Toàn quốc: Hàng Đặc Biệt Fendona*thuốc Diệt Muỗi Kiến Gián Rận Dệp*thuốc Diệt Chuột Thế Hệ Mới

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi meomun03, 17/11/2009.

  1. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Mùa mưa là mùa sinh sản của muỗi và cũng là mùa phát triển của các siêu vi đường hô hấp, đường tiêu hóa.

    Có thể nói, trong mùa mưa các bệnh chủ yếu nhất hay gặp ở gia đình và nhất là các thành viên nhỏ (trẻ em) là: bệnh sốt xuất huyết, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Đây cũng là những bệnh dễ gây tử vong hơn cả. Trẻ em bị các căn bệnh tấn công nhưng không có khả năng tự bảo vệ

    <>Phòng bệnh trong mùa mưa cho trẻ:

    <>Sốt xuất huyết: là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Trẻ đang ăn chơi bình thường, đột nhiên sốt rất cao, không có thuốc hạ nhiệt nào hay một loại kháng sinh nào có thể trị khỏi. Bệnh lại có thể gây xuất huyết ở nhiều nơi: nhẹ thì chảy máu cam, chảy máu răng, nặng thì nôn ói ra máu, tiêu tiểu ra máu, rồi xuất huyết dưới da...; nặng nữa thì bị một biến chứng gọi là sốc: trẻ trở nên lừ đừ, chân tay lạnh ngắt, mạch yếu hẳn hoặc không còn nữa. Và cứ thế, trẻ đi vào hôn mê rồi chết, nếu việc chữa trị để quá muộn. Tất cả tiến triển của bệnh chỉ diễn ra trong khoảng một tuần. Tuy nhiên, việc phòng bệnh lại hoàn toàn có thể thực hiện được.

    Muỗi còn là tác nhân gây nên bệnh sốt rét. Loại muỗi này mang tên ANOPHELES - cũng phát triển mạnh trong mùa mưa. Sốt rét cũng là một bệnh nguy hiểm. Thể sốt rét nặng - thường được gọi là sốt rét ác tính - đã nhiều lần gây tử vong nhất là đối với các trẻ nhỏ và phần lớn những ca sốt rét nặng thường xảy ra trong mùa mưa.

    Việc bảo vệ sưc khỏe gia đình theo các hình thức truyền thống như: giữ cho nhà cửa được thoáng mát, khô ráo, quét dọn sạch sẽ mọi nơi nhất là gầm bàn, gầm giường, tủ; không treo quần áo nhiều trên tường; đậy kín các lu chứa nước, không cho muỗi tới sinh nở ở đó, hoặc nuôi một số cá 7 màu để chúng diệt hết các con lăng quăng (bọ gậy), không để chúng phát triển thành muỗi. Khi trẻ em ngủ trưa, ngủ đêm đều phải nằm mùng. Các học sinh nhỏ học đêm cần mặc quần dài không để muỗi đốt và nên đốt nhang trừ muỗi dưới chân bàn học các em. Nếu có điều kiện,thường dung các sản phẩm chống muỗi bôi trực tiếp trên da hoặc dùng bơm xịt muỗi hàng ngày. Những phương pháp này vẫn không an toàn cho sức khỏe của người thân khi có rất nhiều sản phẩm không đạt độ an toàn khi sử dụng.
     
  2. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa xuân - hè
    Thứ Sáu 06:05 30/01/2015
    (HNM) - Ngày 29-1, UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 657/UBND-VX đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai phòng, chống dịch bệnh mùa xuân - hè.

    Theo đó, Sở Y tế chỉ đạo hệ thống y tế từ thành phố đến cơ sở tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời không để các ca bệnh phát triển thành dịch. Sở Y tế tổ chức kiểm tra phòng chống dịch tại các đơn vị và phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở GD-ĐT, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị trong ngành tăng cường công tác tiêm chủng phòng bệnh đối với các bệnh có vắc xin dự phòng; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch trong trường học; nắm bắt thông tin về dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để chủ động biện pháp phòng dịch lây sang người. Thành phố cũng đề nghị thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, chủ tịch UBND các địa phương chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai các biện pháp phòng, chống dịch mùa xuân - hè, đặc biệt là các dịch bệnh chân tay miệng, sởi, cúm, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp nguy hiểm, các dịch bệnh mùa mưa lũ, dịch bệnh có nguy cơ xâm nhập.

