Kinh nghiệm: Hăm Da Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi lebao07051999, 24/7/2020.

Tags:
  1. lebao07051999

    lebao07051999 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/5/2020
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mình lướt qua mấy diễn đàn mẹ và bé thấy có nhiều trường hợp bé bị hăm da trông rất tội. Các mẹ đừng chủ quan khi con bị hăm da nhé, tốt nhất là tìm cách điều trị cho con để tránh con bị khó chịu, ngăn ngừa da con bị bội nhiễm, nhiễm trùng cho con.
    Vì nhiều mẹ nhắn tin hỏi mình cách xử lý khi con bị hăm da nên hôm nay mình sẽ chia sẻ để các mẹ cùng biết nhé!

    1. Biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị hăm da
    [​IMG]

    Bé bị hăm da ở vị trí cổ​

    Khi bé bị hăm da sẽ có những dấu hiệu kích ứng da, cha mẹ cần chú ý tránh nhầm lẫn với bệnh lý khác để có những hướng xử lý đúng cho bé.

    Những biểu hiện điển hình của bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh: bé thường bị hăm da ở những vùng da có nhiều nếp gấp như cổ, bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, rốn, các nếp gấp da…Những vùng da này dễ đọng lại mồ hôi hoặc nước sau khi mẹ tắm cho bé, dẫn đến tình trạng da bị ẩm ướt và bí bách
    Vùng da bé sẽ ửng đỏ và trợt, khi da bé bị cọ xát nhiều sẽ khiến da bị trầy xước, tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
    Ngoài ra, da bé bị nổi mẩn đỏ gây khó chiu, ngứa ngáy, bé thường đưa tay lên gãi khiến mụn nước vỡ ra, làm da bé bị tổn thương và và rỉ dịch nhiều hơn.
    Nhiều trường hợp những vùng da bị hăm có thể bị rỉ dịch, chảy máu do bị cọ xát mạnh, rất dễ bị bội nhiễm nguy hiểm. Thậm chí da bé sưng tấy, mưng mủ và tổn thương nặng hơn khi da bé bị nhiễm trùng.
    2. Nguyên nhân gây bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh
    • Do bé hoạt động thể chất nhiều hoặc vui chơi ngoài trời nắng khiến cơ thể bé đổ nhiều mồ hôi. Mồ hôi đọng lại nếp gấp trên da bé sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây kích ứng da.
    • Do mẹ chọn loại tã không phù hợp với chất liệu thô ráp, chứa một số thành phần hóa học, khi bé mặc sẽ bị cọ xát nhiều khiến da bị trầy xước và kích ứng cũng gây nên tình trạng hăm da.
    • Da bé bị nhiễm nấm: Nấm men xâm nhập và phát triển trên da bé là một trong những nguyên nhân gây hăm da.
    • Quần áo, tã vải bé mặc bị cặn bột giặt hoặc còn sót chất giặt tẩy khiến da bé sẽ bị kích ứng với các chất hóa học trong bột giặt dẫn đến tình trạng hăm da.
    • Bé bị dị ứng với thực phẩm, gây kích ứng da và có thể gây hăm da nếu không được xử lý kịp thời.
    [​IMG]

    Bé bị hăm da có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau​

    3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị hăm da
    3.1. Cách chăm sóc cho bé
    • Giữ cơ thể bé khô thoáng: Cha mẹ cần giữ không gian sống của bé luôn thoáng mát, sạch sẽ. Chọn những loại quần áo cho bé từ chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi và cố gắng không đóng bỉm cả ngày cho bé, để bé ở trần ít nhất 20 phút mỗi ngày.
    • Vệ sinh da bé đúng cách: Mẹ nên dùng nước ấm sạch để vệ sinh da cho bé, không nên dùng bất kỳ loại sữa tắm nào. Khăn tắm mẹ nên dùng loại thật mềm và khi lau da bé chú ý nhẹ nhàng, không cọ xát khiến da bé bị tổn thương.
    • Lau khô da bé sau khi tắm rồi mới mặc đồ cho bé, giúp tránh hiện tượng nước đọng lại các nếp nhăn trên da bé, làm tăng nguy cơ hăm da. Ngoài ra, mẹ cần chú ý dùng khăn mềm thấm khô da bé, nhất là ở các nếp gấp trên tay, chân rồi mới mặc đồ cho con.
    [​IMG]

