HÃY DÁM TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI CỦA CON BẠN

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Me Huong, 28/2/2005.

  1. Me Huong

    Me Huong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/1/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    mình tìm được bài báo này hay lắm, đúng như ý chi Minh Nguyệt cấn tìm. các bạn cùng tham khảo nhé. Thứ ba, 9/11/2004, 15:57 GMT+7

    Hãy dám trả lời các câu hỏi của con bạn (phần 1)

    LTS: "Làm thế nào để trả lời các câu hỏi tế nhị và rắc rối mà những đứa trẻ dưới 12 tuổi đặt ra cho bạn về giới tính, ma túy, cái chết, ly hôn...? Trong cuốn Hãy dám trả lời các câu hỏi của con bạn, Bác sĩ Miriam Stoppard, chuyên gia người Pháp về giáo dục và bảo vệ trẻ em, sẽ giúp bạn nắm vững điểm mốc và điều cần biết ẩn giấu sau mỗi thắc mắc của trẻ, để bạn có khả năng linh hoạt khi giải đáp. Điều quan trọng nhất mà tác giả muốn khuyến cáo với các bậc cha mẹ là: Khi cung cấp cho trẻ 1 thông tin chính xác, bạn sẽ giúp trẻ vượt qua những khủng hoảng của tuổi dậy thì.

    Sách được dịch giả Trần Thanh Hoa chuyển ngữ, Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành năm 2002".

    Lời mở đầu

    Có rất nhiều lý do thôi thúc tôi viết cuốn sách này. Trước tiên, tôi luôn cho rằng cần phải nói với lũ trẻ sự thật. Cha mẹ thường rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Khi con cái họ đưa ra một câu hỏi tế nhị, họ muốn trả lời chính xác nhưng đôi khi họ lại sợ chúng chưa đủ lớn để hiểu một cách tường tận.

    Chắc chắn cách suy nghĩ này là đúng, nhưng thay vì việc lảng tránh hoặc đưa cho bọn trẻ một câu trả lời không đầy đủ, cha mẹ có thể nói thật với chúng ở một mức độ chúng có thể hiểu được. Bọn trẻ tò mò là hết sức tự nhiên. Ngay từ khi biết đặt câu hỏi (khoảng từ 2 tuổi), chúng không ngừng quấy rối cha mẹ với các câu hỏi “Tại sao?”, “Cái gì?”, “Ở đâu?”, “Thế nào?”. Nhưng nếu cha mẹ giải thích cho chúng biết ôtô vận hành như thế nào thì tiếp đó sẽ phải trả lời các câu hỏi tựa như: “Người ta tạo ra em bé bằng cách nào?”.

    Nói sự thật, nghĩa là cha mẹ bắt đầu từ việc nói với chúng về những việc đơn giản, rồi dần dần bổ sung thêm thông tin khi đứa trẻ lớn lên. Ví dụ như: Rất ít trẻ em dưới 8 tuổi có thể hiểu được các cơ chế của bản năng giới tính, một số biết quá muộn còn một số biết có sớm hơn đôi chút. Tốt hơn là chúng ta đừng phức tạp hóa vấn đề khi bọn trẻ chỉ cần những lời giải thích đơn giản. Ngược lại, khi một đứa trẻ đã đủ lớn - xét về mặt trí tuệ và tinh thần - thì chúng ta đừng ngần ngại cung cấp thông tin cho nó. Con của bạn muốn học hỏi và trong vô vọng, chúng muốn làm tiêu tan điều bí mật và sự bối rối, ngượng ngùng xung quanh một số câu hỏi. Hãy trả lời chúng vào thời điểm thích hợp, bạn sẽ không còn cảm thấy bối rối nữa!

    Tạo ra niềm tin từ hai phía

    Phần đông cha mẹ cho rằng cần phải chia làm 2 phía để trả lời câu hỏi về giới tính: người bố nói với con trai, còn người mẹ nói với con gái.

    Điều đó có vẻ bình thường nhưng trên thực tế, sự lựa chọn này sẽ là vụng về nếu một trong hai người (bố hoặc mẹ) dễ dàng giải thích về mọi thứ, còn người kia lại tỏ ra quá ngại ngùng. Bạn hãy đặt mình vào vị trí của đứa trẻ và hiển nhiên bạn sẽ thấy người phù hợp nhất để trả lời các câu hỏi của trẻ là người luôn sẵn làm việc đó, không kể là bố hay là mẹ.

    Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của cha mẹ là trò chuyện với con cái, và cha mẹ phải làm tất cả để đứa trẻ tin tưởng thổ lộ với mình từ khi chúng còn nhỏ cho đến lúc chúng lớn lên. Bạn muốn đứa trẻ hướng về ai khi chúng cần thông tin, cần sự giúp đỡ hay một lời khuyên? Cha mẹ thường ngạc nhiên khi con cái họ trở nên ít nói, tự khép mình và tỏ ra “bất cần” khi chúng ở lứa tuổi thiếu niên. Nên hiểu rằng : ở lứa tuổi này không tránh được những thay đổi lớn về tính khí, vì vậy lũ trẻ sẽ dễ dàng xa cách cha mẹ hơn khi lúc chúng gặp khó khăn nếu như những câu hỏi mà chúng đặt ra luôn bị cha mẹ từ chối trả lời.