    * Chiều cùng ngày, tại buổi giao ban truyền thông do Văn phòng UBND TP Hà Nội tổ chức, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội thông báo, tháng 1-2015, trên địa bàn thành phố ghi nhận 9 trường hợp theo dõi ho gà, trong đó có 3 ca dương tính với trực khuẩn ho gà. Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội khuyến cáo các phụ huynh cần đưa con đi tiêm chủng đầy đủ tại các xã, phường nhằm phòng tránh phát sinh dịch bệnh trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm hiện nay.
     
  3. voithan

    voithan www.petplusvn.com

    Tham gia:
    20/9/2013
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    55
    Điểm thành tích:
    28
    hàng tốt, chúc mn đắt hàng
     
  4. phanthanh79

    phanthanh79

    Tham gia:
    14/10/2012
    Bài viết:
    12,674
    Đã được thích:
    3,078
    Điểm thành tích:
    2,113
    mùa này nhà mình bắt đầu nhiều muỗi quá rồi mn ạ
     
  5. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863


    Các bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra .
    1. Sốt xuất huyết


    Sốt xuất huyết là một trong những bệnh nguy hiểm nhất do muỗi gây ra. Nó chủ yếu gây ra cho những người sống trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.

    Sốt xuất huyết khiến người bệnh rất đau, cảm giác như xương bị gãy. Đó là căn bệnh do muỗi gây ra, có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới, với 40% dân số thế giới đang đối mặt với nguy cơ. Mỗi năm, có từ 50 đến 100 triệu người bị sốt xuất huyết. Mặc dù thường không gây tử vong, sốt xuất huyết vẫn là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em ở một số nước Mỹ Latinh và châu Á.

    2. Nhiễm virus West Nile
    Virus West Nile là do muỗi vằn gây nên. Bệnh này thường gặp ở các loài động vật và chim nhưng gần đây theo báo cáo cho biết virus này đã được tìm thấy trong tế bào con người. Nó lây lan qua nước bọt và lây từ mẹ sang con qua đường bú sữa.

    Các virus này ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể và gây thiệt hại các mô não đang hoạt động tốt. Trong một số trường hợp nặng, bệnh có thể dẫn đến co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.

    3. Sốt rét

    Sốt rét là do muỗi cái Anopheles truyền ký sinh trùng Plasmodium trong vết cắn của chúng, sau đó gây sốt cao, ớn lạnh, và triệu chứng như bị cúm nặng, có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách mắc màn ngủ, thuốc chống côn trùng, mặc áo dài tay, và có thể điều trị, nhưng nó vẫn khiến nhiều người tử vong.

    4. Sốt vàng da

    Sốt vàng da là một căn bệnh phổ biến ở châu Phi và Nam Mỹ. Đó là một dạng bệnh sốt xuất huyết không có biện pháp điều trị. Sau một thời gian bệnh nặng, hầu hết bệnh nhân hồi phục, nhưng khoảng 15% bị biến chứng độc hại, bắt đầu bị chảy máu trong và rối loạn các cơ quan nội tạng. Khoảng một nửa số bệnh nhân bị biến chứng tử vong.

    Các ca bệnh sốt vàng da đã tăng từ những năm 1980 do khả năng miễn dịch của con người suy giảm, do nạn phá rừng, biến đổi khí hậu, du lịch hàng không gia tăng, và tỷ lệ lây nhiễm cao hơn ở các thành phố do một giống muỗi gọi là Aedes aegypti.

    5. Bệnh sốt Rift Valley

    Bệnh sốt Rift Valley chủ yếu ảnh hưởng đến động vật, nhưng muỗi có thể lây nhiễm bệnh này cho con người, và nó có những triệu chứng rất khủng khiếp.

    Một số người không xuất hiện các triệu chứng. Nhưng những ai có triệu chứng, ban đầu họ sẽ cảm giác như bị cúm, sau đó một số bị cứng cổ và khó chịu với ánh sáng. Một số lượng nhỏ (chưa đến 2%) có thể mắc các tổn thương ở mắt khiến họ bị mù, trong khi những người khác (cũng ít hơn 2%) bệnh có thể phát triển thành một dạng bệnh não, có khả năng tử vong hoặc sốt xuất huyết.

