Mới hôm qua mình hỏi bé yêu nhà mình thế này: "Con ăn hết cơm chưa?". Bé nhà mình trả lời 1 câu "chưa"... Mình nghiêm mặt lặp lại câu hỏi và nhấn mạnh hơn thì bé mới chú ý và trả lời đầy đủ là "con chưa ăn xong". Rồi liền sau đó là vẫn là những câu trả lời cụt lủn tương tự như thế. Thật ra hiện giờ những câu hỏi lặp lại và nhấn mạnh như nhắc nhở của mình cũng chỉ là biện pháp tạm thời và k có hiệu quả nhiều, nên mình rất muốn xin cao kiến của các mẹ dày dạn kinh nghiệm. Các mẹ có kinh nghiệm bản thân nào thì chia sẻ cho mọi người cùng học hỏi nhe.....
Ở cái tuổi đó cứ đòn roi là 1 dạ 2 vâng tất,có gì mà phải nghĩ.Thà tự mình đánh con mình còn hơn để ra đường đứa khác oánh nó chửi ko biết dạy.Mình có mấy đứa cháu ở quê láo toét ăn cơm ko biết mời,đi học về thấy ng lớn ko biết chào.Lại còn bướng nói ko nghe,bực mình cho cái bạt tai là thông minh ra ngay,được ông anh chú cứ đánh cho bọn nó chừa.Bà chị dâu cũng to còi như ông anh nhưg mà hơi xót.
Mẹ nó hơi nóng tính rùi, đánh có thể bé chỉ chừa lúc đó, nhưng lúc khác bé vẫn lại như cũ. Mình nên dạy làm sao để bé hiểu ra vấn đề.
con nhà mình cũng vậy. hỏi con có ăn gì đó không, bé bảo hông hông. mình phải nói lại cả câu trả lời đúng thì bé mới nhắc lại. bé nhà mình 21 tháng, mới nói được từ lúc 18 tháng nhưng giờ nó được cả câu rồi. hồi mới học nói thì mình hỏi bé và dạy bé trả lời là "con không ạ" thì bé chỉ nói được 1 từ đuôi là không hoặc ạ thôi. bây giờ biết nói cả câu rồi nhưng vẫn bị thành thói quen nói 1 từ đó thôi thành nói trống không. cũng chờ xem các mẹ có biện pháp gì với con
Chào cả nhà, em có kinh nghiệm "tẩy não" con là mưa dầm thấm lâu thôi. Bé nhà em bg gần 3 tuổi rồi, nói rất tốt duy chỉ có vấn đề là toàn trả lời cộc lốc...Em mất mấy tuần để chỉ có hỏi con vài câu hỏi và bắt con trả lời đúng như mình yêu cầu..dần dần như có đường mòn trong não bé thôi, bây giờ em hỏi gì bé cũng phải trả lời cả câu đầy đủ. ví dụ em hỏi con có thik không, bé trả lời, không/thik, em bảo con phải nói là: con thích ạ, rồi mấy phút sau em lại hỏi lại, bé vẫn trả lời cộc lốc, e lại nhắc, con phải nói là: con thích ạ....blabla...tóm lại la suốt cả tháng lúc nào bé nhà em cũng trong trạng thái stress cao vì luôn luôn phải trả lời câu hỏi của mẹ 1 cách đầy đủ...dần dần thì thành bình thường, và bg thì em phần nào yên tâm không bị người khác chê không biết dạy con ạ.
Mình đồng ý với mẹ nó, cha mẹ cần fải làm gương cho con, và kết hợp với việc thường xuyên nhắc nhở bé.
bé lớn nhà mình đôi khi cũng trả lời cộc lốc . Mình liên tục phải chỉnh .... Nhưng bé Xuân Mai 19 tháng thì khó chỉnh lắm . Lúc nào bé cũng : hông . Bé rất bướng ...
Đánh bé thì chúng sợ thật đấy, nhưng có đánh mãi được đâu, rồi cũng đến lúc "nhờn đòn", mà đánh chúng chỉ làm chúng sợ hãi mình, ko dám gần gũi. Bướng quá, đánh là cách cuối nhưng ko nên biến nó thành kim chỉ nam. Theo em thì cứ tập thói quen cho trẻ từ chính mình, ví dụ bố hỏi "Mẹ ăn xong chưa" - Mẹ trả lời "Mẹ ăn xong rồi". Tiếp tục mẹ lại hỏi con, nếu con ko trả lời "Con ăn xong rồi" thì mình sẽ uốn nắn theo kiểu "Con nói thế ko đúng rồi, con phải nói là "...." mới đúng. Đảm bảo trẻ nghe nhiều hơn chống đối, trừ những đứa quá lì.
Đồng ý là với trẻ con thì phải nghiêm khắc nhưng ko nhất thiết phải roi vọt đâu bạn ạ. Mình cũng có những lúc đánh con, nhưng rất ít khi, mà chủ yếu những lúc đó là do mình đang có những bức xúc trong người với người khác, chưa giải tỏa được, đúng lúc đấy con trai mắc lỗi, thế là bùng nổ luôn. Chứ bình thường thì mình hay nhắc nhở thôi và cháu rất nghe lời. Con trai mình đang học lớp 3 rồi, cũng nghịch, lại đang theo học lớp năng khiếu thể thao trong Quân đội nên là 1 đứa trẻ khá hiếu động, nhưng ai gặp cũng khen là ngoan, biết nghe lời người lớn.
