Hãy phát triển khả năng sáng tạo của trẻ mầm

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi tinhme, 3/5/2006.

  1. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Về thuật ngữ thì mình dốt lắm nên không dám lạm bàn, nhưng vì dùng từ sáng tạo quen rồi nên thôi mình xin được tạm dùng từ sáng tạo .


    Về mặt lý thuyết chung thì mình đứng về mấy ý ngắn gọn của Tanng,

    * Bẩm sinh
    * Môi trường xung quanh
    * Bố mẹ dạy dỗ
    * Sữa, hay nói rộng hơn là vấn đề dinh dưỡng

    rằng mỗi thứ đều đóng vai trò nhất định trong việc phát triển tính sáng tạo ở trẻ em . Tuy nhiên ý kiến của riêng mình thì mình đặt vai trò của bố mẹ lên hàng thứ hai, vì mình thấy quan niệm và cách mà cha mẹ hoặc người lớn trong gia đình dạy trẻ thế nào nữa có tác động rất lớn trong việc giúp trẻ phát triển tính sáng tạo .

    Những câu hỏi của mọi người đặt ra đều hay và đáng bàn kỹ . Mình xin được phép thử bàn về một số câu hỏi của mọi người xem sao.

    1- Câu hỏi của bạn tinhme, rằng trường mẫu giáo Việt Nam có dạy trẻ con tính sáng tạo không ? Mình nghĩ yêu cầu, đòi hỏi của mỗi gia đình đối với nhà trường là rất khác nhau, nhưng nếu nói theo trình độ trung bình như mình thì câu trả lời là có (tuy nhiên vẫn trừ một số trường chậm tiến hẳn nhé ) . Ví dụ hồi con mình học mẫu giáo ở trường Việt Bun mình thấy cô giáo dạy con mình tuần nào cũng dạy trẻ con trò mới, nhờ đó mà mình cũng học được thêm bao nhiêu cách chơi với trẻ con, học được cách trang trí lớp phòng chơi cho con mình...Mình biết một số trường khác cũng vậy .


    2- Để trả lời câu hỏi rằng tại sao tính sáng tạo của trẻ con nhà mình ngày nay đã ko phát triển mà còn có vẻ mai một đi

    Mình nghĩ nguyên nhân đến từ quan niệm sai lầm của cha mẹ cũng có, từ việc giáo dục cũng có và từ môi trường XH cũng có.

    *** Từ lối sống, điều kiện sống: Theo mình thì trẻ em bây giờ thường có quá nhiều đồ chơi, trò chơi, nhiều thứ để quan tâm, máy tính, tivi…cuộc sống dường như trôi đi nhanh hơn.

    - Về sự phong phú của đồ chơi, mình nghĩ nếu biết chọn lọc và hướng dẫn con chơi đúng thì rất hay, khá nhiều đồ chơi giúp cho trẻ có thể tìm tòi, sáng tạo. Nhưng ngược lai, nếu chỉ coi đồ chơi như một món hàng bình thường, nếu mua cho con một cách ào ạt, không cân nhắc cẩn thận, đặc biệt nếu cha mẹ nào lỡ chọn cho con một số đồ chơi « ăn sẵn » quá thì có thể làm tính sáng tạo của trẻ con bị hao mòn đi.

    - Về sự phong phú của thông tin và các hoạt động cũng vậy, nếu biết tận dụng thì tốt, nhưng nếu cha mẹ không biết giúp con « phanh » lại, bố trí thời gian thì cuộc sống của trẻ sẽ dễ bị « ào ào trôi », làm đứa trẻ nhiều lúc chả có thời gian để nghĩ, để tìm tòi, sáng tạo nữa .

    (Nhớ lại cách đây chừng hơn 30 năm, khi mình còn nhỏ, đồ chơi gần như không có, lúc đó bọn trẻ con chơi với nhau thương dạy nhau tự làm đồ chơi, từ cái lá với sợi sây thành con nghé ọ, từ miếng bát vỡ, cái hộp sữa cũ, cái thìa gẫy …biến thành một bộ đồ chơi đồ hàng, cũng bác bác tôi tôi, cũng bán phở, bán cơm, cũng bày tiệc này nọ… . Một cục đất sét được nặn thành nào ô tô, tàu hoả, nồi nấu cơm, pháo nổ pháo nang …. có thứ đồ chơi nào trong tay cũng tìm cách biến hoá, thay đổi thành nhiều trò, có quyển truyện, tờ bào nào trong tay cũng đọc đi đọc lại, ngẫm nghĩ kinh lắm chứ chả lướt nhanh như nhiều trẻ con bây giờ)

