GiadinhNet - Rối loạn tâm lý vì thi rớt ĐH không phải là hiếm gặp nhưng thường ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm sàn tuyển sinh đại học năm nay, đã có hàng trăm ngàn thí sinh trượt đại học. Vượt qua cú sốc tâm lý thi trượt đại học như thế nào khi mà những áp lực thi cử từ xã hội, nhà trường, gia đình và chính bản thân mỗi thí sinh đang đè nặng lên vai họ? Thất vọng khi mình đã không đạt được ước mơ 12 năm đèn sách, phụ lòng mong đợi của cha mẹ, thầy cô, bạn bè, những áp lực từ chính bản thân và gia đình đã khiến tinh thần của những sĩ tử hỏng thi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Rối loạn tâm lý vì thi rớt ĐH không phải là hiếm gặp nhưng thường ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nhẹ thì lo âu, mất ngủ, ăn uống không ngon, không thích nói chuyện với người khác, thích ở một mình… Nặng hơn thì ngoài những rối loạn cảm xúc trên còn kèm theo các rối loạn hành vi nghiêm trọng như nói năng lảm nhảm, khóc la ầm ĩ, hoảng loạn, tự làm tổn thương thân thể (cắt tay, đập đầu vào tường)… tệ hơn là có ý định tự sát. Các biểu hiện trên kéo dài sẽ dẫn đến những rối loạn tâm lý lâu dài và gia đình phải tìm đến chuyên gia tâm lý hoặc bệnh viện tâm thần để chữa trị cho các em. Các chuyên gia tâm lý chia sẻ: Một số thí sinh bị khủng hoảng tinh thần, thậm chí có ý định tự tử khi thi rớt ĐH (trong khi rất nhiều thí sinh khác vẫn giữ được tâm lý bình tĩnh) do rất nhiều nguyên nhân. Nếu gia đình kỳ vọng nhiều quá sẽ khiến các em bị áp lực. Khi thi rớt, gia đình trách móc, bày tỏ sự thất vọng hoặc bỏ mặc, không đoái hoài đến các em có thể khiến sự buồn bã gia tăng dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng. Ngược lại, nếu các em nhận được sự động viên, an ủi, chia sẻ thì nỗi buồn sẽ vơi đi, vượt qua cú sốc dễ dàng. Bản thân các em do sự khác biệt về đặc điểm nhân cách cũng dẫn đến sự khác biệt trong cách phản ứng đối với sự thất bại. Chẳng hạn như, có em ấp ủ ước mơ, lý tưởng lớn đối với nghề nghiệp tương lai, bước qua cánh cửa ĐH là cơ hội để đi đến ước mơ, lý tưởng đó, khi không thực hiện được thì sẽ thấy tương lai mình như chấm hết; có em thì tính cách tự tin, tự đánh giá cao khả năng bản thân, khi thi rớt sẽ khó chấp nhận được sự thật, khó thay đổi suy nghĩ về bản thân nhanh chóng và tất yếu rơi vào khủng hoảng. Từ những nguyên nhân trên, các chuyên gia tư vấn đưa ra lời khuyên: Gia đình không nên lo lắng hay tỏ ra thất vọng nặng nề mà cần quan tâm và an ủi các em nhiều hơn, cần cho các em thấy rớt ĐH vẫn còn nhiều con đường khác để các em bước tiếp. Còn về phía các em, có thể buồn vài ngày nhưng phải biết chấp nhận kết quả để tiếp tục phấn đấu. Đồng thời, tìm hiểu thông tin về nguyện vọng 2, 3 nếu các em thấy mình còn những lựa chọn khác… Các em có thể lấy lại tinh thần bằng nhiều hình thức. Ví như các em có thể ghi những câu khẩu hiệu dán nơi dễ thấy như "Thua keo này ta bày keo khác", "ĐH không phải là con đường duy nhất"...
Ðề: Giúp con lấy lại tự tin bé nhà mình nhút nhát lắm, không biết lớn lên có tự ti không, phải rèn từ bâu giờ thôi à
Ðề: Giúp con lấy lại tự tin Mình từ trượt ĐH, đó là một cú sốc mà mình nằm mơ cũng ko thể nào tin được, 12 năm đèn sách như sụp đổ tất cả, mọi công sức đổ sông đỏ biển, kết quả mìn trầm cảm rồi tai nạn, nhưng nhờ mẹ bên cạnh động viên, mình đã vượt qua tất cả, bây giờ mình đã tốt nghiệp ĐH và đi làm được hơn 1 năm