    Khuyến khích một cuộc đối thoại thực sự

    Cha mẹ trả lời các câu hỏi tế nhị của con cái một cách thoái thác làm cho một số đề tài không thể đề cập trong gia đình và tệ hơn, họ buộc bọn trẻ chấp nhận một thái độ đạo đức giả. Cha mẹ đối thoại với con cái, thẳng thắn trả lời chúng - điều đó giúp họ tạo ra niềm tin vào chính mình, tạo ra sự ôn hòa và vô tư ở bọn trẻ, làm cho bọn trẻ có khả năng suy nghĩ, cân nhắc và tự chịu trách nhiệm về quyết định của chúng. Cuộc đối thoại rất cần thiết này giữa cha mẹ và con cái phải được thiết lập từ sớm và duy trì trong suốt khoảng thời gian mà chúng ta ở nhà. Do đó tôi đưa ra những câu trả lời phù hợp với bọn trẻ ngay từ khi chúng còn rất nhỏ.Việc giáo dục con cái, trước tiên là do bạn gánh vác. Tri thức của chúng bắt đầu từ gia đình. Đôi khi bạn tự hỏi liệu một thông tin, nhất là thông tin về giới tính hay về ma túy - có thể có hại đối với bọn trẻ hay không và bạn né tránh các câu hỏi của chúng vì sợ chúng sẽ thử làm theo. Việc trả lời chúng chẳng có gì là sai trái. Chính những đứa trẻ thiếu thông tin mới muốn thử nghiệm và có nguy cơ chúng tự làm cho mình bị nguy hiểm. Nhiều cuộc điều tra đã chứng minh rằng việc giáo dục chu đáo về giới tính không làm cho bọn trẻ tò mò thử nghiệm, cũng chẳng làm cho chúng có hành động vô trách nhiệm, mà thực tế đã cho thấy điều ngược lại. Cha mẹ không cung cấp thông tin cho con cái - điều đó đồng nghĩa với việc không đưa cho chúng những công cụ cần thiết để hành động có trách nhiệm. Nhìn chung lối nhận thức này đúng cả trong những lĩnh vực khác như ma túy, rượu hay thuốc lá.


    Hãy dám trả lời các câu hỏi của con bạn (phần 2)

    Một câu trả lời phù hợp với lứa tuổi của con bạn.

    Không ai khẳng định rằng sẽ luôn dễ chịu khi phải trả lời tất cả các câu hỏi một cách thẳng thắn. Rõ ràng có những lúc chúng ta khó có thể nói dễ dàng, trôi chảy, có những lúc chúng ta không muốn giải thích nhiều. Chính vì thế mà quyển sách này trở nên có ích: nó không nhằm mục đích đưa ra các lời khuyên để mọi người áp dụng mà nhằm cung cấp kiến thức trong một phạm trù mà ở đó bạn có thể tự tìm thấy những cách trả lời riêng, dần dần theo sự phát triển của trẻ. Các câu trả lời dành cho 4 lứa tuổi: 2 – 4 tuổi, 4 -6 tuổi, 6 – 8 tuổi, 8 – 11 tuổi.

    Sự phân chia này không cố định. Bọn trẻ phát triển và nhận thức theo những nhịp độ khác nhau. Vì vậy phải coi các lứa tuổi này như những điểm mốc. Bạn cần linh hoạt tùy từng đối tượng: một bé gái 3 tuổi rưỡi, linh hoạt sẽ có thể hiểu được câu trả lời dành cho lứa tuổi 4 – 6, trong khi một bé trai 9 tuổi nhưng phát triển chậm chỉ hiểu được những câu trả lời dành cho những em từ 6 – 8 tuổi.

    Tôi đã soạn ra những câu trả lời phù hợp cho cả các bé trai lẫn bé gái, để nhấn mạnh điều đó, tôi đã xen kẽ giữa hai giới, trừ khi vì những lý do hiển nhiên buộc phải tách bạch chủ đề mang tính đặc thù, riêng biệt của từng giới! Trong lúc đọc những câu trả lời cho các câu hỏi lớn như “Con đã ra đời như thế nào?”, bạn sẽ nhận thấy rằng các câu trả lời ngày càng trở nên chi tiết hơn, hoàn thiện hơn tùy theo lứa tuổi. Nếu lần đầu tiên, một đứa trẻ lớn tuổi hơn đặt một câu hỏi, bạn có thể đưa cho nó những thông tin ở phần trước và cuối cùng đưa ra câu trả lời phù hợp với lứa tuổi của nó. Mục đích là bạn nắm bắt những điều bạn cần trong mỗi phần khác nhau để có câu trả lời rõ ràng trong giới hạn mà bạn cho rằng đứa trẻ có thể hiểu.

    Chuẩn bị các câu trả lời

    Bạn hãy chịu khó đọc phần giới thiệu chung của mỗi chủ đề. Bạn không thể cung cấp tất cả các thông tin này cho con của bạn, nhưng bạn sẽ trả lời mạch lạc hơn nếu như bạn hiểu được điều gì ẩn sau các câu hỏi của con bạn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những câu hỏi liên quan tới sự an toàn của trẻ. Đối với loại câu hỏi đó, bạn phải xác định những dấu hiệu báo động đằng sau chúng. Nhìn chung điều đó có thể giúp bạn giảm bớt tính nguy kịch của những câu hỏi tế nhị mà bọn trẻ đặt ra sau nhặt nhạnh được một nửa sự thật về chúng trong giờ ra chơi. Việc đọc lại sách trước khi trả lời con cái bạn cũng có thể giúp con bạn hiểu rõ hơn về một số câu hỏi.

    Cuốn sách này đã được thai nghén để bạn có thể chia sẻ với bọn trẻ. Bọn trẻ không cần toàn bộ các câu trả lời của tôi, bạn hãy sử dụng cái phù hợp với bạn, để sang một bên những điều không cần thiết và lấy những ví dụ có thật trong gia đình bạn để minh họa cho câu trả lời. Nếu bạn muốn giải thích khái niệm về thời gian, hãy so sánh với khoảng thời gian giữa 2 sự kiện trong gia đình : sinh nhật và kỳ nghỉ. Bạn nên đưa ra thật nhiều ví dụ về điều mà bạn đã cảm thấy, hay đã làm khi bằng tuổi con bạn bây giờ. Điều đó sẽ làm cho bạn trở nên gần gũi hơn trong mắt bọn trẻ.

