Các mẹ ơi, tớ là thành viên mới của diễn đàn, rất mong các mẹ cùng tớ trao đổi kinh nghiệm làm mẹ, làm mẹ thật khó.Bé trai nhà tớ được hơn năm rồi, mỗi lần không vừa lòng một việc gì bé hay tự làm đau mình lắm (cụ thể như: bé hay tự ạpp đầu vào tường, xuống nền nhà, hay tự lấy tay đánh vào đầu mình cho đến đau òa khóc mới thôi...)tớ theo dõi con nhiều lần nhưng thật sự không biết làm thế nào, mỗi lần thế vợ chồng tớ xót đứt ruột. Mẹ nào có kinh nghiệm giúp tớ với!Tớ cảm ơn nhiều!
Ðề: hành động lạ của con Chào bạn, Mình cũng gặp trường hợp này rồi khi đó bé cũng được khoảng hơn 1 tuổi, bé hay ăn vạ mỗi khi không hài lòng điều gì đó. Bố mẹ bé đã ân cần chỉ bảo và cho bé tham gia nhiều hoạt động bên ngoài, sau này khi mình đến chơi thì bé không còn hiện tượng trên nữa. Bạn nên bình tĩnh và giúp bé nhiều hơn nhé. Thân.
Ðề: hành động lạ của con Bạn phải quan tâm rất rất nhiều đến con hơn nữa và dành thật nhiều thời gian bên con, thật ân cần và tuyệt đối đừng bao giờ quát con Có gì thì giải thích nhẹ nhàng Cần hết sức bình tĩnh và kiềm chế Vì con bạn đang có dấu hiệu tự kỷ đấy
Ðề: hành động lạ của con Mẹ vanthulanh ơi, Em đồng ý với thoax là có thể đây là dấu hiệu của căn bệnh tự kỷ. Em nghĩ mẹ nó cũng đừng lo lắng quá, nên đưa con đi khám thử xem. Nếu phát hiện ra sớm thì chữa cho con sớm. Mẹ nó đọc thêm bài này tham khảo nhé. Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh của não bắt đầu từ trẻ nhỏ và phát triển kéo dài suốt đời ảnh hưởng đến cách giao tiếp và quan hệ đối với người xung quanh. Trẻ tự kỷ bị tổn thương trong tương tác xã hội, giao tiếp xã hội và tưởng tượng. Trẻ cũng có hành vi lặp đi lặp lại và nhạy cảm giác quan. Những trẻ này có khuynh hướng khó khăn trong học tập và nhiều trẻ bị khiếm khuyết về trí tuệ. Theo thống kê, cứ 10.000 trẻ thì có 1-5 trẻ mắc bệnh tự kỷ. Tỷ lệ trẻ trai mắc bệnh cao gấp 3-4 lần trẻ gái. Bố mẹ thường khó phát hiện sự bất thường của con mình vì cho đến trước 2 tuổi, sự phát triển của trẻ dường như diễn ra bình thường. Các cháu vẫn có vẻ ngoài dễ thương hiền lành, ăn uống và ngủ tốt, phát triển vận động tốt. Chỉ đến khi đã hơn 2 tuổi mà không chịu nói gì hoặc không nói nữa (nếu trước đó đã bập bẹ vài từ) và có vài ứng xử khác thường so với trẻ cùng tuổi, cha mẹ mới nghi ngờ về sự phát triển của con mình. Tuy nhiên, cũng có nhiều người chỉ cho đó là biểu hiện của cá tính của trẻ. Các dấu hiệu của bệnh tự kỷ - Trẻ đã 1 tuổi mà không có động tác chỉ trỏ gây sự chú ý của người khác, không có tiếng bập bẹ. - Không nói được từ nào khi 16 tháng tuổi, không nói được câu nào gồm 2 từ khi 24 tháng tuổi. - Trẻ đã có một số kỹ năng ngôn ngữ vào độ tuổi nào đó (14-16 tháng) nhưng sau đó tự nhiên mất hẳn, thường là sau khi trải qua một sự kiện như ngã ở nhà trẻ, lên sởi, nằm viện... - Không bị lôi cuốn vào các đồ chơi, trò chơi. - Rất ít hứng thú kết bạn. - Không nhìn ai hay chú ý vào ai, thường chỉ nhìn lâu vào các vật có các động tác đơn điệu, chẳng hạn chiếc quạt đang quay... - Không trả lời, không ngoảnh lại