Một trong những tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ khiến cha mẹ lo lắng chính là nôn trớ. Tình trạng này rất dễ xảy ra và gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con. Vậy để cải thiện tình trạng trẻ ăn vào bị đau bụng chúng ta cần sử dụng biện pháp nào cho thích hợp? MẸ NÊN LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TRẺ ĂN VÀO BỊ ĐAU BỤNG? Khi thấy trẻ bị đau bụng sau khi ăn xong mẹ phải làm sao? Một số cách làm dịu cơn đau bụng giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn dưới đây : · Tránh cho bé ăn các thực phẩm có tính kích ứng dạ dày, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga. · Sử dụng men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa để giải quyết các cơn đau bụng do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột gây ra một cách hiệu quả. Bằng cách tăng cường lợi khuẩn đường ruột để cân bằng hệ vi sinh, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ sớm ổn định trở lại, khắc phục nhanh dấu hiệu đau bụng và phòng ngừa đau bụng tái phát. · Thực hiện chườm nóng vùng bụng kết hợp massage nhẹ nhàng giúp trẻ giảm đau. · Cho con uống nước làm ấm bụng như nước gừng, xoa dịu cơn đau nhanh chóng. · Cho trẻ ăn các thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh dinh dưỡng.. TRẺ ĂN VÀO BỊ ĐAU BỤNG LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ? Một số nguyên nhân phổ biến khiến cho trẻ ăn vào bị đau bụng, khó chịu sau ăn hay trẻ nhỏ bị tiêu chảy là do: · Cơ địa trẻ không dung nạp lactose: Trường hợp trẻ không dung nạp lactose cũng có dấu hiệu đau bụng. Ở bé sơ sinh chưa biết nói, con sẽ quấy khóc, ưỡn bụng, nôn trớ khi vừa ăn sữa hoặc chế phẩm từ sữa. Đi kèm với biểu hiện đau bụng trẻ sẽ có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. · Dị ứng thức ăn: Một số thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao gồm có trứng, tôm, cua, hải sản, đậu nành.. có dấu hiệu đặc trưng là đau bụng kèm mẩn đỏ, khó thở, tiêu chảy.. · Thức ăn không phù hợp: Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn yếu nên khi ăn các thực phẩm không phù hợp như nước có ga, đồ tái sống, đồ lạnh, ngũ cốc nguyên hạt.. dễ bị đau bụng, chướng bụng sau khi ăn xong. · Thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn: Ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn, ôi thiu khiến trẻ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn trớ.. là biểu hiện của ngộ độc thức thực phẩm mẹ cần đặc biệt lưu ý. · Trẻ nhiễm nấm Candida: Loại nấm này khi phát triển nhanh sẽ ảnh hưởng tới vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, tác động tới quá trình tiết men tiêu hóa ở dạ dày và mật. Khi nhiễm nấm Candida, trẻ sẽ bị đau bụng sau ăn kèm mệt mỏi, khó chịu. TRẺ BỊ ĐAU BỤNG SAU KHI ĂN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? Thông thường hiện tượng trẻ ăn vào bị đau bụng không gây nguy hiểm, đa số các trường hợp do thức ăn không phù hợp hoặc trẻ bị dị ứng, táo bón, mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ tại nhà để con sớm trở về trạng thái sức khỏe bình thường là được. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp trẻ bị đau bụng do các bệnh lý gây ra, mẹ cần theo dõi các dấu hiệu đi kèm và mức độ đau bụng của con để đưa con đi khám kịp thời: Lồng ruột cấp tính: Có dấu hiệu nôn trớ liên tục, trẻ đi ngoài ra dịch nhầy, quấy khóc dữ dội. Rối loạn tiêu hóa: Trẻ bị đau bụng, buồn nôn, trẻ nhỏ bị tiêu chảy. Đau ruột thừa: Cường độ các cơn đau tăng lên đặc biệt là đau quanh rốn, kèm theo sốt, tiêu chảy hoặc táo bón.