    Xây dựng nền móng cho tương lai

    Bạn hãy thử nhìn nhận việc trả lời các câu hỏi của bọn trẻ như là dịp để giáo dục chúng – không chính thức mà theo cách cha mẹ có thể trang bị cho trẻ và lấy đó làm điểm mốc trước khi chúng đến trường: bằng cách dạy cho chúng lòng tốt, sự bao dung, công minh và độ lượng.

    Chúng ta có thể chuẩn bị để giúp trẻ hòa nhập vào đời sống xã hội ngay từ khi chúng còn nhỏ bằng cách khắc sâu trí nhớ của chúng các giá trị của mọi lĩnh vực. Các giá trị này được trẻ nhận thức rất tốt trước 5 tuổi. Điều đó muốn nói rằng cha mẹ đóng vai trò tiên quyết, vô cùng quan trọng – một vai trò mà bạn sẽ gánh vác trong suốt cuộc đời, nếu bạn bắt đầu từ một nền tảng tốt. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ mà bạn không thể chối từ. Và mọi cố gắng của bạn sẽ được đền đáp bằng niềm tin, lòng kính trọng và tình yêu của con cái.

    Tôi không biết có cách nào khác để nhận những “món quà” đắt giá này từ con cái chúng ta? Mỗi khi bạn trìu mến nhìn bọn trẻ, nói chuyện chân thành và trả lời chúng một cách thẳng thắn, trung thực là khi bạn đã góp phần tạo ra một mối liên hệ có thể kéo dài suốt cuộc đời.

    Hãy dám trả lời các câu hỏi của con bạn (phần 3)

    Chương 1: Bản năng giới tính và việc sinh nở

    Tuổi dậy thì là gì?

    Em bé vào trong bụng mẹ bằng cách nào?

    Người ta tạo ra em bé như thế nào?

    Đàn ông có thể sinh em bé không?

    Kỳ kinh là gì?

    Làm thế nào để biết được ai là người đồng tính luyến ái?

    Tử cung là gì?

    Tại sao con lại được sinh ra?

    Mọi trẻ em đều tò mò muốn biết chúng từ đâu đến. Đồng thời chúng đã biết nhận thức về cơ thể chúng ngay từ khi còn nhỏ, và từ rất sớm, chúng đã để ý đến sự khác nhau về giới tính. Bọn trẻ càng lớn thì chúng ta càng khó bảo vệ chúng trước vấn đề giới tính vì điều đó được nói tới thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kết quả không tránh được là chúng sẽ đặt ra các câu hỏi về giới tính.

    Cũng như nhiều bậc phụ huynh khác, có thể bạn nắm được những câu hỏi này nhưng lại để cho sự lúng túng ngăn cản bạn trả lời. Có thể đề tài về giới tính là một điều cấm kỵ ở gia đình bạn, nhưng đòi hỏi của con cái bạn là trong sáng, những câu hỏi được đặt ra bởi sự tò mò tự nhiên và sự khát khao hiểu biết. Khi bạn trả lời chúng thẳng thắn bằng sự hiểu biết của bạn, tức là bạn đã chứng tỏ tình yêu và lòng tôn trọng của bạn đối với chúng.

    Bạn hãy dùng những câu trả lời về giới tính được giới thiệu ở quyển sách này để có câu trả lời rõ ràng và phù hợp với từng lứa tuổi, với từng mức độ trưởng thành của trẻ. Bên cạnh đó bạn cũng nên hiểu rằng rất ít trẻ có thể hiểu được các cơ chế của bản năng giới tính trước 8 tuổi. Khi đề cập với bọn trẻ về những câu hỏi này, bạn không nên tách rời những khái niệm về tình yêu và giá trị với sự chân thành và thẳng thắn. Những khái niệm này sẽ giúp trẻ phát triển ý thức tự giác và khả năng đánh giá - nhân tố quyết định các hành vi giới tính khi trẻ lớn hơn.

    Câu hỏi: Con đã ra đời như thế nào?

    - Người ta tạo ra em bé bằng cách nào?

    - Tạo sao con được sinh ra?

    - Có phải con cò đã mang con đến không?

    - Con được sinh ra trong cái bắp cải à?

    - Em bé đã vào bụng mẹ bằng cách nào?

    Nhìn chung đó là những câu hỏi đầu tiên mà bọn trẻ đặt ra về việc sinh nở. Ở đứa trẻ lớn hơn, đó là dấu hiệu cho thấy chúng bắt đầu nhận thấy đặc thù duy nhất của chúng, nhưng sau 6 tuổi, câu hỏi này có thể được thay bằng câu hỏi: “Làm tình là gì?”

    Điều ẩn chứa đằng sau câu hỏi này

    Bọn trẻ có tính tự kỷ và một câu trả lời đơn giản cũng đủ thỏa mãn tò mò của chúng. Nhìn chung, các câu hỏi xuất hiện khi người ta nói cho đứa trẻ biết mẹ nó vừa sinh em bé và đó cũng là lúc bạn phải đón nhận các câu hỏi về giới tính, về việc sinh nở và tiến trình của việc mang thai. Còn nếu như bạn không mang thai nhưng đứa trẻ bắt đầu hỏi bạn về vấn đề này thì có thể là do chúng đã nghe nói ở trường học hoặc trên truyền hình. Sau 6 tuổi, bọn trẻ thực sự quan tâm đến những câu hỏi này.

    (còn tiếp)
    Hãy dám trả lời các câu hỏi của con bạn (phần 4)

    Câu hỏi: Con đã ra đời như thế nào? (tiếp)

    Điểm mốc để trả lời

    Đừng ngại nói lên sự thật. Bạn nên trả lời trẻ chân thành và trung thực.

