Chào các mẹ! Em làm mẹ được gần 3 năm rồi và sắp làm mẹ tiếp, nhưng là thành viên mới. Đứa đầu nhà em là con gái, được cả nhà chiều quá nên bây giờ cứ bướng quá ! Em lại đang trong giai đoạn nghén ngẩm nên mệt quá! Có mẹ nào có kinh nghiệm làm thế nào cho đứa đầu ngoan ngoan tí để em đỡ mệt mách cho em với!
cái này là do chỉnh bản thân bạn thôi , bạn tập cho trẻ tính bướng bỉnh do sự nuông chiều quá mức . Giờ bạn phải thay đổi nó , thay đổi cách đối xử trứoc kia dành cho nó , dạy cho trẻ bik nhận thức về những sai lầm của mình . Dạy cho nó đọc sách về đạo làm con cũng là cách hay
Bạn nhẹ nhàng thôi, giải thích cho con hiểu con sắp làm chị rồi Đây là bài báo mình sưu tập lâu rồi, giờ không nhớ là nguồn nào nữa Post lên cho bạn tham khảo nhé Dạy con “Thương lượng, từ chối, đánh lạc hướng là ba “câu thần chú” giúp bạn dạy con ngoan mà không cần phải dùng đến những lời mắng mỏ hay đòn roi” – TS., nhà tâm lý học trẻ em Steven Biddulph (Úc) cho biết. Thương lượng Một ví dụ tiêu biểu cho việc áp dụng kỹ năng này là khi con không làm theo yêu cầu tắt TV, bạn không cần phải đánh bé hay trừng phạt mà đơn giản là hãy bế bé rời xa chiếc vô tuyến và đặt con ở góc nhà. Đương nhiên bé sẽ la khóc vùng vẫy, thậm chí sau khi được đặt xuống đất, rất có thể bé sẽ chạy đến chỗ màn hình và lặp lại hành động tắt bật nút TV. Lúc này, bạn nên tiếp tục bế con lên và lại đặt bé đứng ở góc nhà. Nếu bé vẫn lặp lại hành động của mình, bạn hãy ôm chặt lấy bé và thầm thì vào tai: “Nếu con cứ tiếp tục tắt TV, mẹ/bố sẽ không thả con ra. Con có muốn làm việc đó nữa không?”. Lúc này, chắc chắn câu trả lời của trẻ sẽ là “không ạ!”. Kỹ năng này bạn có thể áp dụng trong rất nhiều tình huống: Khi bé nghịch đồ trong siêu thị, gẩy thức ăn trên bàn tiệc, nghịch ổ cắm điện hay những vật dụng không được phép trong gia đình. Công thức lời nói trong các tình huống này là: “Nếu con không…, bố/mẹ sẽ… “. Bí quyết của bạn khi vận dụng kỹ năng này là kiên trì, cương quyết nhưng không lớn tiếng hay đánh bé. Từ chối Trẻ con thường hay mè nheo và đôi khi người lớn đáp ứng yêu cầu đó chỉ vì muốn cho xong chuyện, để được yên thân và khỏi bị quấy rầy. Nếu điều này diễn ra thường xuyên, bạn sẽ có một đứa con suốt ngày lèo nhèo và rồi sẽ có lúc bạn không chịu nổi, phải dùng đến biện pháp “cho một trận”. Khi trẻ mè nheo đòi một thứ gì đó, hãy nói “không” bằng một giọng hết sức nhẹ nhàng. Nếu bé tiếp tục, bạn cũng lặp lại bằng một giọng nhẹ nhàng như thế. Tuy nhiên, cuộc chiến đấu sẽ không kết thúc một cách rõ ràng và nhanh chóng. Trẻ có thể bắt đầu khóc lóc, vòi vĩnh vì có lúc nào đó trò này đã có tác dụng khi làm người lớn mủi lòng. Nếu vậy, bạn cứ để bé khóc, không dỗ dành, không quát nạt hay dọa dẫm, để trẻ một mình và đi làm việc khác, cùng lúc vẫn để mắt tới con. Một lúc không thấy yêu cầu của mình được đáp ứng, trẻ sẽ phải thôi khóc. Để thành thạo được kỹ năng này, bạn cần hết sức kiên nhẫn, làm chủ cảm xúc chứ đừng để bé dẫn dắt tình cảm của mình. Trong lúc đối phó với trẻ, bạn cố gắng thả lỏng người và luôn tâm niệm: “Bố/mẹ không lạ gì cái trò của con đâu nhé! Đừng hòng thắng được bố/mẹ!”. Đánh lạc hướng Không phải lúc nào bạn cũng có thể nói với trẻ một cách dứt khoát: có hoặc không. Sẽ có lúc bạn phải vận dụng biện pháp “đánh trống lảng” để hướng sự chú ý của trẻ đến một việc khác.
Hì, con gái mình 4 tuổi, đã nghe qua chuyện Tích Chu rồi nên một lần con hư quá, mình bảo " nếu con mà hư như thế là mẹ biến thành chim bay đi mất đấy". Không bít làm thế có đúng không nhưng từ hôm đó con cũng đỡ quấy mẹ hơn, ít hờn đi, và bít chăm sóc mẹ. Thỉnh thoảng (chắc là quên) nên cũng đòi này đòi nọ, mình lại bảo " mẹ sắp bay đi rồi" hì hì, thế là lại thôi.
Cún nhà minh ở với bà ngoại chiều quá nên giờ cũng hư lắm , đòi gì là đòi bằng được . Giờ 3 tuổi rồi khó dạy lắm ......chẳng lẽ pó tay sao ??????????
