghiệp, điện áp sử dụng cho bơm thường sẽ bị nhỏ nhơn 220V nên sẽ dẫn đến sự cố chập chờn, bơm làm việc không đủ tải. Sự cố này kéo dài khiến các tụ của bơm nóng lên dẫn đến hỏng tụ, cháy động cơ nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Chúng ta cần khắc phục sự cố này bằng cách tăng điện áp, thay tụ điện mới.

    • Nước không được đẩy ra từ buồng bơm khi máy bơm vận hành: trường hợp này xảy ra do không có nước vào ống hút, phần rọ bơm bị lỏng hay tuột khỏi đường ống, nước bị cạn hay có nhiều rác thải quấn vào rọ bơm khiến nước không vào được đầu hút.

    • Rò rỉ điện động cơ: sự cố này xảy ra do dây nối không chắc chắn hoặc vị trí đặt bơm ẩm ướt gây ra hiện tượng chập chờn. Biện pháp khắc phục sự cố này là chúng ta cần lau khô vị trí đặt bơm, kiểm tra nối lại các dây dẫn hoặc có thể thay bằng dây cáp điện để đảm bảo an toàn.
    Nếu khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì hay cần tư vấn lựa chọn, sử dụng các loại máy bơm trục đứng quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0989775196 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí nhé.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi an24297

Chia sẻ trang này