Giúp Trẻ Cải Thiện Tình Trạng Nôn Trớ Khi Ăn?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Hangg Minhh, 16/1/2023.

  1. Hangg Minhh

    Hangg Minhh Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/3/2022
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Các vấn đề tiêu hóa ở trẻ luôn là nỗi lo thường trực của các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ và đi ngoài là một trong những tình huống mà chúng ta thường xuyên phải đối mặt nhất. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng trẻ ăn hay bị nôn trớ trong bài viết dưới đây.


    THEO DÕI MẤT NƯỚC VÀ CHĂM SÓC TRẺ SAU KHI NÔN

    Ngay sau khi trẻ nôn xong thì mẹ không nên tiếp tục cho trẻ ăn ngay. Thay vào đó, việc quan trọng lúc này là đảm bảo cung bù đủ nước cho trẻ. Cách phổ biến và hiệu quả nhất là sử dụng dung dịch điện giải Oresol để có thể cung cấp đầy đủ cả nước và muối khoáng cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

    · Số lượng: Khuyến nghị là 50ml/ 1kg cân nặng. Ví dụ như đứa trẻ nặng 9kg thì cần bổ sung 450ml Oresol tương đương khoảng 100 muỗng cà phê.

    · Cách uống: Sau khi nôn thì trẻ thường sẽ rất khát nên có xu hướng uống một ngụm nhiều gây nên sặc và nôn. Vì vậy các ba mẹ cần kiểm soát lượng nước trẻ uống bằng cách cho trẻ uống từng ngụm nhỏ hoặc từng muỗng một.

    · Thời điểm uống: Mẹ nên cho con uống sau khi trẻ đã bớt nôn và bình tĩnh trở lại. Duy trì cho trẻ uống trong 4 giờ sau khi nôn hoặc đến khi tình trạng nôn ổn định hơn.

    Sau khi bù nước và tình trạng trẻ đã ổn định trở lại thì lúc này, vấn đề dinh dưỡng cũng rất đáng được quan tâm. Mẹ có thể cho con trở lại ăn uống, bú sữa bình thường sau 12-24 giờ. Tuy nhiên, mẹ cần chọn loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Không nên bắt ép bé ăn quá nhiều mà cần lắng nghe nhu cầu của con để cung cấp một lượng phù hợp nhất.

    XỬ LÝ NHANH KHI TRẺ ĂN HAY BỊ NÔN TRỚ

    Xử trí trẻ ăn bị nôn liên tục, các mẹ cần phải đảm bảo việc đầu tiên là chất nôn được đẩy ra ngoài hoặc xuống dạ dày hoàn toàn. Bởi các chất nôn đọng lại có thể gây tắc nghẽn đường thở hoặc trào ngược vào phổi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới con trẻ. Để xử lý nhanh chóng nhất, mẹ nên áp dụng hướng dẫn sau đây:

    · Đầu tiên, mẹ dùng khăn sạch lau miệng, mũi cho trẻ. Sau đó tìm cách để hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn còn sót trong miệng, họng, mũi của bé.

    · Dùng tay vỗ nhẹ nhàng vào lưng để chất nôn dễ được bật ra ngoài hơn. Hoặc mẹ vuốt theo chiều trên xuống để dịch nôn còn sót lại được di chuyển xuống dạ dày.

    · Giữ cho trẻ nằm yên, đúng tư thế. Sau đó mẹ nhẹ nhàng kê đầu bé lên cao hơn thân dưới và tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên để tránh hiện tượng dịch nôn trào vào đường thở của bé.

    · Với trường hợp trẻ nôn trớ nhiều, mẹ cần để con nằm nghiêng để dịch nôn không bị hít vào phổi nhé.

    Tâm lý của con khi nôn thường rất sợ hãi, hoảng loạn. Khi đó, nếu bị quát mắng con sẽ quấy khóc và trớ nhiều hơn. Vì vậy, cha mẹ cần nhẹ nhàng trấn an, giúp con bình tĩnh trở lại hoặc nói chuyện để trẻ quên đi việc nôn.

    BỔ SUNG MEN VI SINH HỖ TRỢ TIÊU HÓA CHO TRẺ

    Tiêu hóa khỏe, miễn dịch vững vàng chính là nền tảng quan trọng giúp con khỏe mạnh và hạn chế các vấn đề gặp ở trẻ trong quá trình phát triển, trong đó có nôn trớ. Bởi vậy, các ba mẹ cần quan sát kĩ và chủ động tăng cường tiêu hóa cho bé, đặc biệt với trẻ có biểu hiện tiêu hóa kém.

    Với bé tiêu hóa kém, thường xuyên nôn trớ nhiều, ngoài cân bằng dinh dưỡng, mẹ nên kết hợp dùng sớm thêm men vi sinh tăng cường lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa cho bé. Đặc biệt, mẹ nên ưu tiên chọn sản phẩm đặc chế dành cho trẻ nhỏ với dạng bào chế nhỏ giọt tiện lợi.

    Tăng cường men vi sinh là cách giúp nạp thêm hàm lượng lớn lợi khuẩn đường ruột, lấy lại sự cân bằng của hệ khuẩn ruột và giải quyết các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn trớ, đầy hơi.. con đang gặp phải. Duy trì cho bé tiêu hóa kém dùng men vi sinh, bố mẹ sẽ thấy hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh hơn nhiều đấy!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hangg Minhh
    Đang tải...


Chia sẻ trang này