Đúng rồi, với 2 đứa bé út nhà mình hiện nay mình cũng dạy con theo cách này. Ví dụ anh Bi lớn rồi thì nói chuyện với mẹ, mẹ sẽ trả lời là uh, nhưng với 2 em còn bé thì mẹ luôn trả lời là: dạ. Ngoài ra mình cũng quen trả lời con mình bằng câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ... Trẻ con đứa nào cũng ưa ngọt, cứ ngọt nhạt với chúng nó thì chúng nó sẽ rất nghe lời và ăn nói rất từ tốn, dễ thương. Nhưng chỉ sợ người lớn lúc đó đang căng thẳng với người lớn khác, ko giữ được bình tĩnh thôi.
Cha mẹ nào cũng muốn con mình ngoan ngoãn, nge lời. Nhưng trước hết bố mẹ phải làm gương cho con cái. Không phải tự nhiên nhưng đứa con của chúng ta ngang bướng ,hay cãi lời ba mẹ... Cái gì cũng phải có nguyên nhân, chứ không phải tự nhiên chúng có những thói hư , tật xấu đó. Các bé sinh ra không phải đã có những đức tính xấu đó, đa phần chúng bị ảnh hưởng từ môi trướng bên ngoài nhất là từ ba mẹ chúng là phần lớn. Vì vậy các bậc cha mẹ khi cư xử trước mặt con cái nên nhã nhặn, đừng tỏ ra thô lỗ. Hãy tỏ ra mình là một người bố mẹ đảm đang, quan tâm tới mọi người. Đừng để mình là tấm gương xấu cho con mình./
Hì, topic này đúng tâm trạng của mình hiện đang dạy con gần 3 tuổi đây. Mình cũng như các bậc cha mẹ khác quan điểm là dạy con nói có chủ ngữ đầy đủ thì không thể đánh được. Cái nào đáng ăn roi thì mình vẫn cho roi, các cụ vẫn bảo thương cho roi cho vọt mà có sai đâu. Như bé nhà mình, nếu hỏi mẹ hay bất kỳ ai trong gia đình mà hỏi trống không mình luôn nhẹ nhàng hỏi lại con :"Con hỏi ai đấy?", bé gần 3 tuổi hiểu rất nhanh nhé, mình chỉ cần hỏi lại là bé hỏi chuẩn luôn. Kể cả bé thích gì mà nói trống không mình cũng bảo con nói lại nhẹ nhàng chứ không dùng "bạo lực" được, có lúc bé nhớ thì hỏi hay trả lời rất đầy đủ câu, nhưng có lúc thì bé quên nói chung các cha mẹ còn fải dạy nhiều nhỉ hi hi. Chia sẻ tý kinh nghiệm của mình dạy con với các mẹ nhé.
Đấy nhiều khi có "ko bằng lòng" với mẹ chồng nhưng vẫn phải nói nhẹ nhàng, hòa nhã để con nó còn học đấy hi hi. Chúng nó quen nói trống không vì theo mình nghĩ do đi lớp, quen nói với các bạn, mà tiếp xúc với các bạn cùng lớp là 8h vàng ngọc thời gian bố mẹ đi làm.
Ðề: Giúp bé biết cách trả lời lịch sự và lễ phép. hihi, các mẹ đừng vội buồn, trẻ em mà, chưa biết đúng sai đâu. Người lớn phải uốn nắn cho bé. Once again, lại phải kiên trì, bình tĩnh với bé các mẹ ạ. Nếu bé nói cộc lốc, thì nhẹ nhàng nói với bé : Con phải trả lời là chưa ạ, hoặc vâng ạ (tùy lúc) Sau đó nếu bé tỏ ý không thích hoặc cãi lại thì mẹ phải tỏ thái độ nghiêm khắc ngay, nhưng đừng bao giờ đánh bé. Quan trọng là, nếu sau khi mẹ dạy có lần nào bé trả lời lễ phép thì mẹ phải kịp thời khen bé ngay,thơm bé nữa hihi, bé sẽ rất thích và phát huy. Nhớ là: Đừng bỏ qua bất cứ biểu hiện thiếu lễ phép nào của bé nhé, như thế bé mới quen dần.
Ðề: Giúp bé biết cách trả lời lịch sự và lễ phép. Muốn bé lịch sự và lễ phép thì trước tiên ông bà, bố mẹ cũng phải lịch sự và lẽ phép (trẻ con hay học theo người lớn mà).Nhà mình khi ăn cơm, bố mẹ đều mời từ ng nhiều tuổi trước :mẹ mời bác (bác Gv), mẹ mời bố kenvin, mẹ mời kenvin.Ai cũng mời lần lượt, sau đó Kenvin cũng mời bác, bố, mẹ, và cả em nữa
Ðề: Giúp bé biết cách trả lời lịch sự và lễ phép. Tớ đồng ý với ý kiến của mẹ nó; cứ phải làm gương; Kể với các mẹ nghe câu chuyện nhà ông anh họ tớ; bố mẹ suốt ngày choảng nhau (ko phải đánh nhau mà chỉ choảng về ngôn ngữ thôi); lúc mẹ nói thì bố bảo "lắm mồm"; "lắm nhọt" "không phải nói nhiều",.... đến hôm xuống nhà ông bà ăn cỗ, đang có đông khách, sai vặt nó không được mẹ nó mới mắng, nó choảng luôn" mẹ không phải nói nhiều, lắm nhọt" y chang cái giọng của bố nó luôn Đấy, hậu quả của việc bố mẹ không noi gương đấy.
Ðề: Giúp bé biết cách trả lời lịch sự và lễ phép. Đúng đấy, nhà em cũng có lúc stress vì dạy con nói lễ phép. Theo kinh nghiệm của em, mọi điều hình thành nên là do thói quen. Để có thói quen thì phải tập và học. Học sao cho tự nhiên nhất. Tốt nhất bố mẹ phải thể hiện trước con sẽ học theo ngay thôi mà.