Giúp trẻ phát triển khả năng tập trung và trí nhớ

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi support, 7/10/2013.

  1. support

    support Super Moderator Staff Member

    Tham gia:
    7/11/2008
    Bài viết:
    8,184
    Đã được thích:
    3,690
    Điểm thành tích:
    2,113
    Khi còn nhỏ, nhận thức của trẻ chủ yếu là không chủ động, khả năng tập trung chú ý không cao. Sau 3 tuổi, khối lượng chú ý của bé tăng lên và bắt đầu hình thành chú ý có chủ định.

    Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên học viện Hành chính Quốc gia TP HCM cho biết quá trình hình thành và phát triển nhận thức ở trẻ theo từng lứa tuổi. Trước 3 tuổi, trẻ chủ yếu chú ý không chủ định; khả năng tập trung chú ý không cao, thường di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác theo nguyên nhân không rõ ràng. Các em chỉ có thể hướng sự quan tâm vào một đối tượng. Sự chú ý của bé đi liền với đối tượng chứ khó hướng chú ý vào lời nói.

    Sau 3 tuổi, khối lượng chú ý tăng lên. Bé có khả năng phân phối chú ý vào hai hay nhiều đối tượng. Tính bền vững của chú ý cũng phát triển, đặc biệt trong trò chơi, trẻ bắt đầu vào mẫu giáo có thể tập trung chú ý vào trò chơi khoảng 30-50 phút, đến cuối tuổi mẫu giáo thời lượng này tăng lên khoảng 1,5 giờ. Tính bền vững của chú ý phụ thuộc vào hứng thú của bé với các đối tượng. Giai đoạn này, trẻ đã hình thành chú ý có chủ định.

    [​IMG]
    Để giúp trẻ phát triển khả năng tập trung, người lớn nên lôi cuốn các em vào những dạng hoạt động mới và dùng những phương tiện nhất định để tổ chức sự chú ý của trẻ.​

    Khoảng 4-5 tuổi, các em bắt đầu biết điều khiển chú ý của mình, tự giác hướng tập trung vào đối tượng nhất định. Sự chú ý của trẻ gắn liền với hành động có mục đích, ví dụ phải chú ý trong giờ học vẽ, nặn, âm nhạc thì mới có thể làm đúng yêu cầu.

    Chú ý có chủ định hình thành nhờ việc người lớn lôi cuốn trẻ vào những dạng hoạt động mới, đồng thời dùng những phương tiện nhất định để hướng dẫn và tổ chức chú ý của trẻ. Sự hình thành kiểu chú ý này có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ, là phương tiện để người lớn hướng dẫn trẻ hành động để đạt được mục đích, sau đó các em tự biểu đạt bằng lời những điều cần chú ý, giúp tính chủ định phát triển.

    Ở lứa tuổi mẫu giáo, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Vì vậy, các trò chơi, các dạng hoạt động hấp dẫn, kích thích trẻ phát huy sáng kiến, việc thường xuyên thay đổi các hình thức hoạt động sẽ giúp duy trì khả năng chú ý của trẻ vào các đối tượng một cách bền vững.

    Trí nhớ

    Ở tuổi mẫu giáo, trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế (thường không đặt ra cho mình mục đích hay nhiệm vụ phải ghi nhớ một điều gì, mà việc ghi nhớ thường diễn ra một cách tự nhiên). Khi khối lượng trí nhớ tăng lên, bé có khả năng ghi nhớ tốt một lượng lớn những bài thơ, bài vè, ca dao, tục ngữ, các phép đếm, câu đố, truyện cổ tích, phim hoạt hình mà không cần phải có sự cố gắng.

    Giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, trí nhớ gắn liền với tính trực quan. Trẻ dễ nhớ và nhớ lâu nếu các em có hành động trực tiếp, tích cực với đối tượng và nhìn thấy trực tiếp trong khi hoạt động, chẳng hạn vật thật, tranh ảnh, mô hình; bị gây ấn tượng, có cảm xúc mạnh

    Cuối tuổi mẫu giáo, trí nhớ có chủ định hình thành và phát triển mạnh (trí nhớ có mục đích, gắn với nhiệm vụ nhận thức và có sự nỗ lực của ý chí). Trẻ có thể học hát, múa để biểu diễn trong ngày lễ hoặc nhớ những món đồ mẹ dặn đi mua ở cửa hàng.

    Trẻ còn biết sử dụng thủ thuật ghi nhớ như lặp lại các từ theo người lớn; nhẩm to hoặc nhẩm thầm, nhắc đi nhắc lại; xác định mối quan hệ giữa chúng; giơ ngón tay đếm theo người lớn… Các em có thể nhớ theo điểm tựa, phân loại, tạo nhóm khi nhớ, ví dụ: các từ chỉ tên đồ vật, nhóm các con vật.

    Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Minh, việc nắm bắt được những đặc điểm về sự hình thành và phát triển nhận thức, trí nhớ của trẻ như trên sẽ giúp cha mẹ và thầy cô lựa chọn những phương pháp giáo dục tích cực phù hợp với từng độ tuổi.

    Thi Trân
    Nguồn: VnExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support
    Đang tải...


Chia sẻ trang này