    Không nên đi vào mọi chi tiết: Không nhất thiết phải trả lời cặn kẽ nếu đứa trẻ không đủ khả năng để hiểu, điều đó có thể làm cho trẻ sợ hãi vì nó đã vượt quá sự hiểu biết của chúng. Nhìn chung, bọn trẻ chỉ hiểu được các cơ chế của bản năng giới tính sau 8 tuổi.

    Để kiểm tra xem câu trả lời của bạn có tốt không bạn hãy nhắc đi nhắc lại câu hỏi: “Có phải con muốn biết bố mẹ đã sinh ra con như thế nào không?”

    Đừng phức tạp hoá câu trả lời của bạn vì bạn có thể lạc đề.

    Bạn thử tưởng tượng: đứa trẻ 6 tuổi hỏi bạn, bạn giải thích với nó một cách dài dòng, nhưng sau đó đứa trẻ nói: “Không Jean nói với con bạn là bạn ấy đến từ thành phố Like, còn con đến từ đâu?”

    Điều cần biết

    Trong quá trình trưởng thành , đứa trẻ cần những câu trả lời hoàn thiện hơn nhưng không cần những chi tiết thừa.

    Đừng quên là bọn trẻ nhận thức mọi thứ ở mức độ đầu tiên. Nếu bạn nói về việc gieo mầm, chúng sẽ có thể hỏi bạn xem người ta tưới như thế nào?

    Dù trẻ nhỏ sẽ bằng lòng với những lời giải thích của bạn, nhưng những đứa trẻ trên 5-6 tuổi sẽ phản ứng lại với những lời giải thích đầu tiên về giới tính. Chắc chắn đó là tín hiệu cho thấy chúng không sẵn sàng để nghe những chi tiết vụn vặt. Vì vậy bạn nên thay đổi đề tài và lần sau hãy thử đề cập đến câu hỏi đó theo cách khác.

    Các câu hỏi khác có thể được đặt ra:

    - Có phải mọi em bé đều được tạo ra theo cách này?

    - “Trứng của mẹ” và “Tinh trùng của bố” là gì?

    - Có phải bố sinh con trai còn mẹ sinh con gái không?

    - Đàn ông có thể sinh em bé không?

    Trả lời:

    Con đã được hình thành trong bụng mẹ và ở đó đến tận khi con sẵn sàng được chào đời 2 -4 tuổi
    Không phải con cò đã mang con đến - đó chỉ là truyền thuyết. Cũng như các bạn khác, con được tạo ra từ tinh trùng của bố và trứng của mẹ. Tinh trùng của bố và trứng của mẹ gặp nhau trong bụng của mẹ và tạo ra con. Con là sự pha trộn kỳ diệu giữa bố và mẹ 4 – 6 tuổi
    Tinh trùng của bố được tạo ra trong tinh hoàn. Tinh hoàn được nằm trong một túi da nhỏ mà người ta gọi là “bìu”, nằm sau dương vật.

    Hàng triệu con tinh trùng được tạo ra thường xuyên, bơi trong một chất dịch màu trắng, gọi là tinh dịch. Trứng của mẹ nằm trong buồng trứng. Hàng tháng, buồng trứng sản xuất ra một trứng, gọi là noãn. Khi bố mẹ tạo ra con là khi tinh dịch của bố mang tinh trùng vào tử cung của mẹ. Một trong hàng triệu con tinh trùng này đã gặp noãn của mẹ và tạo ra một em bé là con
    6 – 8 tuổi
    Để tạo ra một em bé, bố và mẹ đã làm tình. Nghĩa là bố đưa dương vật của bố và âm đạo của mẹ, và tinh dịch chứa hàng triệu, hàng triệu tinh trùng đã đi tìm trứng trong bụng mẹ. Tên khoa học của “trứng” là “noãn” và của “bụng” là “ tử cung”. Tinh trùng di chuyển rất nhanh với một cái đuôi nhỏ. Để có một em bé mạnh khỏe, chỉ một con tinh trùng nhanh nhất đã gặp noãn để tạo ra một em bé là con. Trong khi em bé phát triển trong bụng mẹ của nó, người ta nói là cô ấy có mang. Phải mất 9 tháng thì một em bé mới có thể chào đời. Đàn ông không thể mang thai vì họ không có tử cung. Việc em bé là con gái hay con trai phụ thuộc vào con tinh trùng đã gặp noãn, bởi vì một số tinh trùng sẽ tạo ra con trai còn số khác tạo ra con gái. Nhưng nhìn chung, người ta không biết con tinh trùng nào đã chiến thắng, cho đến tận lúc sinh em bé. Do đó, sinh nở là một thời khắc nghiệt để khám phá xem đó là con trai hay con gái. 8 – 11 tuổi

    (còn tiếp)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Me Huong
    Đang tải...


  2. Me Huong

    Me Huong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/1/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Hãy dám trả lời các câu hỏi của con bạn (phần 4)

    Câu hỏi: Con đã ra đời như thế nào? (tiếp)

    Điểm mốc để trả lời

    Đừng ngại nói lên sự thật. Bạn nên trả lời trẻ chân thành và trung thực.

    Không nên đi vào mọi chi tiết: Không nhất thiết phải trả lời cặn kẽ nếu đứa trẻ không đủ khả năng để hiểu, điều đó có thể làm cho trẻ sợ hãi vì nó đã vượt quá sự hiểu biết của chúng. Nhìn chung, bọn trẻ chỉ hiểu được các cơ chế của bản năng giới tính sau 8 tuổi.

    Để kiểm tra xem câu trả lời của bạn có tốt không bạn hãy nhắc đi nhắc lại câu hỏi: “Có phải con muốn biết bố mẹ đã sinh ra con như thế nào không?”

    Đừng phức tạp hoá câu trả lời của bạn vì bạn có thể lạc đề.

