Thông tin: Hậu Quả Tự Nhiên Và Hậu Quả Logic

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Kún iu, 29/6/2016.

By Kún iu on 29/6/2016 lúc 2:37 PM
  1. Kún iu

    Kún iu Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/3/2011
    Bài viết:
    7,082
    Đã được thích:
    1,531
    Điểm thành tích:
    863
    Hậu quả tự nhiên là kết quả xảy ra mà không cần bất kỳ tác động hay can thiệp nào vào hành động hay quyết định của trẻ. Ví dụ: Trẻ không mặc áo khoác và sau đó trẻ sẽ bị lạnh vì không mặc đủ áo hoặc trẻ quên mang theo bữa trưa và sau đó trẻ sẽ bị đói ở trương.

    Hậu quả logic là những hậu quả do cha mẹ đưa ra khi trẻ cư xử không đúng mực hoặc phá vỡ các nguyên tắc, và hậu quả đó có liên quan tới hành vi của trẻ. Ví dụ, nếu trẻ cố tình ném bóng trong nhà và làm vỡ bóng đèn, trẻ sẽ mất tiền tiêu vặt trong tuần hoặc làm thêm việc để mua bóng đèn thay thế; hoặc nếu trẻ cố tình lái xe xuống phố mặc dù đã được cảnh báo, thì trẻ có thể bị mất quyền đi xe trong thời gian còn lại.

    Các hậu quả xảy ra có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Nhiệm vụ của bạn là giúp trẻ đi ngủ đúng giờ và nghỉ ngơi đầy đủ để sẵn sàng cho ngày hôm sau, bởi trẻ sẽ mệt mọi, cáu kỉnh vào ngày hôm sau nếu ngủ quá muộn hoặc xem tivi quá khuya.

    [​IMG]

    Dùng các Hậu quả để dạy trẻ như thế nào – Và khi nào thì sử dụng loại Hậu quả nào?

    Theo nguyên tắc chung, bạn có thể sử dụng hậu quả logic nếu như hậu quả đó không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn của con. Ví dụ, nếu trẻ không đánh răng, hậu quả tự nhiên sẽ là con bị sâu răng, hậu quả này ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Bởi vậy, trong trường hợp này bạn có thể sử dụng hậu quả logic: Nếu con không đánh răng, con có thể sẽ không được ăn đồ ngọt vào ngày hôm sau hoặc chưa đánh răng thì chưa được đọc truyện trước giờ đi ngủ.

    Hậu quả tự nhiên hay hậu quả logic đều giúp trẻ biết đưa ra lựa chọn tốt hơn và học hỏi từ những sai lầm của mình. Một số điểm thuận lợi của Hậu quả trong việc điều chỉnh hành vi của trẻ:

    - Các hậu quả giúp cho trẻ có lựa chọn tốt hơn hoặc cư xử tốt hơn. Hành động của trẻ có thể dẫn đến những hậu quả có sẵn hoặc xác định từ trước; Bạn nên tập trung vào lựa chọn và kết quả chứ không tập trung vào trẻ.

    - Khi đưa ra hậu quả, bạn không được làm cho trẻ xấu hổ, phán xét hay trừng phạt trẻ. Mà chỉ đơn giản là trẻ lựa chọn hành động này thì kết quả kia sẽ xảy ra. Nếu trẻ không cẩn thận và làm mất thứ gì đó, trẻ sẽ cần làm một việc gì đó thể sửa sai mà không cần làm cho trẻ cảm thấy tồi tệ về những việc mình đã làm.

    - Hậu quả dùng để dạy trẻ. Bạn không cần phải nổi giận, quát mắng hay trừng phạt con bởi bản thân trẻ đã học hỏi được khi hậu quả xảy ra.

    - Hậu quả giúp con biết rằng trách nhiệm và lựa chọn cho mỗi hành động thuộc về trẻ.

    Những chú ý khi áp dụng hậu quả tự nhiên và logic

    - Bạn cần nhớ rằng đe dọa và trừng phạt là không cần thiết. Nếu con không ngừng lại, mẹ sẽ…. là không cần thiết bởi vì trẻ hiểu rằng nếu con bạn làm việc A, thì kết quả B sẽ xảy ra. Lập ra một danh sách các hậu quả sẽ giúp con bạn thấy rằng kết quả sẽ đến sau những lựa chọn của trẻ.

    - Bạn cần nhớ nhắc trẻ cân nhắc các lựa chọn của mình. Thay vì đe dọa “Nếu con tiếp tục đánh em, mẹ sẽ cách ly con đấy!” thì bạn có thể nhắc con nhớ điều mà con đã chọn: Con sẽ không đánh em nữa cũng như sẽ ngồi vào một góc để suy nghĩ về hạnh động của mình cho tới khi sẵn sàng xin lỗi.

    - Nhất quán. Nếu con bạn giận giữ hoặc bực tức khi trẻ phải chịu hậu quả của hành vi mình gây ra, bạn không nên nổi giận mà cần bình tĩnh và nhắc con nhớ rằng đó là do trẻ lựa chọn.

    - Hậu quả phù hợp. Nếu con bạn không nhặt đồ chơi hoặc cất dọn quần áo, hậu quả mà trẻ có thể gặp phải là trẻ sẽ không được chơi đồ chơi đó hoặc không được chơi games cho tới khi trẻ dọn dẹp xong.

    - Không tức giận nhưng nhẹ nhàng và kiên quyết. Không cần phải giận dữ, bởi trẻ đã biết nguyên nhân và kết quả kèm theo.

    - Không nói chuyện về quá khứ, chỉ tập trung vào hiện tại và tương lai. Tránh nói những câu như “Con chẳng bao giờ nghe lời mẹ”, hay “Con lúc nào cũng quên”. Cố gắng không đay nghiến vào hành động trong quá khứ hoặc xét đoán trẻ về các hành động trong tương lai.

    Nguồn: Verywell

    Biên dịch: Thu Hiền
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Kún iu
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Kún iu, 29/6/2016.

    1. kato2016
      kato2016
      Hay, nhưng hơi khó hiểu
    2. thuy335
      thuy335
      chèn từ khóa đồ chơi rất khéo léo và liên quan
    3. LinhChi_89
      LinhChi_89
      nói chung e nhận thấy bh có rất nhiều kiểu giáo dục tâm lý mới nhưng cách nào cx vậy thôi cần bố mẹ phải đầu tư công sức, thời gian định hướng con! Cái nào cx đều ko dễ thực hiên !

Chia sẻ trang này