Khác: Giúp Mẹ Hiểu Về Bệnh Tiểu Đường Ở Thai Kỳ Và Những Điều Cần Lưu Ý

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi philipsavent, 5/10/2016.

  1. philipsavent

    philipsavent Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/3/2016
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Từ 2 đến 10% mẹ bầu có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường thai lỳ và bệnh này ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của mẹ cũng như bé trong bụng. Vậy, mẹ nên biết gì về tiểu đường thai kỳ? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây nào.
    [​IMG]

    1. Tiểu đường thai kỳ là gì

    Khi bạn ăn, hệ tiêu hóa sẽ chuyển hóa thức ăn thành glucose, nhờ sự hỗ trợ của insulin, các glucose này sẽ chuyển thành năng lượng giúp cơ thể hoạt động. Các hooc-mon khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản sinh ra insulin. Lượng insulin lúc này không đủ để chuyển hóa glucose thành năng lượng. Glucose không được chuyển hóa sẽ tồn tại trong máu và gây nên tiểu đường thai kỳ.

    Tiểu đường thai kỳ thường biến mất hoàn toàn sau sinh nhưng nếu mẹ từng bị tiểu đường trong lần mang thai đầu tiên thì nguy cơ tái phát trong những lần thụ thai kế tiếp khá cao.

    2. Ai dễ bị mắc tiểu đường thai kỳ
    • Phụ nữ trên 30 tuổi
    • Tiểu sử gia đình có người bị tiểu đường
    • Phụ nữ bị thừa cân, béo phì trước và khi mang thai
    • Người đã bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước
    3. Triệu chứng tiểu đường thai kỳ
    • Mẹ thường xuyên khát nước, bị tỉnh giấc giữa đên để uống nhiều nước.
    • Mẹ đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với các phụ nữ mang thai bình thường khác.
    • Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem chống khuẩn thông thường.
    • Các vết thương, vết trầy xước hoặc vết đau khó lành.
    • Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
    Nếu có triệu chứng này, mẹ nên đi xét nghiệm máu để phát hiện và điều trị kịp thời.

    4. Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ
    • Khó sinh
    • Bé dễ bị béo phì, hạ đường huyết
    • Bé có nguy cơ bị mắc bệnh hô hấp, dễ bị vàng da
    • Mẹ dễ gặp các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, sinh non, thai chết lưu
    5. Chế độ ăn uống nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ
    • Ăn 3 bữa trong ngày và một buổi tối nhẹ. Bạn có thể dùng trà và bánh vào buổi sáng và chiều. Hoặc chia nhỏ bữa ăn hàng ngày.
    • Dùng các món ăn ít chất béo và nhiều chất xơ.
    • Chế độ ăn cân bằng cung cấp đủ chất dinh dưỡng gồm thức ăn giàu chất canxi và chất sắt.
    • Kiểm soát lượng đường và tránh ăn đồ ngọt.
    • Ăn các loại thức ăn đa dạng và nhiều nguồn khác nhau để tránh bị biếng ăn.
    Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu được kiểm soát và giám sát thì rủi ro sẽ giảm đi nhiều. Do đó, mẹ cần khám thai định kỳ để phát hiện sớm nhé.

    Nguồn tin: Tổng hợp
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi philipsavent
    Đang tải...


  2. Muprup

    Muprup Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/9/2011
    Bài viết:
    1,310
    Đã được thích:
    362
    Điểm thành tích:
    123
    Cảm ơn bạn đã tổng hợp
     

Chia sẻ trang này