Giúp Trẻ Cải Thiện Tình Trạng Nhiễm Khuẩn Tiêu Hóa Như Thế Nào?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi infachobe, 3/6/2022.

  1. infachobe

    infachobe Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/6/2021
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Bệnh đường ruột ở trẻ là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của con. Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng nhiễm khuẩn tiêu hóa ở trẻ trong bài viết sau.


    LƯU Ý VỀ DINH DƯỠNG CỦA TRẺ BỊ NHIỄM KHUẨN TIÊU HÓA

    Khi trẻ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa, cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học để hồi phục sức khỏe tiêu hóa của trẻ nhanh nhất, hiệu quả nhất.

    · Với những trẻ còn bú mẹ, hãy tăng thêm cữ bú và thời gian bú cho con. Nếu trẻ không bú được thì vắt sữa mẹ và cho con ăn bằng thìa.

    · Tăng cường thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ như: giá đỗ, các loại hạt nảy mầm để tăng năng lượng và hóa lỏng thức ăn.

    · Thực phẩm nên cho trẻ ăn khi mắc bệnh nhiễm khuẩn: khoai tây, gạo, rau củ có màu vàng, đỏ, xanh thẫm, thịt gà, thịt bò, trứng sữa,....

    · Thực phẩm cần tránh khi trẻ bị nhiễm khuẩn: đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, nước có gas, kem,...

    · Cho bé uống nhiều nước: nước bù điện giải, nước trái cây tươi,....

    · Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì 3 bữa chính mỗi ngày, mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn của trẻ thành 5-6 bữa/ ngày.

    · Chế biến các món ăn mềm, dễ hấp thu, dễ tiêu hóa và vẫn đảm bảo đủ chất như: soup, cháo, sữa, nước trái cây,...

    TRẺ DỄ BỊ NHIỄM KHUẨN TIÊU HÓA DO LÝ DO GÌ?

    Trẻ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa thường do các vi khuẩn dạng campylobacter và vi khuẩn E. coli gây ra. Ðây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy trên toàn thế giới và ở mọi lứa tuổi. Trong đó, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc nhất, bởi hệ tiêu hóa của con trong những năm đầu đời còn khá non nớt. Ở những nước phát triển, trẻ dưới 5 tuổi và thiếu niên là đối tượng có tỷ lệ mắc cao nhất. Còn ở các nước đang phát triển thì đối tượng chủ yếu là trẻ dưới 2 tuổi.

    Con đường lây nhiễm của bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa ở trẻ là do tiếp xúc với những đồ vật có chứa vi khuẩn, ổ chứa vi khuẩn là động vật, gia súc và gia cầm. Bên cạnh đó, sự gần gũi của trẻ với các dạng vật nuôi và kháng thể chưa phát triển hoàn thiện cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh.

    Một số biểu hiện phổ biến ở trẻ nhiễm khuẩn đường ruột phải kể đến:

    · Trẻ bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn

    · Trẻ bú kém, biếng ăn

    · Trẻ sốt, mệt mỏi,...

    TÌM HIỂU CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI TRẺ BỊ NHIỄM KHUẨN TIÊU HÓA

    Bên cạnh việc phòng ngừa nhiễm khuẩn tiêu hóa ở trẻ bằng cách cho con ăn chín, uống sôi thì mẹ nên nên biết những giải pháp phòng ngừa và xây dựng hệ tiêu hóa khỏe cho trẻ dưới đây:

    Tiêm phòng đầy đủ

    Tiêm phòng đầy đủ là giải pháp phòng ngừa và xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho trẻ mà mẹ không nên bỏ qua. Đây chính là “tấm lá chắn” hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ. Điển hình là Vắc-xin ngừa virus Rota. Rota là chủng virus có tính lây lan rất nhanh, “thủ phạm” của hầu hết tình trạng nhiễm khuẩn tiêu hóa ở trẻ. Và trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ nhiễm virus Rota cao nhất.

    Bổ sung cho trẻ men lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa

    Cho bé dùng thêm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn là một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho bé.

    Trên thị trường có nhiều loại men lợi khuẩn mà mẹ có thể tìm hiểu và lựa chọn để bổ sung cho trẻ. Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ nên lựa chọn các loại men vi sinh được bào chế ở dạng giọt. Bởi chỉ với 1 vài giọt men vi sinh khối lượng nhỏ bé đã có thể bổ sung cho cơ thể trẻ khoảng 1 tỉ CFU lợi khuẩn trong mỗi liều uống.

    Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi

    Sữa mẹ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Không chỉ quyết định tới sự phát triển về thể chất, trí tuệ mà nó còn liên quan mật thiết tới sức khỏe của con.

    Do đó, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm những thực phẩm bổ sung khác ngoài sữa mẹ khi bé đã được 6 tháng tuổi. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của con còn khá non yếu, sự thay đổi đột ngột nguồn dinh dưỡng hay thay đổi quá sớm thì cơ con cũng không hấp thụ được. Từ đó, dễ gây rối loạn tiêu hoá kèm với các biểu hiện như: tiêu chảy, biếng ăn, nôn trớ,… Ở những trường hợp nhẹ hơn thì cũng làm cho hệ miễn dịch của bé bị suy giảm.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi infachobe
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    bệnh về đường ruột gây nên rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển trẻ nhỏ
     

Chia sẻ trang này