Thông tin: Hạnh phúc ở dưới chân - Hãy sống chậm lại 1 phút để cảm nhận

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi Chuot*con*cua*me, 4/10/2011.

  1. Chuot*con*cua*me

    Chuot*con*cua*me Bột rau, coffee AN, Tiêu sạch, mật ong rừng

    Tham gia:
    27/5/2011
    Bài viết:
    17,414
    Đã được thích:
    6,190
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Hạnh phúc ở dưới chân - Hãy sống chậm lại 1 phút để cảm nhận

    Chị Huế thân mến!
    [h=1][/h]
    Đã bao giờ Chị gặp phải những chuyện ngoài ý muốn do LỠ LỜI, do KHÔNG LÀM CHỦ TÌNH HÌNHhoặc do phản xạ của đối phương KHÔNG NHANH NHẸN như Chị nghĩ?
    Trong trường hợp như vậy, Chị đã giao tiếp, ứng biến linh hoạt chưa? Hãy cùng NLL học hỏi kinh nghiệm làm chủ hoàn cảnh giao tiếp từ nhà văn nổi tiếng Mark Twain qua mẩu chuyện bên dưới:
    Năm 1890, một nhóm hơn 20 người, có cả nhà văn nổi tiếng Mark Twain cùng đến dự buổi tiệc gia đình của phu nhân Dogge.
    Cũng như những cảnh tượng thường gặp trong các buổi tiệc: mỗi người tán gẫu với người kế bên, giọng mỗi lúc một to dần lên, cả hội trường ồn ào như cái chợ, không giống buổi tiệc chút nào.
    Phu nhân Dodge tỏ vẻ khó chịu, nhưng bà không thể làm mọi người mất hứng. Mark Twain cũng nhận thức được điều ấy, nếu lúc này mà la lên một tiếng để mọi người im lặng, chắc chắn sẽ làm cho mọi người mất vui, thậm chí người ta có thể giận dữ bỏ về. Vậy phải làm sao?
    Mark Twain nghĩ ra một kế, ông nói với người phụ nữ ngồi bên cạnh: “Chỉ có một cách để bắt họ im lặng, bà hãy ghé đầu vào gần tôi, và làm ra vẻ đang chăm chú nghe tôi nói chuyện, tôi sẽ nói khẽ, như vậy người bên cạnh không nghe được tôi nói gì, họ càng muốn biết tôi đang nói gì. Tôi chỉ cần xì xào một hồi, bà sẽ thấy không ai nói chuyện nữa, không có tiếng nói nào hết ngoại trừ giọng nói của tôi.”
    Người phụ nữ bán tín bán nghi, nhưng cũng làm theo ý của Mark Twain, Mark Twain bắt đầu nói khẽ:
    Mười một năm trước, tôi đến Chicago tham dự buổi lễ chào đón tướng Grant, một buổi tiệc long trọng được mở ngay đêm đầu tiên, có hơn 600 quân nhất xuất ngũ đến dự tiệc, ngồi kế bên tôi là ông XX, ông ta không nghe rõ được gì, nên có thói quen mà ta vẫn thường thấy ở những người điếc, ông ta quát tháo, đôi lúc cầm dao trầm ngâm 5 – 6 phút rồi la lên một tiếng làm cho tôi giật cả mình.”
    Khi Mark Twain nói tới đây, tiếng ồn ào ở bàn bên kia, nơi phu nhân Dodge đang ngồi, đã bớt đi, người ta bắt đầu tò mò nhìn ông, sự im lặng lan dần, ông càn nói càng nhỏ tiếng hơn.:
    “Khi ông XX không nói chuyện, một người ngồi ở đối diện tôi cũng sắp kể hết câu chuyện cho người ngồi kế bên nghe. Tôi nghe được ông ta nói ‘trong khoảnh khắc, người đàn ông nắm chặt mái tóc dài của cô ta, cô ta khẩn khoản van xin, nhưng người đàn ông kia vẫn tàn nhẫn đè cổ co ta lên đầu gối mình, sau đó dùng dao lướt một cái…”
    Đến lúc này, Mark Twain đã đạt được mục đích của mình, cả hội trường im phăng phắc. Lúc này ông thấy nên nói với mọi người vì sao ông phải diễn kịch như thế. Ông hy vọng mọi người cần tỏ ra lịch sự khi dự tiệc, phải nghĩ đến cảm nhận của người khác, tốt nhất là từng người một nói chuyện và những người khác nên chú ý lắng nghe.
    Mọi người vui vẻ tiếp thu ý kiến của Mark Twain, thời gian còn lại của buổi tiệc diễn ra rất vui vẻ. Mark Twain cũng tỏ ra đắc ý: “Cả đời tôi chưa lần nào vui thích như lúc này, lý do chính là những cử chỉ vĩ đại của tôi, tôi có thể duy trì trật tự, làm chủ hoàn cảnh.
    Và hẳn là Chị cũng biết không gian ấm cúng, hài hòa sẽ khiến người ta xích lại gần nhau hơn. Khi Chị làm chủ hoàn cảnh, Chị có thể chinh phục tất cả người nghe.
    Cảm ơn Chị luôn đồng hành cùng NLL!
     
    Đang tải...