khi nghe gọi tên. - Rất ít hoặc không có tiếp xúc mắt. - Không có động tác giơ tay ra đòi bế ẵm. - Có các động tác cơ thể lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đập đập tay, lắc lư thân thể. - Khi giận dữ hoặc không đồng ý điều gì đấy thì hét lên (tiếng kêu chói tai), bứt tóc, đập chân tay xuống sàn nhà, đập đầu vào tường. - Không thích người khác động chạm vào người. - Ưa thích sự ổn định trật tự, thường chống đối rất mạnh mẽ việc thay đổi những gì đã quen thuộc. - Cực kỳ nhạy cảm đối với một số âm thanh và mùi vị. Một số dấu hiệu trên cũng có thể xuất hiện ở trẻ em bình thường, nhưng chỉ tồn tại đơn lẻ. Nếu thấy một số dấu hiệu xuất hiện đồng thời và dai dẳng, cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra hoạt động thần kinh, não và gặp các nhà chuyên môn về tâm lý để sớm được chữa trị. Điều trị bệnh tự kỷ Bệnh tự kỷ ở trẻ em hiện vẫn là căn bệnh còn xa lạ đối với các bậc cha mẹ. Trẻ bị bệnh vẫn khoẻ mạnh bình thường, nhưng luôn có những hành vi bất thường. Nhiều cha mẹ không chú ý đến sự khác thường của con trẻ hoặc có biết thì lại cho là bình thường, nên hầu hết trẻ khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn. Nếu gia đình ít cho trẻ giao tiếp với bên ngoài thì mức độ tự kỷ của trẻ càng nặng hơn. Trẻ tự kỷ cần được điều trị sớm ngay từ khi phát hiện bệnh, cần được đánh giá, hướng dẫn tập luyện bởi đội ngũ nhiều chuyên gia như bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ tâm thần nhi, nhà tâm lý, cán bộ phục hồi chức năng, nhà trị liệu ngôn ngữ, giáo viên giáo dục đặc biệt. Bố mẹ trẻ cần kết hợp chặt chẽ với các nhà chuyên môn để tạo hiệu quả tốt trong việc tập luyện. Việc phát hiện muộn bệnh tự kỷ sẽ hạn chế rất nhiều kết quả trị liệu, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển ngôn ngữ và khả năng xã hội của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ để phát hiện sớm căn bệnh này. Theo Bệnh viện Nhi T.Ư, mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 6.000 trẻ bị nghi mắc bệnh tự kỷ đến khám và điều trị. Trên thực tế, số trẻ mắc tự kỷ rất lớn vì gia đình không biết, hoặc biết mà lơ là, nghĩ là không quan trọng nên không đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị. Hiện, ở Việt Nam mới chỉ có một vài trung tâm từ thiện của các tổ chức phi chính phủ hoặc tư nhân điều trị cho trẻ tự kỷ. Phần lớn các bậc cha mẹ có rất ít thông tin liên quan đến việc chăm sóc và điều trị trẻ bị tự kỷ. Ngoài việc đưa con đến khám tại các khoa phục hồi chức năng, tâm thần... của các bệnh viện như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng 1... các bậc cha mẹ có con bị tự kỷ có thể tham gia các câu lạc bộ gia đình có con bị tự kỷ để tìm hiểu thông tin, chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh cho con như: Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ ở Hà Nội; diễn đàn câu lạc bộ cha mẹ nuôi con tự kỷ (http: www.tretuky.com)
Ðề: hành động lạ của con con bạn đang có dấu hiệu tự kỉ đấy! Bạn nên giành thời gian bên con càng nhìu càng tốt