Thật ra trẻ con, chúng đều hiểu cả đấy. Các bé cũng biết thi gan với người lớn. Nếu “bắt nạt” bố mẹ được một lần thì lần sau chúng sẽ còn bắt nạt nữa. Dù còn bé nhưng các con đều có thể hiểu được thái độ của bố mẹ đối với việc làm sai hay đúng của các con qua âm lượng của lời nói, qua ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, … rồi đó. Và để dạy, uốn nắn được con thì trước tiên người lớn chúng mình cần phải gương mẫu và nhất quán cách dạy con. Không thể mẹ nói là không cho chơi mà bố lại nói thôi cứ cho con chơi đi (khi thấy con khóc dữ quá). Và điều quan trọng là chúng mình phải biết nhẫn nại, kiên trì vì dạy các con không chỉ một ngày hai ngày là được. Có khi chỉ một việc mà chúng mình phải dạy con (hoặc phạt con) lặp đi lặp lại nhiều lần chỉ trong một ngày. Và khi các con làm tốt thì bố mẹ phải khen ngợi con ngay - làm như vậy sẽ khiến con thích thú với việc làm đúng, làm tốt và sửa được những lỗi sai. Hành trình nuôi dạy các con thật gian nan. Nhưng có lẽ phải trải qua những “thử thách” ấy mới khiến chúng ta nghiệm được ra nhiều điều – và phải chăng chính các con đã dạy cho chúng ta đức tính nhẫn nại?!
Bé gái đầu lòng nhà mình hơn 2 tuổi rùi, trước lúc có em bé quy củ và nghe lời lắm, chỉ cần bố hay mẹ lừ mắt nhìn là biết ý ngay, không dám đòi hỏi gì nữa. Nhưng từ khi mình sắp sinh em bé, nghĩ thương con nên có chiều con hơn trước đây. Vì thú thực là lúc nào cũng nghĩ có em rồi sẽ không được mẹ chăm sóc nhiều hơn trước nữa nên thương con lắm...chà, giờ thì bé đi lớp và trở nên ương bướng ngoài sức tưởng tượng của mình..híc Bé mới hơn 2 tuổi thôi nhưng ra dáng làm chị lắm, vậy nên mình hay nhắc con phải gương mẫu để cho em học theo chứ...cũng hiệu quả ra phết bạn ạ! Vì mỗi lần nhắc con như thế lại thấy bé cười bẽn lẽn ra chừng biết lỗi, rồi còn "lớn tiếng dạy" em nữa cơ.
gần 3 tuổi là đi lớp đc rồi bạn à. các cô giáo sẽ dạy các cháu ngoan dần lên. trẻ bướng ko thể 1 lúc 1chiều là dạy đc luôn. giờ tuổi đó cũng đã nhận biết và í thứ dần đc rồi. em mình 3 tuổi bướng kinh lắm. ko chịu ăn khóc nhiễu bố nhhưng đi học về là thấy đỡ hẳn. đỡ thôi. giờ cũng tự xúc cơm ăn rồi. ko để bố đút nữa. ít khóc theo bố hơn( em mình bện hơi bố từ lúc ăn bột là đã ngủ bố ko ngủ cùng mẹ nữa. hợp với bố ghê lắm. mẹ thì ít khi theo lắm cho tới bi giờ vẫn vậy à)
mình cũng trong hoàn cảnh y hệt bạn, có khác chút là nhóc đầu là con trai, vừa bướng vừa nghịch kinh khủng, mà đi học thì chưa đủ tuổi nên vẫn ở nhà đây. Có lẽ mình sẽ cho đi nhà trẻ tư cho nó vào khuôn phép thui.
Đôi khi cũng phải cứng rắn với bé 1 xíu, không nên quá cưng chiều. Bé đựoc cưng chiều lần này sẽ quen với lần khác. Mình rất cưng bé nhà mình, nhưng cái gì nói không là không, chứ cứ thấy bé khóc lại chiều là dễ làm bé hư lắm
Mình nghĩ nên hết sức nhất quán và có nguyên tắc ngay từ khi con còn nhỏ thì chắc là làm được bạn ạ Nguyên văn bởi linhchinano Đôi khi cũng phải cứng rắn với bé 1 xíu, không nên quá cưng chiều. Bé đựoc cưng chiều lần này sẽ quen với lần khác. Mình rất cưng bé nhà mình, nhưng cái gì nói không là không, chứ cứ thấy bé khóc lại chiều là dễ làm bé hư lắm Mình hoàn toàn đồng ý với bạn linhchinano
Bé trai đầu lòng nhà em cũng hơn 3 tuổi, e cũng đang bầu tập 2 đây. Mang bầu lần 2 mệt hơn trước nhiều, mà con thì ngày càng cứng đầu khó dạy. Hồi nhỏ ngoan lắm cơ, 10 tháng là đi nhà trẻ rồi, ăn ngoan ngủ ngoan. Lớn tí thì có tính tự lập, ý thức tự giác không phiền bố mẹ. Nhưng từ ngày biết sắp có em thì lại trổ chứng, nhõng nhẽo vô cùng, khóc nhè, ăn uống ì xèo, lại ko chịu đi học nữa, vòi vĩnh đủ thứ. Cả nhà đều nghiêm khắc với bé, từ nhỏ đâu có cưng chiều nhưng không hiểu sao dạo này bé chẳng nghe lời em nữa (bố nó cho ăn đòn thì nó còn sợ), động việc gì cũng phải la hét chứ nói bình thường chả nghe lời như trước. hic buồn quá.
kiểu mà con nó đòi mua gấu to đùng cỡ 300k thì nhẹ nhàng mà nói : đấy,con đó to thật,nhưng mà lông xấu,dễ bẩn,con kia mẹ thấy ổn hơn,màu đẹp,mà lại nhìn yêu yêu.Con kia thì rẻ hơn rồi,nhưng lắm khi cáu quá là không luôn,phải học hỏi thêm,