    Xin nói thêm đây cũng là vấn đề đau đầu của các nhà GD phương tây chứ ko nói riêng gì ở VN . Mình cứ xin nếu cái ví dụ đơn giản về gần 30 trẻ con trong lớp học của con mình, bọn chúng học cùng nhau đến gần 4 năm rồi nên mình cũng biết hết bọn trẻ con trong lớp. Công nhận là về tính tự tin thì bọn trẻ con ở đây khác ở nhà mình, về mặt bằng học tập chung thì chắc cũng hơn, tính thực chất cao hơn . Phương pháp dạy của họ cũng mang nhiều màu sắc sáng tạo hơn, kích thích suy nghĩ hơn…Nhưng mà tính ra số trẻ phát huy được tính sáng tạo, học hành giỏi giang cũng chỉ chiếm chừng ¼ dân số lớp học thôi ạ, 2/4 số còn lại thì trong khoảng trung bình và trung bình khá, ¼ kia chả bao giờ biết tự làm lấy được đồ gì trong các giờ học sáng tạo nghệ thuật và trong giờ khoa học kỹ thuật, cô giáo toàn phải nhờ các bạn khá hơn giúp đỡ các bạn đó hoàn thành công việc. Mặc dù trường con mình học là ở khu nhiều cán bộ, kinh tế khá giả, dân trí được đánh giá vào loại kha khá của Paris.
    Mình cũng hay để ý đến cha mẹ của bọn trẻ con trong lớp để hướng cho con mình chơi bạn bè thế nào nên mình cũng biết, những bé nằm trong nhóm ba hầu hết có cha mẹ ít để ý đến việc tìm phương pháp dạy con hoặc phối hợp với nhà trường trong việc dạy con. Có đứa trẻ trong nhóm này nhận được gần 50 thứ đồ chơi trong một kỳ noel, nhà nó có cả đống đồ chơi nhưng bản thân nó ít biết chơi, đến gấp cái máy bay giấy cũng không biết (8 tuổi ), cái trò thằng bé này thích nhất là trò chơi điện tử.

    *** Từ quan niệm và nhận thức của cha mẹ : Sự buông lỏng, bỏ mặc con hoặc sự cầu toàn quá, mong chờ nhiều quá ở con của cha mẹ đều có thể là nguy cơ gây hao mòn tính sáng tạo của trẻ .
    Như vậy theo mình, nếu loại đi yếu tố xã hội phát triển và giàu có thì việc nhận thức và quan niệm dạy con của cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng .
    Câu hòi của này chắc cũng là niềm trăn trở của nhiều người. Cái này theo mình mỗi người nên tự đặt câu hỏi cho hoàn cảnh riêng của gia đình mình để có thể giúp trẻ con dần dần.

    3 - Về việc học là cha mẹ mà bạn conduongmoi dua ra :

    Cái này mình thấy cũng không nên cực đoan, với những ai còn bối rối trong việc làm cha mẹ, còn chưa biết cách chơi với con, nếu có điều kiện và có lớp học hay thì đi học cũng tốt chứ sao ?

    Tuy nhiên cái đáng nói ở đây là vấn đề học phí và chất lượng khóa học . Học phí của khóa học này liệu có tương quan với chất lượng của khóa học hay không ? Vẫn biết rằng giá trị của chất xám thật khó đo đếm, nhưng trong hoàn cảnh của nhà mình thì giá tiền của một khóa học do TT Equest đưa ra là hơi cao đúng không ạ ?