    Bạn thử tưởng tượng: đứa trẻ 6 tuổi hỏi bạn, bạn giải thích với nó một cách dài dòng, nhưng sau đó đứa trẻ nói: “Không Jean nói với con bạn là bạn ấy đến từ thành phố Like, còn con đến từ đâu?”

    Điều cần biết

    Trong quá trình trưởng thành , đứa trẻ cần những câu trả lời hoàn thiện hơn nhưng không cần những chi tiết thừa.

    Đừng quên là bọn trẻ nhận thức mọi thứ ở mức độ đầu tiên. Nếu bạn nói về việc gieo mầm, chúng sẽ có thể hỏi bạn xem người ta tưới như thế nào?

    Dù trẻ nhỏ sẽ bằng lòng với những lời giải thích của bạn, nhưng những đứa trẻ trên 5-6 tuổi sẽ phản ứng lại với những lời giải thích đầu tiên về giới tính. Chắc chắn đó là tín hiệu cho thấy chúng không sẵn sàng để nghe những chi tiết vụn vặt. Vì vậy bạn nên thay đổi đề tài và lần sau hãy thử đề cập đến câu hỏi đó theo cách khác.

    Các câu hỏi khác có thể được đặt ra:

    - Có phải mọi em bé đều được tạo ra theo cách này?

    - “Trứng của mẹ” và “Tinh trùng của bố” là gì?

    - Có phải bố sinh con trai còn mẹ sinh con gái không?

    - Đàn ông có thể sinh em bé không?

    Trả lời:

    Con đã được hình thành trong bụng mẹ và ở đó đến tận khi con sẵn sàng được chào đời 2 -4 tuổi
    Không phải con cò đã mang con đến - đó chỉ là truyền thuyết. Cũng như các bạn khác, con được tạo ra từ tinh trùng của bố và trứng của mẹ. Tinh trùng của bố và trứng của mẹ gặp nhau trong bụng của mẹ và tạo ra con. Con là sự pha trộn kỳ diệu giữa bố và mẹ 4 – 6 tuổi
    Tinh trùng của bố được tạo ra trong tinh hoàn. Tinh hoàn được nằm trong một túi da nhỏ mà người ta gọi là “bìu”, nằm sau dương vật.

    Hàng triệu con tinh trùng được tạo ra thường xuyên, bơi trong một chất dịch màu trắng, gọi là tinh dịch. Trứng của mẹ nằm trong buồng trứng. Hàng tháng, buồng trứng sản xuất ra một trứng, gọi là noãn. Khi bố mẹ tạo ra con là khi tinh dịch của bố mang tinh trùng vào tử cung của mẹ. Một trong hàng triệu con tinh trùng này đã gặp noãn của mẹ và tạo ra một em bé là con
    6 – 8 tuổi
    Để tạo ra một em bé, bố và mẹ đã làm tình. Nghĩa là bố đưa dương vật của bố và âm đạo của mẹ, và tinh dịch chứa hàng triệu, hàng triệu tinh trùng đã đi tìm trứng trong bụng mẹ. Tên khoa học của “trứng” là “noãn” và của “bụng” là “ tử cung”. Tinh trùng di chuyển rất nhanh với một cái đuôi nhỏ. Để có một em bé mạnh khỏe, chỉ một con tinh trùng nhanh nhất đã gặp noãn để tạo ra một em bé là con. Trong khi em bé phát triển trong bụng mẹ của nó, người ta nói là cô ấy có mang. Phải mất 9 tháng thì một em bé mới có thể chào đời. Đàn ông không thể mang thai vì họ không có tử cung. Việc em bé là con gái hay con trai phụ thuộc vào con tinh trùng đã gặp noãn, bởi vì một số tinh trùng sẽ tạo ra con trai còn số khác tạo ra con gái. Nhưng nhìn chung, người ta không biết con tinh trùng nào đã chiến thắng, cho đến tận lúc sinh em bé. Do đó, sinh nở là một thời khắc nghiệt để khám phá xem đó là con trai hay con gái. 8 – 11 tuổi

    (còn tiếp)
    Thứ hai, 15/11/2004, 15:20 GMT+7

    Hãy dám trả lời các câu hỏi của con bạn (phần 5)

    Câu hỏi: Em bé hình thành như thế nào?

    Ở trong bụng mẹ, em bé sống thế nào?

    Em bé bị treo lên à?

    Em bé làm gì trong bụng mẹ?

    Nó thở như thế nào?

    Nó ăn cái gì?

    Bọn trẻ tò mò muốn biết em bé sống thế nào trong tử cung và chúng rất chú ý đến quá trình phát triển của em bé. Nếu bạn đang mang thai, bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm cho đứa con đầu lòng của bạn. Hãy cung cấp cho chúng những thông tin tối đa về các giai đoạn khác nhau khi mang thai, trong giới hạn về lứa tuổi và khả năng hiểu biết của chúng.

    Điều ẩn chứa sau câu hỏi này

    Một đứa trẻ nhỏ chỉ đơn giản muốn biết nhiều hơn về em bé đang nằm trong cơ thể của một người nào đó. Những câu hỏi của trẻ có thể gắn với việc sinh nở của ai đó trong gia đình bạn hoặc là đứa trẻ có thể chú ý đến một người mang thai khi chúng đi siêu thị hay đến chỗ bác sĩ. Các câu hỏi này đến cùng lúc với các câu hỏi ở trang trước, đặc biệt là câu hỏi: “Em bé đã vào bụng mẹ bằng cách nào?”. Những đứa trẻ nhỏ bằng lòng với một câu trả lời đơn giản. Đứa trẻ lớn hơn sẽ đòi hỏi những chi tiết thu hút chúng hơn, như là: em bé ăn gì, thở như thế nào, liệu em bé có nhìn thấy, nghe thấy không? Trẻ trên 6 tuổi có thể đã được học một số trong những câu hỏi này ở trường và chúng muốn áp dụng vốn hiểu biết của mình.

