3 tháng cuối: Hành Trình Làm Mẹ - "3 Tháng Cuối Của Thai Kỳ"

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi thienthannho090390, 8/8/2016.

By thienthannho090390 on 8/8/2016 lúc 10:36 AM
  1. thienthannho090390

    thienthannho090390 _Meomeo Híhí_

    Tham gia:
    9/6/2012
    Bài viết:
    2,723
    Đã được thích:
    554
    Điểm thành tích:
    823
    Đã đi được hai phần ba chặng đường của hành trình làm mẹ. 3 tháng cuối của thai kỳ cũng là quãng thời gian khó khăn hơn và cũng là lúc đan xen trong mẹ là sự háo hức lẫn hoang mang, lo lắng. Ở giai đoạn này mẹ đã cảm nhận rõ rệt hoạt động hàng ngày của bé qua những cú đạp, cú huých, lộn nhào; có lẽ đó cũng là động lực để mẹ bước qua giai đoạn nặng nề để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn chào đón bé yêu.

    [​IMG]

    Ở tam cá nguyệt thứ 3, ngoài việc đối diện với những rắc rối gặp phải ở 3 tháng giữa thai kỳ, cơ thể người mẹ cũng có rất nhiều thay đổi và rắc rối khác như: rạn da, nám da, trứng cá khiến mẹ mất tự tin; ra nhiều mô hôi, nổi ban đỏ, ngứa gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu; đi tiểu thường xuyên vào ban đêm khiến mẹ mất ngủ; các cơ đau nhức... tăng cân, tụt bụng, phù nề khiến mẹ càng thêm khó nhọc...

    Mặc dù phải đối diện với nhiều thay đổi nhưng đây cũng là thời điểm mẹ khá bận rộn với hàng loạt những list công việc cần chuẩn bị như:

    Sắm đồ sơ sinh, những vật dụng mang theo khi đi sinh. Các mẹ sẽ rất hào hứng với công việc này nhất là những mẹ mang thai lần đầu khi được tự tay chọn lựa cho bé của mình những chiếc áo, bao tay, mũ len... bé xíu.

    Chuẩn bị cho bé cái tên. Dường như khi biết giới tính thai nhi hay có khi 2 vạch trong đầu các bà mẹ đã mường tượng ra khá nhiều tên gọi của con. Nhưng để có 1 cái tên thật hay và ý nghĩa có lẽ cũng là việc khiến các bà mẹ khá vất vả để lựa chọn.

    Những tháng cuối của thai kỳ cũng là thời điểm tuyệt vời để mẹ tìm hiểu cách chăm sóc em bé của mình sau sinh như lựa chọn sữa nào thay thế khi sữa mẹ chưa về; cách cho con ti; cách vệ sinh, tắm cho bé... Mẹ có thể tham gia các lớp học tiền sản để có được những thông tin đầy đủ và bổ ích nhất.

    Chi phí sinh nở cũng là vấn đề đươc nhiều mẹ quan tâm để lựa chọn cho mình nơi phù hợp...

    Bên cạnh hàng tá công việc ấy, mẹ cũng có hàng loạt những lo lắng, băn khoăn như Sinh thường hay sinh mổ? Làm thế nào để đẻ không đau? Rắc rối thường gặp trong 3 tháng cuối thai kỳ.

    Tuy nhiên điều quan trọng lúc này vẫn là mẹ cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho 2 mẹ con. Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, thư thái, duy trì vận động hoặc các bài tập thể dục nhẹ nhàng.

    Và không quên thăm khám định kỳ theo đúng lịch của bác sĩ. Trong 3 tháng cuối việc thăm khám thường xuyên rất quan trong. Thông qua việc siêu âm, thử nước tiểu, cùng với những triệu chứng mẹ hay gặp phải bác sĩ chuyên khoa sẽ phát hiện những bất thường, có những khuyến cáo, hoặc thông báo những trường hợp cần nhập viện ngay.

    Khoảnh khắc gặp con yêu ngày càng tới gần, các mẹ hãy chuẩn bị những gì tốt nhất để chào đón bé yêu nhé.

    Bài này chỉ có tính chất tham khảo. Trước khi quyết định làm theo, hãy chắc chắn rằng mình phải tự chịu mọi trách nhiệm về hậu quả của nó.

    Các bài viết liên quan:
    Dấu Hiệu Thụ Thai Thành Công
    Ăn Trứng Ngỗng Khi Mang Bầu Có Tốt Thật Không?
    Đau Lưng Khi Mang Thai, Phải Làm Sao?
    Hành Trình Làm Mẹ - "3 Tháng Đầu Của Thai Kỳ"
    Hành Trình Làm Mẹ - "3 Tháng Giữa Của Thai Kỳ"
    Hành Trình Làm Mẹ - "3 Tháng Cuối Của Thai Kỳ"
    Tăng Cân Khi Mang Thai
    Bị Dư Ối Uống Nước Râu Ngô Có Tốt Không ?
    Mang Thai Ăn Ớt Có Tốt Không?

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thienthannho090390
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

    Sửa lần cuối: 19/9/2016
    mehim1989 thích bài này.

Bình luận

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi thienthannho090390, 8/8/2016.

Chia sẻ trang này