    Theo báo cáo từ 1910- 2000, bệnh sốt Rift Valley đã trở thành dịch ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là các quốc gia như Tây Phi, Ả Rập Saudi và nhiều quốc gia châu Á.

    6. Viêm não Murray Valley

    Viêm não Murray Valley là căn bệnh chết người do muỗi gây nên. Mặc dù, đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể xảy ra bất cứ khi nào gây tổn thương đến mô não với triệu chứng như nhức đầu, cứng gáy, co giật, buồn ngủ.

    Hiện Úc là quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh Viêm não Murray Valley cao nhất thế giới.

    7. Chikungunya

    Sốt chikungunya là bệnh do virus chikungunya lây nhiễm qua trung gian của muỗi truyền bệnh. Bệnh tồn tại trên thế giới từ nhiều thế kỷ rồi, nhưng chỉ mới xuất hiện ở châu Mỹ lần đầu tiên vào cuối năm 2013.

    Các triệu chứng phổ biến của bệnh này bao gồm đau khớp, nhức đầu, nôn mửa, đau lưng và phát ban da.

    8. Viêm não Nhật Bản

    Viêm não Nhật Bản là bệnh lây nhiễm gây nguy hiểm đến não do vết cắn của muỗi. Viêm não Nhật Bản là bệnh phổ biến ở châu Á, New Guinea và phía bắc Queensland. Một số triệu chứng nghiêm trọng của bệnh này bao gồm nhiệt độ cao, co giật, hôn mê và nhức đầu dữ dội.

    Mặc dù không lây lan giữa người với người, song bệnh viêm não Nhật Bản lại có thể lây từ động vật sang người do muỗi. Bệnh này giết chết khoảng 10.000 người mỗi năm, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Mặc dù không có phương pháp điều trị song viêm não Nhật Bạn đã có vaccine phòng bệnh hiệu quả.

    9. Dirofilaria immitis

    Dirofilaria immitis là một trong những bệnh đe dọa tính mạng con người nghiêm trọng gây ra bởi giun tròn và muỗi. Các vết cắn của muỗi có chứa ấu trùng của giun tròn này là lý do thực sự lây lan của căn bệnh này. Bạn nên tránh việc giữ vật nuôi như chó, mèo và con vẹt ở nhà vì muỗi dựa vào các loài động vật này để lấy thức ăn. Căn bệnh này phổ biến ở Canada và Mỹ.

    10. Viêm não ngựa (WEE)
    Căn bệnh này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1930 tại Canada và Mexico, gây ra bởi tarsalis Culex. Vaccine bây giờ đã có để chữa trị các bệnh nhân của căn bệnh này. Hơn một nghìn trường hợp mỗi năm được báo cáo về trường hợp tử vong do WEE. Bệnh này thường gặp ở con người và ngựa. Nhưng dù là ngựa hay người đều có thể lan thành dịch bệnh
     
  6. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Đúng rồi bạn ah , mùa này rất nhiều muỗi , nên có biện pháp phòng trừ muỗi để phòng bệnh do muỗi gây ra :D
     
  7. Khểnh

    Khểnh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2012
    Bài viết:
    1,623
    Đã được thích:
    452
    Điểm thành tích:
    723
    Cho mình hỏi xíu, mình mới mua gấy mói fedona 10sc í, nhưng mình phun ở nhà thì chỉ được khoảng 1 tuần thôi là muỗi lại nhiều như quân nguyên rồi, hic, mà mình làm theo đúng hướng dẫn luôn. Bạn tư vấn giúp mình với nhé. Tks bạn
     
  8. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Bạn cho mình thông tin nhà bạn nhé . Cám ơn bạn
     