    Điểm mốc để trả lời

    Đây là dịp tốt để học về giải phẫu. Hình minh họa có thể giúp bạn giải thích em bé phát triển như thế nào trong tử cung.

    Khi trả lời các câu hỏi của một đứa trẻ dưới 8 tuổi, hãy dừng lại ở những dòng đầu, và hãy đưa ra những lời giải thích chi tiết hơn cho trẻ từ 8 - 11 tuổi.

    Đứa trẻ sẽ yên tâm rằng bạn sẽ chỉ cho chúng thấy sự phát triển hàng tháng của em bé bằng hình ảnh. Hãy dán một sơ đồ lên tường, vừa với tầm mắt của trẻ em, những điều mà chúng có thể tham khảo vào bất kỳ lúc nào. Đối với trẻ từ 8 -10 tuổi, bạn nên đưa nhiều chi tiết hơn nữa bằng cách sử dụng sách vở.

    Cho dù đứa trẻ có ở lứa tuổi nào đi chăng nữa, bạn cũng nên nhấn mạnh với chúng rằng em bé trong bụng rất vui, được chăm sóc chu đáo và có thể động đậy trong những tuần cuối. Nếu em bé trong bụng là em trai hay em gái, mục tiêu vẫn là giúp con bạn phát triển mối quan hệ với em bé để em bé được đón nhận và được yêu mến ngay từ khi mới ra đời. Như vậy là bạn sẽ phải giúp đứa con đầu lòng của bạn không cảm thấy ghen tỵ vì bị tước đoạt.

    Nếu con bạn còn nhỏ, bạn nên để chúng tựa đầu vào bụng bạn lúc đi ngủ. Bạn có thể nói với chúng “Giờ thì mẹ vuốt ve cả hai con của mẹ!”

    Điều đó sẽ giúp trẻ không ngỡ ngàng khi có một thành viên mới trong gia đình và khuyến khích chúng đón nhận em bé chào đời

    Điều cần biết

    Khi nói về em bé, bạn thường xuyên nói: “Em bé của con” để cho đứa trẻ có cảm giác là em bé cũng thuộc về chúng cũng như thuộc về bạn vậy và đứa trẻ cảm thấy được chia sẻ. Điều đó gợi lên cảm giác được bảo vệ và che chở trước khi em bé ra đời.

    Nên tham khảo ý kiến mọi người trong gia đình khi đặt tên cho em bé.

    Hãy cho đứa trẻ biết về những cái đạp của em bé trong bụng. Khi bạn đi khám hay đi siêu âm, bạn nên dẫn đứa trẻ đi theo để chúng có thể nghe thấy nhịp tim.

    Các câu hỏi khác có thể được đặt ra

    Trong bụng mẹ rất tối phải không?

    Em bé có động đậy không?

    Em bé có nghe thấy, có nhìn thấy không?

    Em bé trong bụng mẹ có hình dạng như thế nào?

    Trả lời:

    Em bé của con nằm trong một cái “ tổ” nhỏ trong bụng mẹ. Em bé nằm rất ngoan trong bóng tối và được che chở. 2-4 tuổi
    Em bé của con đang lớn lên trong một cái túi nhỏ mà người ta gọi là tử cung, ở trong bụng mẹ. Em bé không thể rơi ra ngoài vì cái túi này khép kín đến tận khi em bé đã sẵn sàng chào đời. Em bé của con rất vui, em động đậy, mút ngón tay lắng nghe những tiếng động trong bụng mẹ và thỉnh thoảng cũng ngủ. 4 -6 tuổi
    Sau 1 tháng trong tử cung, em bé chỉ bằng cái móng ở ngón tay cái của con. Khi được 6 tuần, tim em bé bắt đầu đập và não bắt đầu phát triển. Khi được 12 tuần, ngón tay và ngón chân hình thành, trông em bé giống như một người thu nhỏ nhưng không dài hơn ngón tay trỏ của mẹ. Cần một thời gian rất lâu - 9 tháng - để một em bé hình thành và sẵn sàng chào đời. Em bé không cần ăn uống hay thở, vì em bé nhận thức ăn và ôxy từ một ống dẫn đặc biệt ở trong bụng em, được nối với mẹ trong tử cung. 6 - 8 tuổi
    Khi tinh trùng của bố và noãn của mẹ gặp nhau, em bé chỉ nhỏ bằng đầu kim. Nhưng chưa đầy 3 tháng sau, em đã bắt đầu giống như một em bé thực sự. Trong những tháng đầu tiên này, em bé phải trải qua các giai đoạn như: có những cái mang, như một con cá và có một cái đuôi nhỏ. Điều đó làm người ta nghĩ rằng con người bắt nguồn từ động vật dưới nước rồi mới đến loài khỉ. Em bé lấy cái mà nó cần trong máu của người qua dây rốn. Con có thể thấy cái rốn này trên bụng của con khi con còn trong bụng mẹ. Rốn được nối với một phần của tử cung, gọi là nhau. Ở đây, máu của em bé và máu của mẹ gặp nhau, nhờ đó em bé lấy được nguồn dinh dưỡng cần thiết và loại bỏ những cái không cần thiết. 8 -11 tuổi

    (còn tiếp)

    Hãy dám trả lời các câu hỏi của con bạn (phần 6)

    Câu hỏi: Em bé ra khỏi bụng mẹ như thế nào?

    Em bé có biết khi nào nó cần phải ra ngoài không?

    Có phải bác sĩ bắt em bé ra không?

    Em bé đi ra đâu để ra ngoài?

    Việc sinh nở diễn ra như thế nào?

    Trẻ con cũng như người lớn đều bị cuốn hút bởi sự kỳ diệu của việc sinh nở. Nhưng trẻ con chỉ có những khái niệm chung chung để biết nó diễn ra như thế nào. Càng nhỏ, chúng càng dễ chấp nhận những lời giải thích đơn giản, nhưng nếu như bạn trở dạ ở bệnh viện và con bạn không thể đi cùng, bạn hãy nói khi nào con bạn có thể đến thăm bạn và ngày nào bạn sẽ trở về nhà cùng em bé.