    Ngày trước ở VN mình cũng đã từng được dự bốn lớp học nho nhỏ miến phí về « cách chơi với trẻ con » : Lớp số một của một bác kỹ sư rất già, khéo tay, làm đồ chơi cho trẻ con thì mình nhìn cũng phải mê, bác ấy vừa dạy bọn mình cách làm đồ chơi, vừa trò chuyện thân tình về niềm thích thú khi tạo ra được một món đồ chơi nào đó . Lớp thứ hai của một diễn viên kịch câm, nhờ lớp náy mà mình biết cách uốn éo, nhảy múa, múa hát, đóng kịch với con . Lớp thứ ba của một cô người Pháp, cô này đặc biệt chú trọng đến việc tận dụng những đồ bỏ đi như vỏ hộp, chai nước khoáng, lõi giấy, để làm đồ chơi cho trẻ con và hướng dẫn trẻ con cùng làm. Ngoài ra cô ấy còn dạy làm bột muối, dạy cho trẻ con chơi với cácloại hạt như đỗ, gạo …để giúp trẻ phát triển cảm giác tinh tế…nhờ có lớp học này mà mình tiết kiệm được bao nhiêu tiền mua đồ chơi cho con mình, ngay cả những lúc cảm giác chả có gì mà chơi cũng có thể tìm ra được vài thứ mà chơi… . Lớp học thứ tư nhu nói ở trên là lớp học MG của con mình, mình thấy cô chơi với trẻ con hay nên cũng mê, ngày nào cũng đến đón con sớm để quan sát, học cách cô chơi với trẻ con, cũng thú vị .

    Tóm lại mình thấy trừ những người giỏi giang, có năng khiếu thật sự, chưa cần học đã biết nhiều điều, đã có đủ năng lực và kiến thức chơi với con, nuôi dạy con. Những cha mẹ trình độ trung bình như mình thì nếu :
    - Có tiền, có lớp học chất lượng, có điều kiện về thời gian thì nên tham gia lớp học, cũng vỡ vạc được nhiều điều .
    - Không có tiền, không có lớp học tốt hoặc có ít thời gian thì học lỏm, học qua sách vở, học qua bạn bè trao đổi cho nhau (học trên các DD chẳng hạn), học bằng cách tự mầy mò, vừa dạy con vừa học…

    4 - Những trăn trở về phương pháp GD thiếu tương tác, thiếu sáng tạo của bạn Mơ chua thì mình thấy đúng nhưng hơi rộng so với chủ đề này nên mình không dám lạm bàn .

    5- Về vấn đề sữa :Mình thì ít tin vào các loại quảng cáo sữa nhưng mình nghĩ mọi người cũng không nên cực đoan. Thực tế thì chắc ai cũng biết nuôi con bằng sữa mẹ là tốt hơn. Nhưng mà ngày nay không phải bà mẹ nào cũng có điều kiện để cho con bú mẹ đến hết một hoặc hai tuổi đúng không ạ , trong những trương hợp này thì sữa công thức được sản xuất gần với thành phần của sữa mẹ là cứu cánh cho nhiều người . Nói chung là tuỳ hoàn cảnh của từng người đúng không ạ .
     
    Đang tải...


  2. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Em chưa đồng ý với nhận định này. Đối với những bậc phụ huynh nghèo kiến thức giáo dục/tâm lý và giàu kiến thức bán buôn như vợ chồng em thì sách vở & các khóa đào tạo là cứu cánh trong việc định hướng giáo dục con cái. Nếu các sách vở và các chương trình đó, ngoài mục đích kinh doanh, vẫn mang lại lợi ích kiến thức rất nhiều. Ngoài ra, thông minh & có óc sáng tạo cũng không có nghĩa là sẽ trở thành thần đồng hay nhà phát minh vĩ đại. Vì thế, không thể phủ nhận vai trò của sách vở và các chương trình đào tạo.
    Ngoài ra, một đứa bé èo uột thì em tin chắc rằng khả năng sáng tạo và sự thông minh khó mà phát triển.
     
  3. conduongmoi

    conduongmoi Thành viên mới

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    EQuest, có thể nói là côgn ty đầu tiên, có xu hướng đi sâu vào đạo tạo kỹ năng làm cha mẹ đầu tiên ở Viêt nam hiện nạy
    Qua nhiều khóa học Equest tổ chức, EQuest thấy thực sự các bậc cha mẹ có nhiều điều họ quan tâm, mà không có sách vở nào dạy cho họ cạ Qua các khóa học họ được trao đổi với các chuyên gia để hiểu hơn về kỹ năng làm cha me.
    Với một series các chuơng trình đào tạo về phát triển trí tuệ cho trẻ:
    - Trí thông minh
    - Trí sáng tao.
    - Trí thông minh cảm xúc
    - Kỹ năng xã hội
    - Kỹ năng giải quyết vấn đề
    - Các phẩm chất nhân cách (độc lập, tự tin, tự chu...)
     