  9. Khểnh

    Khểnh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2012
    Bài viết:
    1,623
    Đã được thích:
    452
    Điểm thành tích:
    723
    À, ờ, mình đang nhờ tư vấn thôi đấy nhé, chứ ko phải mua hàng nhà bạn đâu đấy, ko có lại tưởng mình vào phá đám topic nhà bạn, hii.
    Nhà mình khoảng 35m vuông, có gác xép, mình phun một lần hết 2 gói, bao gồm tường, các góc kín, nhà vệ sinh, gầm tủ, tuốt tuột, chỗ nào nhiều muỗi trú ẩn mình phun nhiệt tình luôn. Hôm đầu tiên các em í bay sạch, gián con chết la liệt, gián lớn thì nằm lăn quay say đứ đừ. Được một tuần thì muỗi bắt đầu quay lại.
    Nói chung, mình không hi vọng diệt trừ đc hoàn toàn muỗi, nhưng mong là nó bớt đi, ai dề giờ nó nhiều như quân nguyên. Nhà mình ở khu có nhiều bãi cỏ nên chỉ mong bớt muỗi thôi mà không được, hic
     
  10. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Bạn sử dụng không đung rồi
     
  11. Khểnh

    Khểnh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    31/1/2012
    Bài viết:
    1,623
    Đã được thích:
    452
    Điểm thành tích:
    723
    Vậy ntn là đúng, bạn hướng dẫn cho mình với, mình pha thuốc đúng theo tỉ lệ mà.
     
  12. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Cảnh giác với các bệnh mùa hè trẻ thường mắc phải


    Chuẩn bị bước vào mùa hè, bạn nên cẩn thận phòng tránh một số bệnh cho trẻ nhỏ vì đây là đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh mỗi khi thời tiết chuyển mùa.


    Saynắng


    Triệu chứng: Trẻ sốt cao, da nóng khô, không có mồ hôi, buồn ngủ, nhịp mạch tăng, lú lẫn rồi bất tỉnh…


    Cách xử lý: Khi trẻ có biểu hiện trên, bạn phải đưa trẻ vào chỗ mát và cởi quần áo ngoài của trẻ. Dùng nước ấm lau toàn thân và đắp khăn mát lên trán trẻ, lưu ý không nên tìm cách hạ nhiệt nhanh cho trẻ bằng nước lạnh. Vì khi da gặp lạnh, các lỗ chân lông thu hẹp lại sẽ khiến cơ thể khó tản nhiệt hơn. Nếu trẻ vẫn còn tỉnh táo, bạn có thể cho trẻ uống một ly nước chanh đường hoặc cam tươi. Nếu thân nhiệt trẻ không hạ vẫn sốt cao cần đưa ngay trẻ đến các trung tâm y tế tránh hiện tượng bị co giật.


    Rôm sảy


    Thường xảy ra đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, nguyên nhân do khi cơ thể trẻ quá nóng, da sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi và mọc rôm sảy. Việc dùng tã lót cho trẻ một cách thiếu cẩn thận, không thay mới thường xuyên cũng có thể khiến trẻ bị rôm.


    Bạn nên cho trẻ mặc những loại quần thoáng mát, để hở vai. Chất vải may đồ nên chọn loại thấm mồ hôi là vải sợi thiên nhiên hoặc cotton. Nên thay quần áo thường xuyên cho trẻ, đồng thời cũng cần lau mát để tránh mồ hôi ứ đọng trên da trẻ. Không nên thoa các loại kem có chất mỡ, nhờn lên da trẻ bởi điều đó sẽ làm tắc các lỗ chân lông trên da, da sẽ tấy thêm và sẽ bị ngứa ngáy nhiều hơn.


    Mụn nhọt


    Vào mùa hè nếu không giữ gìn vệ sinh da tốt, trẻ rất dễ bị mụn nhọt. Mụn nhọt ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi và không ảnh hưởng tới cơ thể, không gây nguy hiểm, nếu bị nặng hơn, mụn nhọt có thể gây ra hiện tượng đau nhức, sốt, trẻ biếng ăn, hay bứt rứt, phải đưa trẻ đi khám bác sĩ khám, có thể chích mụn để thoát lưu mủ.