    Điều ẩn chứa sau câu hỏi này.

    Mọi đứa trẻ đều cố đoán xem em bé ra khỏi bụng mẹ bằng cách nào. Những đứa trẻ nhỏ đôi khi lại tưởng tượng rằng người mẹ sẽ mở cái khóa đến tận rãnh trượt! Đứa trẻ lớn hơn lại quan tâm đến các cơ chế sinh nở và có thể đòi xem em bé ra ngoài từ đâu. Một số trẻ đã được chứng kiến các con vật sinh nở và có thể hỏi bạn liệu quá trình sinh nở của con người có giống như vậy không. Đứa trẻ lớn hơn đã được biết đến những khái niệm về giải phẫu có thể muốn biết liệu việc sinh nở có làm người mẹ đau đớn không.

    Điểm mốc để trả lời

    Nếu bạn sinh con tại bệnh viện, điều đó sẽ kéo theo sự vắng mặt của bọn trẻ. Điều quan trọng là phải nói với bọn trẻ là bạn sẽ không đi hẳn và chúng sẽ rất nhanh chóng được gặp lại bạn. Sẽ rất thú vị khi giải thích cho bọn trẻ các giai đoạn khác nhau khi sinh nở. Điều đó cho phép chúng hiểu điều gì sẽ xảy ra và tại sao việc đó lại cần ít thời gian như thế. Các câu hỏi của trẻ đều liên quan tới việc chính bạn hay một trong những người thân của bạn mang thai, hay đơn giản chỉ là do chúng tò mò. Bạn hãy dùng những minh họa nói về việc mang thai để giải thích cho trẻ quá trình sinh nở. Cố gắng đừng làm cho trẻ lo lắng khi bạn nói cho chúng biết về sự đau đớn hay về những lần vượt cạn kéo dài và khó khăn.

    Nếu bạn sắp đến kỳ sinh nở, bạn hãy dẫn con bạn đi xem một con mèo vừa mới sinh nếu có thể. Hãy nói với trẻ rằng chúng có thể gặp bạn trai hay em gái của chúng rất nhanh sau cơn vượt cạn nếu như chúng mong muốn điều đó.

    Điều cần biết

    Nếu có thể, hãy dẫn con bạn đi cùng, đến bệnh viện để chúng có thể hình dung ra bạn trong lúc bạn vắng mặt.

    Hãy để con bạn cùng tham gia vào những bài tập chuẩn bị cho cơn vượt cạn. Bạn có thể tranh thủ giải thích với chúng điều gì sẽ xảy ra.

    Nếu con bạn đòi xem em bé ra ngoài từ đâu, hãy nói cho chúng hiểu điều đó là một nơi rất kín đáo và chỉ cho chúng xem một tấm ảnh.

    Các câu hỏi khác có thể được đặt ra.

    Sinh em bé đau lắm phải không?

    Sinh em bé mất bao lâu?

    Có phải mẹ (bố) vẫn yêu con khi em bé ra đời?

    Em bé sinh ra đã có tóc và răng chưa?

    Tại sao mẹ buộc phải đến bệnh viện?

    Trả lời

    Sau ít lâu, vì em bé đã quá lớn nên không thể ở trong bụng mẹ nữa. Vì thế em bé cần được sinh ra, và mẹ vẫn luôn luôn yêu con. 2 – 4 tuổi
    Em bé của con sẽ ra đời khi nó cần nguồn dinh dưỡng mà cơ thể mẹ không đáp ứng được và vì em bé quá to nên không ở lại trong bụng mẹ được nữa.

    Bố sẽ đưa mẹ tới bệnh viện để em bé được sinh ra an toàn. Bà sẽ chăm sóc con và chúng ta sẽ gặp lại nhau ở nhà trong vài ngày tới cùng với em bé mới sinh. Mẹ sẽ luôn yêu con.
    4 – 6 tuổi
    Tử cung khép kín để em bé được che chở trong thời gian mẹ mang thai, nhưng khi em bé đã sẵn sàng chào đời, cổ tử cung từ từ giãn ra như một sợi dây thun và các cơ ở tử cung đẩy em bé ra qua âm hộ và ra ngoài giữa hai chân của mẹ. Điều đó phải mất vài giờ. Các em bé đều được sinh ra theo cách này, và những con thú nhỏ cũng thế. Khi em bé vừa ra đời, nó khóc và nhìn xung quanh. Một số em bé có nhiều tóc số khác lại rất ít và đều không có răng, cho đến khoảng 6 tháng sau. 6 -8 tuổi
    Em bé biết đã đến lúc ra đời khi nó trở nên quá to để có thể được nuôi sống trong cơ thể mẹ. Và cơ thể người mẹ cũng cảm nhận được điều đó vì đứa trẻ trở nên quá lớn để ở lại trong bụng. Lối ra của tử cung gọi là cổ tử cung. Nó khép kín khi người mẹ mang thai. Sắp đến giờ sinh, các cơ của tử cung gồng lên, co lại, cổ tử cung giãn ra và đẩy em bé xuống. Vì các cơ rất khỏe nên đôi khi người mẹ bị đau. Lúc em bé xuống dưới gọi là lúc chuyển dạ. Giai đoạn này có thể kéo dài 18 tiếng, đôi khi còn lâu hơn bởi vì em bé còn phải đi qua âm đạo (mà âm đạo lại mở rất chậm để không gây hại cho người mẹ). Người mẹ được bác sĩ và một cô y tá đặc biệt (mà người ta gọi là bà đỡ) giúp đỡ. Sau khi sinh, cơn đau biến mất và tử cung trở lại với hình dạng bình thường. 8 -11 tuổi