    architect thích bài này.
  4. conduongmoi

    conduongmoi Thành viên mới

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    EQuest, có thể nói là côgn ty đầu tiên, có xu hướng đi sâu vào đạo tạo kỹ năng làm cha mẹ đầu tiên ở Viêt nam hiện nạy
    Qua nhiều khóa học Equest tổ chức, EQuest thấy thực sự các bậc cha mẹ có nhiều điều họ quan tâm, mà không có sách vở nào dạy cho họ cạ Qua các khóa học họ được trao đổi với các chuyên gia để hiểu hơn về kỹ năng làm cha me.
    Với một series các chuơng trình đào tạo về phát triển trí tuệ cho trẻ:
    - Trí thông minh
    - Trí sáng tao.
    - Trí thông minh cảm xúc
    - Kỹ năng xã hội
    - Kỹ năng giải quyết vấn đề
    - Các phẩm chất nhân cách (độc lập, tự tin, tự chu...)
     
  5. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Tôi rất mong muốn các bậc cha mẹ có thể thông qua sách vở, các buổi tập huấn, hay trò chuyện trên diễn đàn học hỏi được những phương pháp giúp con phát triển các kỹ năng, từ đó có những suy nghĩ mang tính tính sáng tạo - Tuy nhiên, khi đứng trước những chi phí khá cao cho những loại sữa đắt tiền, các khóa đào tạo theo giá nước ngoài, thì tôi luôn tự hỏi : Có phải tiền nào của đó hay chất lượng thì cũng tầm tầm, nhưng do chi phí quảng cáo, do đánh vào tâm lý thích xài " hàng hiệu " " pp chất lượng cao ...nên đưa ra những con số đụng trần để thu lợi nhuận ?. Vì vậy, những suy nghĩ của tôi có vẻ cực đoan, mà lẽ ra phải mềm mỏng hơn - Vì tôi quan niệm, đây là diễn đàn của những người hiểu biết, nên nói thẳng, nói thật đi vào trọng tâm để tìm ra giá trị thật của từng vấn đề .
    Tôi không phủ nhận giá trị của những hiệu sữa nổi tiếng - Tuy nhiên với việc quản lý một trường MG mỗi tháng dùng khoảng 25 ký sữa bột và cho cả 3 đứa con dùng sữa bột từ bé, tôi hiểu rằng giá cả là một chuyện, chất lượng lại là một chuyện khác . Còn về chuyện phương pháp thì bài của chị mẹ Lu ti đã nói rõ rồi - Đắt chưa hẳn là tốt và tốt không cần phải đắt .
    Một người đầu bếp giỏi là một người với những vật liệu bình thường có thể chế biến thành những món ngon - người nội trợ gioỉ là người biết cân đối chi thu với một khoảng tiền vừa phải - và một phụ huynh gioỉ là người biết sử dụng những phương pháp đơn giản, ít tốn kém để giáo dục con một cách hiệu quả . Nói như thế, không có nghĩa là cái gì cũng phải rẻ , chúng ta cũng cần phải tôn trọng giá trị của chất xám, nếu đó là giá trị thực - Những cuốn sách, những khóa tập huấn nếu thực sự hiệu quả thì có cao giá một chút cũng có thể gọi là đáng đồng tiền - nhưng giá trị thực lại là một thứ khó kiếm ở xã hội này!
     
    architect thích bài này.
  6. Bong&Bambee

    Bong&Bambee Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/10/2004
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    Em đồng ý với anh Khanh, bác Luti và Tanng, mỗi người đồng ý một tí :lol:

    Giá trị thực trong XH ta ngày nay thực là khó kiếm, nhưng nhiều người chúng ta vẫn đang kiếm, kiếm được và chắt lọc được từ những cái chưa được thực trọn vẹn. Ngay cả trên DD này, chúng ta cũng đang trao đổi để tìm ra các giá trị đó. Em thấy trao đổi rất có ích, và ko cảm giác nhàm chán như đọc sách, ngộ dễ hơn, thấm dễ hơn.

    Em rút ra rằng: Ngoài những cái bẩm sinh, cha mẹ có vai trò rất quan tọng trong việc chon cho con một môi trường có khả năng tạo điều kiện cho con được sáng tạo, điều chỉnh, uốn nắn sao cho những cái xấu của môi trường ít ảnh hưởng đến con nhất, lo cho con một nền tảng dinh dưỡng đủ để phát triển, học để dạy con.... và làm tất cả những điều đó có chừng mực, có xem xét giá trị thực chứ ko chạy theo những khẩuhiệu quảng cáo hay tâm lý xã hội kiểu thời thượng.