    Cần thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và gội đầu cho trẻ. Tránh cho trẻ nghịch ngợm với đất, cát và cho trẻ uống thật nhiều nước rau, quả để tăng sức đề kháng. Không nên tự ý nặn mụn hoặc bôi thuốc lên mụn khi chưa có chỉ định của bác sỹ vì có thể sẽ gây


    Bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa tăng nhanh

    Theo các bác sĩ, sở dĩ cứ vào mùa nắng, trẻ thường có nguy cơ bị bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa, ngoài nguyên nhân môi trường ô nhiễm, điều mà các bậc phụ huynh cần chú ý là vào mùa nóng, trẻ thường bị mất nước, nhưng chúng không chủ động được trong việc bù nước cho cơ thể (trẻ nhỏ không tự lấy nước uống, không biết kêu khát...). Sau một hai ngày thiếu nước trẻ sẽ bị hiện tượng tiểu ít, niêm mạc khô và sau đó sẽ bị sốt, ho... Do vậy, phụ huynh cần chú ý cho trẻ uống nhiều nước.

    Khi phát hiện trẻ đi phân lỏng (hoặc nước) trên 3 lần/ngày thì cần bù nước và chất điện giải ngay bằng cách cho uống Oresol. Nếu không có Oresol thì thay bằng nước muối đường, nước cháo muối...

    Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi bệnh không giảm trong 3 ngày hoặc có kèm theo: ói mửa nhiều, sốt, khát nước nhiều, ăn uống kém, có máu trong phân (phân đen).

    Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý không được lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ bởi việc tùy tiện uống thuốc không theo đơn sẽ gây nhiều hậu quả khó lường.

    Ngoài ra, để đề phòng tiêu chảy, người dân nên ăn uống những thức ăn nấu chín, hợp vệ sinh, sử dụng nước sạch.

    Cảnh giác cao với viêm não và sốt xuất huyết

    Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), viêm não và sốt xuất huyết là hai bệnh mùa hè đáng ngại nhất. Năm ngoái, dịch sốt xuất huyết đặc biệt tăng mạnh ở khu vực TP.HCM và các tỉnh phía Nam .

    Theo các bác sĩ, sốt xuất huyết thường rải đều cả năm, đặc biệt vào mùa mưa nhưng không vì thế mà người dân chủ quan bởi mùa hè nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn.

    Nên nghi ngờ trẻ bị bệnh nguy hiểm này khi sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C liên tục trong 2 - 3 ngày. Đến ngày thứ 3 - 4, trẻ có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da (gọi là nổi ban xuất huyết), nặng hơn nữa có thể ói ra máu, đi tiêu ra máu. Lưu ý các dấu hiệu nặng như li bì, vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít hoặc không tiểu để đưa đi cấp cứu.

    Trong sốt xuất huyết, lúc nhiệt độ giảm cũng là lúc trẻ bị sốc, trụy tim mạch, nếu không chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm.

    Riêng bệnh viêm não, để tránh nguy cơ bị bệnh cho trẻ, gia đình chú ý nên đưa trẻ em đi tiêm phòng viêm não Nhật Bản theo đúng quy định. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, giai đoạn đầu của sốt do virus với sốt dẫn đến viêm não là gần như giống nhau. Sốt virus từ 5 - 7 ngày thì tự hết, còn sốt chưa rõ nguyên nhân thì rất nguy hiểm. Nếu đã bị bệnh phải nghỉ ngơi, uống nhiều nước, đặc biệt với trẻ bị sốt phải uống đủ nước thì cơ thể mới tuần hoàn tốt và nhanh hạ sốt.

    Anh Thi

    Việt Báo (Theo_VnMedia )
     
  13. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Những bệnh do muỗi gây ra trong mùa mưa


    BS Nguyễn Duy Lượng, phụ trách khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhân dân 115, cảnh báo: Muỗi truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, thậm chí gây nên dịch. Vào mùa mưa, các loại bệnh do muỗi lây truyền tăng cao.

    Sốt xuất huyết: Điều quan trọng nhất khi mắc bệnh sốt xuất huyết là phải theo dõi sát sao diễn biến để đưa người bệnh đến các cơ sở y tế kịp thời. Bệnh có những triệu chứng của nhiễm siêu vi nói chung. Người bệnh sốt cao trên 380 liên tục. Trong hai ngày đầu, nếu chỉ có triệu chứng sốt, có thể chăm sóc người bệnh tại nhà.

