Thông tin: Giúp Mẹ Tìm Hiểu: Trẻ Thiếu Kẽm Nguy Hiểm Không?

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Chinhsabina, 14/3/2023.

  1. Chinhsabina

    Chinhsabina Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/3/2021
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Kẽm là vi chất cần thiết để duy trì sức khỏe của trẻ. Theo nghiên cứu, việc thiếu kẽm có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe của con. Vậy thực tế trẻ thiếu kẽm nguy hiểm không? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu ngay nhé!

    1. Giúp mẹ tìm hiểu: Trẻ thiếu kẽm nguy hiểm không?

    [​IMG]
    Giúp mẹ tìm hiểu: Trẻ thiếu kẽm nguy hiểm không?

    Trẻ em bị thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thậm chí là có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm như:
    • Suy giảm thị lực: Kẽm là thành phần giúp vận chuyển vitamin A đến võng mạc. Việc thiếu kẽm là nguyên nhân khiến mắt bị suy giảm thị lực ở trẻ nhỏ.
    • Rối loạn thính giác: Không chỉ ảnh hưởng đến mắt mà việc thiếu kẽm còn có thể khiến thính giác của trẻ bị suy giảm. Khi thiếu kẽm trẻ thường gặp tình trạng ù hoặc nặng tai. Do kẽm là chất chống oxy hóa ở trong bộ phận này
    • Tổn thương xương khớp: Kẽm là thành phần quan trọng của hệ xương khớp. Việc thiếu kẽm sẽ làm trẻ chậm phát triển chiều cao, trở lên còi cọc, xương yếu
    • Mắc bệnh mãn tính: Tăng cường miễn dịch và đảm bảo tốc độ phát triển bình thường của tế bào là nhiệm vụ quan trọng của kẽm. Khi không được bổ sung đầy đủ thì cơ thể trẻ sẽ phải đối mặt với các bệnh mãn tính như rối loạn thần kinh, Alzheimer,…
    • Thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến vị giác của trẻ: Kẽm là yếu tố tạo nên vị giác và khứu giác của trẻ. Khi cơ thể trẻ thiếu kẽm, các tế bào niêm mạc miệng hypoplasia rất khó cảm nhận sự kích thích của thức ăn, làm giảm sự nhạy cảm hương vị khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng, khiến cho trẻ biếng ăn, chán ăn.
    Không chỉ thế trẻ thiếu chất kẽm còn có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ do bị rụng tóc, gãy móng tay và mắc bệnh da liễu nghiêm trọng.

    2. Ba mẹ phòng ngừa thiếu kẽm ở trẻ nhỏ bằng cách nào?
    [​IMG]
    Ba mẹ phòng ngừa thiếu kẽm ở trẻ nhỏ bằng cách nào?
    Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, ngăn ngừa thiếu kẽm khi con còn nhỏ, ba mẹ nhất định cần tham khảo các cách phòng bệnh dưới đây. Cụ thể như sau:

    • Khuyến khích chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, sử dụng thực phẩm giàu kẽm, thay đổi thói quen ăn uống của bé có lợi cho việc hấp thụ kẽm.
    • Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng và tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng.
    • Dự phòng điều trị kịp thời và khoa học các bệnh liên quan đến thiếu kẽm.
    • Bổ sung các thức phẩm chứa nhiều vitamin C có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ kẽm cho con mỗi ngày như rau xanh, hoa quả, giá đỗ…
    • Sử dụng các thực phẩm thủy hải sản giàu kẽm như cua biển, thịt bò, tôm, thịt, cá...
    • Khi bổ sung kẽm cho con thì chú ý nên bổ sung thêm vitamin A, B6, C và photpho vì chúng làm tăng sự hấp thu kẽm tốt hơn
    • Tiêm chủng đúng lịch cho bé phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, bại liệt, viêm gan B, viêm não nhật bản.
    • Chú ý cho bé tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và 6 tháng một lần.
    Ngoài ra, để bé có thể phát triển tốt nhất, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mỗi ngày thì mẹ có thể sử dụng thêm sản phẩm giúp bổ sung các vi chất như kẽm, canxi, vitamin D3, lysine cùng các thảo dược tự nhiên như khúng khiếng, kế sữa, hồng sâm… để bổ sung cho con từ khi con được 1 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hãy chú ý tới nguồn gốc sản phẩm cần rõ ràng, đảm bảo cũng như thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn cho con yêu khi dùng thường xuyên.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Chinhsabina
    Đang tải...


  2. xoaimuoivn

    xoaimuoivn Phân phối đồ dùng gia đình, mẹ và bé....

    Tham gia:
    11/12/2017
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Bộ đôi sắt kẽm sử dụng đi đôi với nhau. sắt dùng trước ăn, kẽm dùng sau ăn. trẻ sinh đủ tháng từ tháng thứ 4 là bổ sung 1 đợt sắt kẽm 3-4 tháng, trẻ sinh dưới 37 tuần thì bổ sung ngay từ sau sinh đến 1 tuổi. Sắt- kẽm dùng dòng hữu cơ dạng xịt cho con sẽ tiện lợi hơn và quan trọng là ko gây nóng táo bón cho con. Mẹ cần tư vấn chăm sóc mẹ và bé sau sinh, vui lòng inbox zalo: https://zalo.me/mekuchip hoặc đt 0919734883
    328461592_1215175725758018_1181834237310457307_n.jpg
    z4086005658193_37cc8500bf31c04d87dfc408c043e598.jpg
     

Chia sẻ trang này