    Cảm ơn tất cả mọi người :D
     
  7. tinhme

    tinhme Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Mình đã tham gia 3 buổi. Mình khá ấn tượng với Equest. Sau khi kết thúc khóa học mình cảm thấy có được 1 cách nhìn khác trong cách nuôi dạy con, cũng như các điều chỉnh hành vi của ban thân trong việc nuôi dạy trẻ, giúp ích cho việc phát huy khả năng sáng tạo hơn nữa của con.

    Phải nói rằng, khóa học vừa rồi đã diễn ra khá tốt đẹp, đáp ứng được phần nào những mong muốn của các bậc làm cha, làm mẹ như mình. Buổi đầu tiên, các giảng viên đã cung cấp cho các bà mẹ (thật đáng buồn là chỉ có các bà mẹ, buổi này có một ông bố duy nhất đi, nhung khi giới thiệu lại nói là đi học thay cho vợ, hi hi) hiểu hơn về sự sáng tạo của trẻ như thế nào? Trong phần này mình thấy nhiều khi mình thấy con My nhà mình sáng tạo phết, hi hi. Sau đó giảng viên lại giảng thêm về cha mẹ khuyến khích trẻ sáng tạo như thế nào. Tài liệu gửi ở phần này cũng khá hay, bài này do anh Đoàn viết đăng trên Vnexpress. Ngay tại buổi đầu tiên các mẹ cũng được biết nhiều bài tập để phát triển tính sáng tạo của trẻ.

    Thật thú vị, tất cả các trò chơi Equest cung cấp đều rất đơn giản thiết thực. Khi đến lớp mình có gặp anh Đoàn hỏi hôm nay có được giới thiệu trò chơi không? anh Đoàn cười rất to và nói “Chị cứ yên tâm, chúng tôi sẽ cho chị thấy một điều bất ngờ”. Đến cuối buổi tôi mới hiểu, tất các các trò chơi mà Equest đưa ra rất đơn giản và có cảm giác bất kỳ ai cũng có thể làm được cũng có thể chơi được. Từ những chiếc hình dơn giản, từ những bức tranh ở bắt kỳ đâu cũng có thể chơi được với trẻ. thật thú vị. Cái này là mình ấn tượng nhất.

    Buổi thứ 2, các mẹ được mang con đến chơi, các mẹ tha hồ chơi với trẻ và có sự hướng dẫn của giảng viên. Lúc sau bác Công Khanh đã ngồi chơi với trẻ, chúng rất thích thú cứ dần dần chúng đứng sát vào bác Công Khanh, các mẹ cứ phải lôi ra ngoài. Sau khi chơi xong thì bác Công Khanh giải thích cho các mẹ hiểu nguyên lý chơi rất thú vị: mỗi khi chơi đều có thể ẩn một ý tứ giáo dục với trẻ từ đằng sau trò chơi đó, lúc đó các mẹ mới à ờ à ờ hóa ra là vậy, thảo nào bác Khanh lại chơi với trẻ theo kiểu đó. Mình học được nhiều điều từ khóa học này.

    Đến buổi thứ 3 thì mình thấy các bài tập rất đơn giản, cực kỳ thiết thực từ những vật liệu đơn giản ngay trước mặt nhưng có điều mình không biết cách nghĩ và tổ chức choi với trẻ. từ cái vỏ quả dưa hấu mình ăn hết lõi cũng có thể ngồi chơi với con và cũng có thể phát triển khả năng sáng tạo của con được. hay chỉ đơn giản từ những tờ lịch có hình ảnh rất đơn giản cũng có thể phát triển cho con, hay là từ việc đi chơi công viên, tăm biển thì chơi và tổ chức chơi như thế nào để phát triển trí sáng tạo cho con.