    Cụ thể: Hạ sốt cho người bệnh bằng thuốc Paracetamol hoặc Efferagan, người lớn uống loại 500mg/lần, một ngày ba-bốn lần; trẻ em uống theo cân nặng, 10-15mg x cân nặng/lần, ngày ba-bốn lần; lau mát cơ thể bằng nước ấm; cho người bệnh uống đủ nước theo nhu cầu (nếu không uống được, cần đưa đến cơ sở y tế để được truyền dịch); ăn nhẹ, chia làm nhiều lần nhưng đầy đủ dinh dưỡng; bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B.

    Cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay khi có một trong những dấu hiệu chuyển nặng: sốt cao liên tục li bì, móng tay tím, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu, đi ngoài ra phân đen, đau tức vùng hạ sườn phải, tiểu ít, ra kinh nguyệt sớm bất thường hoặc ra nhiều hơn (ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), người bứt rứt, vật vã, khó chịu. Ngay khi đã đến ngày thứ năm-sáu, cơ thể đã hạ sốt nhưng nếu bị tụt huyết áp hoặc có xuất huyết (xung huyết da, nốt đỏ trên da, chảy máu niêm mạc) người bệnh cũng phải đến bệnh viện ngay.

    Những đối tượng sau cần được theo dõi chặt chẽ hơn và đến bệnh viện ngay khi sốt cao liên tục mà không cần đợi có dấu hiệu chuyển nặng: người trên 65 tuổi, trẻ dưới năm tuổi, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính (tim, phổi, tiểu đường, khớp, thận…).

    [​IMG]
    Vào mùa mưa, các loại bệnh do muỗi lây truyền tăng cao. Ảnh minh họa
    Viêm não-màng não: Muỗi có thể truyền các loại virus gây bệnh viêm não vùng châu Phi, viêm não sông Nin, ở Việt Nam thường gặp là bệnh viêm não Nhật Bản.

    Khởi nguồn từ những con heo mang mầm bệnh, muỗi chích những con vật này rồi chích vào người, truyền mầm bệnh. Đối tượng dễ nhiễm bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi, nguy cơ cao hơn với nhóm trẻ từ hai-sáu tuổi. Bệnh có khả năng gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề như động kinh, suy giảm khả năng học tập, đần độn, liệt, mất ngôn ngữ…

    Triệu chứng của bệnh diễn tiến như sau: ban đầu là sốt, nhức đầu, ói mửa; nặng hơn là co giật cục bộ một nhóm cơ nào đó hoặc toàn thân; sau đó có thể bị rối loạn tâm thần với những biểu hiện nói lảm nhảm, hoặc bị kích động, la hét, đôi lúc lại thờ ơ, buồn bã. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng lâm sàng khác. Cụ thể, khi virus tấn công, có thể làm tổn thương các dây thần kinh sọ não, tạo nên những bất thường ở nhãn cầu, gây ra tình trạng lác, nhìn đôi, đồng tử giãn to, méo miệng; gây hội chứng màng não với biểu hiện thường gặp là đau cứng cổ, không thể xoay ngang dọc, lên xuống; nặng hơn, khi biến chứng đến vùng vận động, có thể gây liệt một phần (tay/chân…) của cơ thể.

    Bệnh có đặc điểm khó chẩn đoán trong giai đoạn đầu, vì có những triệu chứng chung của các loại sốt siêu vi; kể cả khi đã được thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như công thức máu, kiểm tra não bằng chụp CT, MRI (nếu có triệu chứng đau đầu nhiều, ói nhiều). Chẩn đoán mang tính quyết định nhất là phải lấy dịch não tủy ở vùng thắt lưng. Đây là chẩn đoán đơn giản, ít tốn kém (so với CT, MRI) lại hiệu quả trong việc tìm virus gây bệnh.

    Thông thường, sẽ rất khó xác định bị muỗi đốt vào lúc nào mà cần dựa vào những yếu tố liên quan như nếu đang ở trong vùng dịch tễ mà bị sốt thì cần phải nhập viện để được theo dõi và hỗ trợ điều trị kịp thời. Khi vào máu, virus sẽ tấn công toàn thân nên có thể cũng sẽ có những triệu chứng như: ho khan, rối loạn hô hấp/tiêu hóa (tiêu chảy), nổi ban, xung huyết ngoài da, mắt đỏ lên. Ở trẻ một-hai tuổi thóp sẽ bị phồng căng, khóc và bỏ bú.