  2. Chuot*con*cua*me

    Chuot*con*cua*me Bột rau, coffee AN, Tiêu sạch, mật ong rừng

    Tham gia:
    27/5/2011
    Bài viết:
    17,414
    Đã được thích:
    6,190
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Hạnh phúc ở dưới chân - Hãy sống chậm lại 1 phút để cảm nhận

    (ST)Bài học về những viên Bi
    -----------------------------Hãy quan tâm đến những người thân yêu của bạn -----------------------------

    Vài tuần trước, tôi bước về phía căn nhà dưới tầng hầm, trên hai tay là cốc cà phê và tờ báo buổi sáng. Những điều bắt đầu trong buổi sáng thứ bảy bình thường hôm ấy đã trở thành một trong những bài học mà thi thoảng cuộc sống vẫn gửi tới cho ta.


    Tôi dò sóng đài trên điện thoại để nghe chương trình phát sáng thứ bảy. Trong lúc dò, chợt tôi phát hiện giọng nói có vẻ của một người đã cao tuổi, có gì thật hấp dẫn và đó quả là một chất giọng vàng.

    Bạn biết đấy, với chất giọng như vậy, có lẽ ông ta đang làm trong ngành phát thanh. Ông đang kể cho mọi người nghe về việc đã nói với ai đó câu chuyện một nghìn viên bi.

    Tò mò, tôi ngồi xuống và nghe ông nói. “Này Tom, hình như anh đang rất bận việc thì phải. Tôi chắc rằng họ trả anh cũng khá phải không, nhưng thật xấu hổ nếu anh cứ suốt ngày vắng nhà vì công việc như vậy. Không thể tin được một người trẻ tuổi như anh lại cứ quần quật làm việc mỗi tuần từ 60 đến 70 tiếng để trang trải mọi thứ. Sẽ thật tồi tệ nếu anh quên không tham dự buổi biểu diễn khiêu vũ của con gái anh”.

    Ông tiếp tục, “Tôi sẽ kể cho anh nghe điều này Tom ạ, một điều đã giúp tôi luôn biết nhìn trước những thứ cần ưu tiên trong cuộc sống của mình”. Và khi đó, ông lão bắt đầu giải thích lý thuyết một nghìn viên bi. “Anh biết không, một ngày nọ tôi đã ngồi làm thử một bài toán nhỏ. Mỗi người trung bình sống được khoảng 75 năm. Tôi biết cũng có người sống thọ hơn và cũng có người chết sớm hơn nhưng về trung bình, người ta có thể sống được khoảng 75 năm”.

    “Sau đó, tôi nhân 75 năm đó với 52 tuần thì được 3900, đó chính là số ngày thứ bảy mỗi người bình thường có được trong cả cuộc đời của họ. Nào tập trung vào câu chuyện của tôi đi Tom, tôi đang chuyển sang phần quan trọng rồi đây”.

    “Phải đến năm 55 tuổi tôi mới có thể suy nghĩ về mọi việc kỹ càng như vậy”, ông tiếp tục, “và cho tới lúc đó, tôi hiểu mình chỉ còn 1.000 ngày thứ bảy còn lại nữa mà thôi”.

    “Và rồi tôi tới một cửa hàng đồ chơi, mua tất cả những viên bi họ có. Phải đi tới ba cửa hàng tôi mới mua đủ 1000 viên bi cho mình. Tôi đem chúng về nhà, bỏ vào chiếc hộp nhựa lớn, rỗng trong xưởng làm việc, ngay cạnh chiếc đài. Từ đó, khi mỗi ngày thứ bảy qua đi, tôi lại lấy ra một viên bi ra và ném đi”.

    “Tôi nhận ra rằng, khi nhìn số lượng những viên bi ngày một giảm dần, tôi đã biết tập trung hơn cho những điều thật sự quan trọng trong cuộc sống. Không gì giống như việc nhìn thời gian tồn tại của mình trên trái đất này cứ vơi dần và nó giúp bạn biết ưu tiên mọi việc thật mau chóng”.

    “Bây giờ, tôi sẽ kể cho anh nghe một điều cuối cùng trước khi tôi ngừng cuộc trò chuyện này để đưa người vợ thân yêu của tôi đi ăn sáng. Sáng nay, tôi đã nhặt viên bi cuối cùng ra khỏi chiếc hộp. Tôi hình dung nếu tôi có thể giữ nó cho tới sáng thứ bảy sau nữa thì tức là, Chúa đã ban cho tôi thêm một chút thời gian để được ở lại bên những người thân yêu…”

    “Thật tuyệt khi được trò chuyện với anh Tom ạ, tôi mong anh sẽ dành nhiều thời gian hơn cho những người thân yêu của anh và tôi cũng hy vọng, một ngày nào đó sẽ gặp lại anh. Chúc buổi sáng tốt lành!”.

    Bạn có thể nghe thấy rõ tiếng gác ống nghe khi ông ấy kết thúc cuộc trò chuyện. Ngay cả người điều phối chương trình cũng lặng đi trong vài giây. Tôi biết ông ấy đã khiến chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều.

    Sáng hôm đó, tôi đã định làm một số việc, sau đó tới phòng tập thể dục. Nhưng rồi, tôi quyết định chạy lên gác, đánh thức vợ bằng một cái hôn. “Dậy thôi em yêu, anh sẽ đưa em và các con đi ăn sáng”.

    “Có chuyện gì đặc biệt hả anh?”, cô ấy hỏi và cười.

    “Không, không có gì đặc biệt cả”, tôi nói, “Chỉ vì đã lâu lắm rồi hai vợ chồng mình chưa đi ăn cùng các con. À, khi đi mình dừng lại ở cửa hàng đồ chơi một chút nhé, anh muốn mua một vài viên bi”.
     

Chia sẻ trang này