    Thú thực, mình rất ấn tượng về cách dạy và nhiệt tâm của các vị ở đấy: tận tâm, có trình độ, hiểu biết và kinh nghiệp. Tiếc là mấy mẹ ở đây không tham dự. Minh thấy kiến thức dễ hiểu, dễ tiếp thu, hệ thống bài tập đa dạng phong phú. Sau đó mình thấy bất cứ trò chơi nào cũng có thể phát triển khả năng sáng tạo của con mịnh

    Có một số vấn đề mình chưa thấy hài lòng: Thứ nhất là lớp học trông chưa được xịn lắm. Anh Đoàn nói trong tháng 7 sẽ chuyển ra một building lớn ở mặt phố Hàng Cháo. Hi vọng lớp ở Hàng Cháo sẽ đầy đủ tiện nghi hơn. Thứ hai là nên có một phòng chơi riêng cho trẻ em, trang hoàng đầy đủ lịch sự thì sẽ hấp dẫn hơn. Một điều nữa là: các bác Con Đường Mới có vẻ là nhưng người làm khoa học hơn là kinh doanh. Rất nhiệt tâm, rất có trình độ và thực sự có tâm. Tuy nhiên lại chưa quảng cáo nhiều lắm. Có lẽ các bác ngại chăng. Mình nghĩ đây là hoạt động rất tốt nên phổ biến, không nên ngại ngần quá. Đồng thời, nếu bỏ thêm công sức chút nữa thì bài giảng và các giáo cụ minh họa trông sẽ đẹp hơn. Tuy nhiên, mình cũng thông cảm là các bác ở đây là dân xuất thân từ khoa học chứ không phải là dân kinh doanh.

    Bác Đoàn có nói là sắp tới mở lớp về EQ và giáo dục EQ cho trẹ
    Có một điều khá thú vị là nếu các mẹ đưa được chồng đi học thì chồng chỉ đóng 50% học phí thội
    Các mẹ có rủ nhau đăng ký đi không?
     
    architect thích bài này.
  8. tinhme

    tinhme Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Mình đã tham gia 3 buổi. Mình khá ấn tượng với Equest. Sau khi kết thúc khóa học mình cảm thấy có được 1 cách nhìn khác trong cách nuôi dạy con, cũng như các điều chỉnh hành vi của ban thân trong việc nuôi dạy trẻ, giúp ích cho việc phát huy khả năng sáng tạo hơn nữa của con.

    Phải nói rằng, khóa học vừa rồi đã diễn ra khá tốt đẹp, đáp ứng được phần nào những mong muốn của các bậc làm cha, làm mẹ như mình. Buổi đầu tiên, các giảng viên đã cung cấp cho các bà mẹ (thật đáng buồn là chỉ có các bà mẹ, buổi này có một ông bố duy nhất đi, nhung khi giới thiệu lại nói là đi học thay cho vợ, hi hi) hiểu hơn về sự sáng tạo của trẻ như thế nào? Trong phần này mình thấy nhiều khi mình thấy con My nhà mình sáng tạo phết, hi hi. Sau đó giảng viên lại giảng thêm về cha mẹ khuyến khích trẻ sáng tạo như thế nào. Tài liệu gửi ở phần này cũng khá hay, bài này do anh Đoàn viết đăng trên Vnexpress. Ngay tại buổi đầu tiên các mẹ cũng được biết nhiều bài tập để phát triển tính sáng tạo của trẻ.

    Thật thú vị, tất cả các trò chơi Equest cung cấp đều rất đơn giản thiết thực. Khi đến lớp mình có gặp anh Đoàn hỏi hôm nay có được giới thiệu trò chơi không? anh Đoàn cười rất to và nói “Chị cứ yên tâm, chúng tôi sẽ cho chị thấy một điều bất ngờ”. Đến cuối buổi tôi mới hiểu, tất các các trò chơi mà Equest đưa ra rất đơn giản và có cảm giác bất kỳ ai cũng có thể làm được cũng có thể chơi được. Từ những chiếc hình dơn giản, từ những bức tranh ở bắt kỳ đâu cũng có thể chơi được với trẻ. thật thú vị. Cái này là mình ấn tượng nhất.

    Buổi thứ 2, các mẹ được mang con đến chơi, các mẹ tha hồ chơi với trẻ và có sự hướng dẫn của giảng viên. Lúc sau bác Công Khanh đã ngồi chơi với trẻ, chúng rất thích thú cứ dần dần chúng đứng sát vào bác Công Khanh, các mẹ cứ phải lôi ra ngoài. Sau khi chơi xong thì bác Công Khanh giải thích cho các mẹ hiểu nguyên lý chơi rất thú vị: mỗi khi chơi đều có thể ẩn một ý tứ giáo dục với trẻ từ đằng sau trò chơi đó, lúc đó các mẹ mới à ờ à ờ hóa ra là vậy, thảo nào bác Khanh lại chơi với trẻ theo kiểu đó. Mình học được nhiều điều từ khóa học này.