    (còn tiếp)
     
    architect thích bài này.
  3. cadao

    cadao Thành viên mới

    Tham gia:
    27/2/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Cuốn này tôi có dủ trọn bộ bao gồm 31 trang bằng word, nếu ái muốn thì hãy liên hệ theo địa chỉ netsonic001@yahoo.com để tôi gởi cho, hoặc để lại địa chỉ email ngay trên trang wen này cũng được
     
    architect thích bài này.
  4. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Hay quá Mẹ Hương ,chị thấy dài quá nên định in ra mang về đọc đó,nhưng hên quá Cadao lại có trọn bộ 31 trang ,địa chỉ Email của chị là minh_nguyet1965@yahoo.com.Chị đang rất cần đó,cám ơn Cadao nha
     
  5. Me Huong

    Me Huong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/1/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    em cũng thấy nó dài quá nên post từ từ để đỡ ngán.
    các mẹ nào quan tâm thì có thể truy cập trên web vnexpress.net mục sức khỏe, có rất nhiều bài viết hay để chúng ta tham khảo.
     
  6. Bong&Bambee

    Bong&Bambee Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/10/2004
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    Cadao cho mình với tudatngthe@yahoo.com.
    Cảm ơn bạn nhiều
    Mẹ Hương nếu mà rỗi thì cứ post nữa đi, hoặc trao đổi về mục nào mẹ quan tâm :D , nêu quan điểm cho vui. Mình thấy chủ đề này hay đấy
     
  7. Me Huong

    Me Huong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/1/2005
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Mẹ Hương đồng ý, đúng là phải rỗi, post bài lên thì sẳn sàng thôi nhưng đọc thì.... lu bu quá :oops: nên chưa thể đọc nhanh được. mình đề nghị mạ nào đã đọc và đang đọc nếu có vấn đề can trao đổi thì mình cứ post lên để mọi người cùng tham gia cho vui nhé.
     
  8. Brightmoon

    Brightmoon Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    251
    Điểm thành tích:
    83
  9. Bong&Bambee

    Bong&Bambee Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/10/2004
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
  10. bamebanh

    bamebanh Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    14/12/2004
    Bài viết:
    2,211
    Đã được thích:
    594
    Điểm thành tích:
    773
    LCM lập một trang tài nguyên cho mọi người download đi!!!
     
  11. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Theo gợi ý của bamebanh, mẹ Cadao và mẹ Hương ơi, xin vui lòng gửi cho em một bản để đưa lên phần dowload cho các mẹ tiện theo dõi nhé. Thư gửi theo địa chỉ webmaster@lamchame.com.
     
  12. nhimcon98

    nhimcon98 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    20/2/2005
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    18
    Mình cũng muốn xin 1 bản với mẹ cadao ơi. nhimcon98@yaho0.com.
    Cám ơn mẹ cadao.
    Tiện nhất là mẹ cadao chịu khó gủi lên LCM để mọi người download.
     
  13. MeNamHai

    MeNamHai Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    28/4/2005
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    120
    Điểm thành tích:
    43
    Cadao ơi! Hay quá, cho mình xin 1 bản nhé!. Con nhà mình mới 5 tuổi nhưng nhiều lúc đến đau đầu với các câu hỏi tại sao của con! :wink:
    Địa chỉ của mình: trangnamhai@yahoo.com. tks Cadao trước nha.
     
  14. me LaDo

    me LaDo Banned

    Tham gia:
    4/4/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ca Dao oi, cho minh xin 1 bo voi. Dia chi mail cua minh la: my11vn@yahoo.com. Cam on ban nhieu lam nha. :lol:
     
  15. METRUC

    METRUC Thành viên mới

    Tham gia:
    21/9/2005
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8

    Cadao ơi ! Gởi cho METRUC với nhé!
    Địa chỉ của mìnnh là tranglthanh@yahoo.com
    Thanks.
     
  16. savoir_aimer_298

    savoir_aimer_298 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/11/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    3
    ?

    cac' "co^" ca'c "bac' " viet' cai nay` ra de tan' gau~, de trao` luu thoi chu co quan tam gi` dau, cu' noi la` doc thoi chu', chu dau lai vao day ngay thoi, chang ai lang nghe con cai' noi' ca?.....
     
  17. mebesuxipo

    mebesuxipo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/9/2005
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Mẹ Cadao oi, đọc thấy hay quá, cho mình xin một bản nhé, địa chỉ của mình là : luuly1504@yahoo.com
    Cảm ơn mẹ ca dao nhiều!
     
  18. Đại lì

    Đại lì Thành viên tích cực

    Tham gia:
    17/5/2005
    Bài viết:
    636
    Đã được thích:
    163
    Điểm thành tích:
    83
    Nhờ cadao mail cho 1 bản với nhé. Quá hay để chuẩn bị "đối thoại" với con. Đc: hungquangminh@yahoo.com. Tks cadao nhiều nhiều nhiều....
     
  19. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Re: ?

    Em nói như vậy là ý gì ??? ngay chính bản thân mình cũng không muốn nói ra những khúc mắc để mọi người cùng tháo gỡ hay học hỏi thêm về về những suy nghĩ của con trẻ ,em cứ ôm mãi như vậy không thấy nặng nề sao ?Đã bỏ bỏ thời gian để đọc thì cha mẹ đã cũng muốn hoàn thiện mình hơn trước mắt con cái chứ "sao lại đâu lại vào đấy"như em nói ,thế em đã chịu lắng nghe tâm tư của Ba Mẹ chưa ,biết họ muốn gì ở em và họ rất vui nếu em ngoan hơn và em hãy đặt mình vào vị trí của ba mẹ ...có thể em sẽ bớt chỉ trích hơn
     
  20. lamgiaodau

    lamgiaodau Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/10/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    8

Chia sẻ trang này