Toàn quốc: Gợi Ý Món Ăn Dặm Cho Bé 8 Tháng Tuổi

Thảo luận trong 'THỰC PHẨM GIA ĐÌNH' bởi KhaDo, 24/9/2021.

  1. KhaDo

    KhaDo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/9/2021
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Bé trong độ tuổi từ 8 tháng cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết, ngoài Sữa mẹ ra bé cần thêm những loại thực phẩm nào? Cách cho bé 8 tháng ăn dặm như thế nào để khoa học, giúp con luôn mạnh khỏe, phát triển tốt trong giai đoạn quan trọng này ?

    Bài viết này sẽ giúp các mẹ có cái nhìn tổng quát hơn và chi tiết những cách cho bé ăn dặm trong độ tuổi 8 tháng, cách lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi tăng cân và gợi ý một số thực phẩm ăn dặm phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu hóa của bé.

    Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 8 tháng tuổi ăn dặm:
    Đạm (Protein): Có thể thấy đạm là chất dinh dưỡng quan trọng trong việc phát triển của bé rất cao, trong đó đặc biệt là não bộ và hệ miễn dịch. Một trong những chất cơ bản để tạo nên sự sống cho mọi tế bào. Trẻ thiếu đạm rất dễ bị suy dinh dưỡng và thấp còi. Mặc dù vậy, nếu bé tiêu thụ một lượng đạm quá lớn cũng sẽ ảnh hương đến thể trạng và sức khỏe của trẻ.

    Sắt: Nguyên tố chiếm phần lớn trong việc cấu tạo nên các loại tế bào máu, và trong thịt đỏ, các loại rau xanh có màu xanh đậm, các loại cây họ đậu, ngũ cốc dinh dưỡng. Nếu trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ thiếu sắt sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị mệt mỏi, dễ ốm đau, miễn dịch kém hơn và chậm phát triển.

    Omega 3: Đây là một trong những axit béo có tác động lớn đến sự phát triển não bộ, ngoài ra còn giúp mắt sáng hơn, tim mạch, da và các cơ quan khác phát triển mạnh mẽ. Trong đó trẻ ăn dặm 8 tuổi cần được bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3 như: Cá da trơn, cá biển, quả óc chó, hạt chia… Bạn có thể cho trẻ ăn bằng cách xay nhuyễn, nghiền nát và cho vào cháo để bé ăn.

    Khoáng chất – Vitamin: Các khoáng chất vitamin như D, A, C đều vô cùng quan trọng trong giai đoạn 8 tháng tuổi của trẻ. Dưỡng chất vitamin giúp quá trình trao đổi chất trở nên thuận lợi hơn, bao gồm các hoạt động tổng hộ, sử dụng và chuyển hóa dinh dưỡng. Việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin cho bé giúp trẻ phát triển cân đối và ổn định.

    Chất kẽm: Kẽm tuy không chiếm hàm lượng quá lớn nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng, những năm tháng đầu đời, trẻ cần được bổ sung hàm lượng kẽm đầy đủ, một số thực phẩm giàu kẽm như: Thịt bò, thịt cừu. gà tây, tôm và hải sản, bí đỏ ngô, vừng, măng hay sữa chua…

    Trẻ 8 tháng tuổi ăn dặm bao nhiêu bữa trong một ngày ?
    Trong tuổi đời từ 8 tháng trở đi, bé có thể ăn 5 đến 6 bữa trong một ngày (khoảng 3 bữa chính và từ 2 – 3 bữa phụ), bên cạnh đó trong giai đoạn này mẹ cũng nên cho bé bú theo nhu cầu bé muốn. Ngoài ra bạn cũng có thể căn cứ vào thói quen ăn uống & sinh hoạt của gia đình để lên thời gian biểu cho trẻ ăn dặm hợp lý.

    Gợi ý một số khung thời gian cho bé ăn dặm:
    • Bữa sáng: 8h
    • Bữa phụ xế trưa: 10 – 11h sáng
    • Bữa trưa: 12h30 – 1h chiều.
    • Bữa phụ xế chiều: 15h-16h chiều
    • Bữa tối: 18h tối
    • Bữa khuya (phu): 21h tối
    Bé 8 tháng tuổi ăn dặm và những lưu ý mẹ cần biết:
    Trong giai đoạn này, Sữa mẹ vẫn đóng vai trò vô cùng quan tọng, vì thế mẹ không được cắt bú của trẻ hoàn toàn, cần cho bé bú đều đặn 600 – 800ml mỗi ngày.

    • Không nên chó bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng sữa… vì để tránh thận, gan của bé làm việc quá tải, ảnh hưởng đến chức năng cơ quan nội tạng của trẻ.
    • Đặc biệt khi chế biến thực phẩm cho bé, cần để vị nguyên bản, không nên cho thêm quá nhiều gia vị, giúp phát triển vị giác và giúp bé cảm nhận bữa ăn, vừa giúp sức khỏe và thận của bé tốt hơn.
    • Tỷ lệ gợi ý chuẩn khi nấu cháo cho trẻ: 1/7 (10g gạo với 70 ml nước sạch)
    • Bổ sung thêm chất béo khi chế biến các món ăn cho trẻ, đặc biệt cân đối giữa chất béo động & thực vật. Tuy nhiên hàm lượng vừa đủ, không quá nhiều.
    • Nên thay đổi thực phẩm và món ăn thường xuyên để bé phát triển thêm vị giác, giúp bé ăn nhiều mà đỡ chán.
    • Luôn chọn thực phẩm sạch, tươi, ngon, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
    Trên đây là những lưu ý khi cho trẻ 8 tháng tuổi ăn dặm và giúp trẻ có được chế độ dinh dưỡng phù hợp. Hy vọng sẽ giúp cho bạn và bé nhà mình thật nhiều sức khỏe, có chế độ ăn phù hợp để phát triển toàn diện.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi KhaDo

Chia sẻ trang này