    Chăm sóc da bé khi bé bị hăm da​
    • Thay đổi thực đơn của bé, loại bỏ những thực phẩm dễ gây kích ứng. Mẹ tránh những thực phẩm gây kích ứng da như: tôm, cua, hàu, trứng,…
    • Hạn chế mặc bỉm tã đối với trường hợp bé bị hăm tã, lựa chọn những loại tã quần thấm hút tốt và chất liệu mềm mại.
    3.2. Dùng kem bôi da cho bé
    Cha mẹ có thể tham khảo sử dụng một số loại kem trị hăm da từ thành phần thiên nhiên sẽ an toàn và lành tính cho da bé:
    • Kem Biohoney Baby Nappy Balm
    Xuất xứ: New Zealand
    Sản phẩm với 100% nguyên liệu tự nhiên: mật ong Manuka, chiết xuất Horopito, nha đam, dầu bơ, chiết xuất hoa cúc vàng, sáp ong, zinc oxide...tác động toàn diện lên làn da bé: kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, làm dịu da, dưỡng ẩm, tái tạo da…mang lại hiệu quả điều trị hăm da chỉ sau 48 giờ. Kem thẩm thấu nhanh vào da, không hề gây cảm giác bết dính da bé.
    • Kem Bepanthen
    Sản phẩm nguồn gốc từ Đức, dạng mỡ rất phù hợp với làn da mỏng manh của bé. Kem mang lại hiệu quả giúp làm dịu da, làm lành tổn thương và bảo vệ da khỏi tình trạng kích ứng.
    • Kem Sudocrem
    Đây cũng là sản phẩm giúp bảo vệ, tái tạo và làm dịu những tổn thương hăm da cho da bé. Kem còn hỗ trợ điều trị hăm tã, mẩn ngứa, viêm da, côn trùng cắn..hiệu quả.

    3.3. Một số phương pháp dân gian
    • Dùng lá trà xanh: giúp kháng khuẩn và chống viêm tốt, ngoài ra còn giúp tiêu diệt vi khuẩn và sát trùng da bé hiệu quả.
    Cách chữa hăm da ở trẻ sơ sinh:
    Bước 1: Mẹ chọn một nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn
    Bước 2: Mẹ đun sôi lá trà cùng 1 lít nước và vài hạt muối.
    Bước 3: Mẹ dùng nước này tắm rửa vùng da bị hăm cho bé ngày 1-2 lần đến khi da bé cải thiện.
    • Dùng lá trầu không: có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị hăm da hiệu quả.
    Bước 1: Mẹ chọn 3-4 lá trầu, lựa lá không quá già đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Bước 2: Sau đó vò nát lá trầu, đun sôi cùng 1 lít nước.
    Bước 3: Mẹ để nước nguội và dùng để tắm cho bé. Thực hiện ngày 1 lần trong khoảng 3-4 ngày để cải thiện bệnh hăm cho bé.
    • Dùng lá khế: có tính mát, giúp giải nhiệt và trị độc hiệu quả, giúp sát trùng cho da, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.
    Bước 1: Mẹ chọn những lá khế xanh không quá non, không quá già đem rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng và đun sôi dùng 1 lít nước.
    Bước 2: Mẹ để nước nguội đến khi còn ấm để vệ sinh da cho bé ngày 2 lần.

    [​IMG]

    Lá khế hỗ trợ điều trị hăm da​

    Lưu ý: Những phương pháp dân gian này các mẹ có thể áp dụng đối với trường hợp bé bị hăm da nhẹ và cần kiên trì áp dụng mới có hiệu quả. Mẹ cần thử trước lên vùng da nhỏ của bé, nếu da bé an toàn thì có thể dùng để điều trị bệnh hăm da cho bé.

    3.4. Đưa bé đi khám bác sĩ
    Nếu sau 2 ngày điều trị mà tình trạng hăm da của bé không cải thiện thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để nhận được lời khuyên và hướng điều trị kịp thời. Nhất là khi da bé có những dấu hiệu của nhiễm trùng như: vùng da bé bị hăm da bị rỉ máu hoặc rỉ nước, có dấu hiệu viêm nhiễm, vết thương lan rộng và xuất hiện các mụn mủ xung quanh vùng da bị tổn thương hoặc vùng da bị hăm bị nhiễm nấm.
    4. Phòng hăm da và chống hăm da tái phát lại
    • Mẹ cần tìm chọn những loại tã bỉm với chất liệu mềm mại, thấm hút nhanh, độ thoáng khí cao, co giãn tốt, thành phần không chứa các chất hóa học tạo hương dễ gây kích ứng da để mặc cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng cần thay bỉm thường xuyên cho bé, tránh để bé bị ẩm ướt. Tốt nhất là nên thay cho bé 2 tiếng 1 lần, kể cả khi bỉm còn sạch để làn da bé được bảo vệ tốt nhất.
    • Giữ không gian sống của bé thoáng mát, sạch sẽ giúp làn da bé luôn được mát mẻ, hạn chế bị đổ mồ hôi nhiều, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào da bé.
    • Lựa chọn quần áo cho bé được làm từ chất liệu vải mềm mại, thấm hút mồ hôi với chất liệu cotton 100% là sự lựa chọn an toàn cho làn da mỏng manh của bé. Tránh mặc cho bé quần áo thô cứng và nên cắt mác quần áo để tránh chúng cọ xát vào da bé.
    • Bổ sung những loại thực phẩm chứa các dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng như Vitamin C, Mg, Ca, Zn…Tránh những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa, trứng…
    Trên đây là tổng hợp thông tin về những biểu hiện, nguyên nhân, cách xử lý hiệu quả về bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh để các mẹ tham khảo. Hy vọng các mẹ đã có đầy đủ kiến thức để chữa hăm da hiệu quả cho bé!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi lebao07051999
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,349
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    các mom cần thường xuyên vệ sinh cho trẻ để tránh tình trạng hăm da cũng như gặp các vấn đề về da khác nữa
     

Chia sẻ trang này