    May mắn là đã có vắc-xin để ngừa viêm não Nhật Bản. Phụ huynh nên cho trẻ tiêm ngừa sớm và tiêm đủ liều, bắt đầu từ một tuổi, để tạo kháng thể chủ động cho trẻ.

    Bệnh sốt rét: Hiện vẫn còn gặp nhiều ở các vùng rừng núi, ít gặp ở các trung tâm đô thị. Bệnh có dấu hiệu điển hình là rét run, sốt nóng, ra mồ hôi, nhức đầu, mệt mỏi. Khi có triệu chứng của bệnh, cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu để thành sốt rét ác tính, bệnh có nguy cơ tử vong cao.
     
  14. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Hôm nay nhà mình fs tuyến đường Thụy Khuê - hoang quốc viet - trần thái tông với đơn hàng 10 gói or 1 lọ
     
  15. thanhson1975

    thanhson1975

    Tham gia:
    5/5/2013
    Bài viết:
    19,030
    Đã được thích:
    4,580
    Điểm thành tích:
    2,113
    mẹ nó mới có thêm mặt hàng này à ?
     
  16. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Mình bán sản phẩm này 8 năm , bán online 7 năm rùi bạn ah
     
  17. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    Cám ơn bạn .
     
  18. donghoduyanhleduan

    donghoduyanhleduan

    Tham gia:
    8/8/2013
    Bài viết:
    81,430
    Đã được thích:
    14,682
    Điểm thành tích:
    10,313
    mùa hè thì mặt hàng này nhà mẹ nó bán chạy lắm nhỉ
     
  19. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    cám ơn bạn :D .
     
  20. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,804
    Đã được thích:
    2,507
    Điểm thành tích:
    863
    10 căn bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra

    Muối không chỉ gây khó chịu mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.

    11 câu hỏi cần biết về bệnh sốt xuất huyết DengueDấu hiệu nhận biết bệnh viêm não Nhật BảnCách nhận biết và phòng chống sốt xuất huyết
    Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu chết do các bệnh mà muỗi gây ra.Dưới đây là 10 bệnh nguy hiểm gây ra do muỗi.


    1.Sốt xuất huyết

    Sốt xuất huyết là một trong những bệnh nguy hiểm nhất do muối gây ra. Nó chủ yếu gây ra cho những người sống trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.

    Sốt xuất huyết khiến người bệnh rất đau, cảm giác như xương bị gãy. Đó là căn bệnh do muỗi gây ra, có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới, với 40% dân số thế giới đang đối mặt với nguy cơ. Mỗi năm, có từ 50 đến 100 triệu người bị sốt xuất huyết. Mặc dù thường không gây tử vong, sốt xuất huyết vẫn là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em ở một số nước Mỹ Latinh và châu Á.

    2. Nhiễm virus West Nile

    Virus West Nile là do muỗi vằn gây nên. Bệnh này thường gặp ở các loài động vật và chim nhưng gần đây theo báo cáo cho biết virus này đã được tìm thấy trong tế bào con người. Nó lây lan qua nước bọt và lây từ mẹ sang con qua đường bú sữa.
    Các virus này ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể và gây thiệt hại các mô não đang hoạt động tốt. Trong một số trường hợp nặng, bệnh có thể dẫn đến co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.

    3. Sốt rét

    Sốt rét là do muỗi cái Anopheles truyền ký sinh trùng Plasmodium trong vết cắn của chúng, sau đó gây sốt cao, ớn lạnh, và triệu chứng như bị cúm nặng, có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách mắc màn ngủ, thuốc chống côn trùng, mặc áo dài tay, và có thể điều trị, nhưng nó vẫn khiến nhiều người tử vong.

    4. Sốt vàng da

    Sốt vàng da là một căn bệnh phổ biến ở châu Phi và Nam Mỹ. Đó là một dạng bệnh sốt xuất huyết không có biện pháp điều trị. Sau một thời gian bệnh nặng, hầu hết bệnh nhân hồi phục, nhưng khoảng 15% bị biến chứng độc hại, bắt đầu bị chảy máu trong và rối loạn các cơ quan nội tạng. Khoảng một nửa số bệnh nhân bị biến chứng tử vong.

    Các ca bệnh sốt vàng da đã tăng từ những năm 1980 do khả năng miễn dịch của con người suy giảm, do nạn phá rừng, biến đổi khí hậu, du lịch hàng không gia tăng, và tỷ lệ lây nhiễm cao hơn ở các thành phố do một giống muỗi gọi là muỗi Aedes aegypti.

    5. Bệnh sốt Rift Valley

    [​IMG]
    Bệnh sốt Rift Valley gây nhiều triệu chứng
    Bệnh sốt Rift Valley chủ yếu ảnh hưởng đến động vật, nhưng muỗi có thể lây nhiễm bệnh này cho con người, và nó có những triệu chứng rất khủng khiếp.

    Một số người không xuất hiện các triệu chứng. Nhưng những ai có triệu chứng, ban đầu họ sẽ cảm giác như bị cúm, sau đó một số bị cứng cổ và khó chịu với ánh sáng. Một số lượng nhỏ (chưa đến 2%) có thể mắc các tổn thương ở mắt khiến họ bị mù, trong khi những người khác (cũng ít hơn 2%) bệnh có thể phát triển thành một dạng bệnh não, có khả năng tử vong hoặc sốt xuất huyết.

    Theo báo cáo từ 1910- 2000, bệnh sốt Rift Valley đã trở thành dịch ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là các quốc gia như Tây Phi, Ả Rập Saudi và nhiều quốc gia châu Á.


    6. Viêm não Murray Valley

    Viêm não Murray Valley là căn bệnh chết người do muỗi gây nên. Mặc dù, đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể xảy ra bất cứ khi nào gây tổn thương đến mô não với triệu chứng như nhức đầu, cứng gáy, co giật, buồn ngủ.

    Hiện Úc là quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh Viêm não Murray Valley cao nhất thế giới.

    7. Chikungunya

    Sốt chikungunya là bệnh do virus chikungunya lây nhiễm qua trung gian của muỗi truyền bệnh. Bệnh tồn tại trên thế giới từ nhiều thế kỷ rồi, nhưng chỉ mới xuất hiện ở châu Mỹ lần đầu tiên vào cuối năm 2013.

    Các triệu chứng phổ biến của bệnh này bao gồm đau khớp, nhức đầu, nôn mửa, đau lưng và phát ban da.

    8. Viêm não Nhật Bản

    Viêm não Nhật Bản là bệnh lây nhiễm gây nguy hiểm đến não do vết cắn của muỗi. Viêm não Nhật Bản là bệnh phổ biến ở châu Á, New Guinea và phía bắc Queensland. Một số triệu chứng nghiêm trọng của bệnh này bao gồm nhiệt độ cao, co giật, hôn mê và nhức đầu dữ dội.

    Mặc dù không lây lan giữa người với người, song bệnh viêm não Nhật Bản lại có thể lây từ động vật sang người do muỗi. Bệnh này giết chết khoảng 10.000 người mỗi năm, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Mặc dù không có phương pháp điều trị song viêm não Nhật Bạn đã có vaccine phòng bệnh hiệu quả.

    9. Dirofilaria immitis

    Dirofilaria immitis là một trong những bệnh đe dọa tính mạng con người nghiêm trọng gây ra bởi giun tròn và muỗi. Các vết cắn của muỗi có chứa ấu trùng của giun tròn này là lý do thực sự lây lan của căn bệnh này. Bạn nên tránh việc giữ vật nuôi như chó, mèo và con vẹt ở nhà vì muỗi dựa vào các loài động vật này để lấy thức ăn. Căn bệnh này phổ biến ở Canada và Mỹ.

    10. Viêm não ngựa (WEE)

    [​IMG]
    Bệnh này thường gặp ở con người và ngựa
    Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1930 tại Canada và Mexico. Căn bệnh này được gây ra bởi tarsalis Culex. Vaccine bây giờ đã có để chữa trị các bệnh nhân của căn bệnh này. Hơn một nghìn trường hợp mỗi năm được báo cáo về trường hợp tử vong do WEE. Bệnh này thường gặp ở con người và ngựa. Nhưng dù là ngựa hay người đều có thể lan thành dịch bệnh.
     

Chia sẻ trang này