    Đến buổi thứ 3 thì mình thấy các bài tập rất đơn giản, cực kỳ thiết thực từ những vật liệu đơn giản ngay trước mặt nhưng có điều mình không biết cách nghĩ và tổ chức choi với trẻ. từ cái vỏ quả dưa hấu mình ăn hết lõi cũng có thể ngồi chơi với con và cũng có thể phát triển khả năng sáng tạo của con được. hay chỉ đơn giản từ những tờ lịch có hình ảnh rất đơn giản cũng có thể phát triển cho con, hay là từ việc đi chơi công viên, tăm biển thì chơi và tổ chức chơi như thế nào để phát triển trí sáng tạo cho con.

    Thú thực, mình rất ấn tượng về cách dạy và nhiệt tâm của các vị ở đấy: tận tâm, có trình độ, hiểu biết và kinh nghiệp. Tiếc là mấy mẹ ở đây không tham dự. Minh thấy kiến thức dễ hiểu, dễ tiếp thu, hệ thống bài tập đa dạng phong phú. Sau đó mình thấy bất cứ trò chơi nào cũng có thể phát triển khả năng sáng tạo của con mịnh

    Có một số vấn đề mình chưa thấy hài lòng: Thứ nhất là lớp học trông chưa được xịn lắm. Anh Đoàn nói trong tháng 7 sẽ chuyển ra một building lớn ở mặt phố Hàng Cháo. Hi vọng lớp ở Hàng Cháo sẽ đầy đủ tiện nghi hơn. Thứ hai là nên có một phòng chơi riêng cho trẻ em, trang hoàng đầy đủ lịch sự thì sẽ hấp dẫn hơn. Một điều nữa là: các bác Con Đường Mới có vẻ là nhưng người làm khoa học hơn là kinh doanh. Rất nhiệt tâm, rất có trình độ và thực sự có tâm. Tuy nhiên lại chưa quảng cáo nhiều lắm. Có lẽ các bác ngại chăng. Mình nghĩ đây là hoạt động rất tốt nên phổ biến, không nên ngại ngần quá. Đồng thời, nếu bỏ thêm công sức chút nữa thì bài giảng và các giáo cụ minh họa trông sẽ đẹp hơn. Tuy nhiên, mình cũng thông cảm là các bác ở đây là dân xuất thân từ khoa học chứ không phải là dân kinh doanh.

    Bác Đoàn có nói là sắp tới mở lớp về EQ và giáo dục EQ cho trẹ
    Có một điều khá thú vị là nếu các mẹ đưa được chồng đi học thì chồng chỉ đóng 50% học phí thội
    Các mẹ có rủ nhau đăng ký đi không?
     
    architect thích bài này.
  9. Bong&Bambee

    Bong&Bambee Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/10/2004
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    thế 50% ấy là bi nhiêu vậy bạn? cho bi nhiêu thời gian?
     
  10. tinhme

    tinhme Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Hic, mình vừa đọc được thông tin conduongmoi vừa post lên. Bong&bambee có thể đọc thêm ở đây sẽ rõ hoặc liên hệ trực tiếp với conduongmoi. Theo địa chỉ ở đo. Đi học nhé
    http://www.lamchame.com/forum/viewtopic.php?t=5288
     
  11. tinhme

    tinhme Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/5/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    Thứ Tư, 24/05/2006 - 5:48 AM Gửi bài viết này cho bạn bè

    6 cách phát triển EQ của trẻ

    http://www5.dantri.com.vn/suckhoe/2006/5/119146.vip

    (Dân trí) - Cảm xúc của trẻ thường thay đổi rất nhanh, có khi chạy khắp nhà một cách vui sướng nhưng ngay sau đó có thể phẫn nộ, la hét. Đó chính là cơ hội để cha mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng của trí thông minh cảm xúc (EQ).

    Và môi trường gia đình là nơi đầu tiên và tốt nhất để dạy cho trẻ những bài học này.


    Nhà Tâm lý học John Gottman viết trong cuốn sách “Nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc cho trẻ” rằng: Khi cha mẹ giúp trẻ phát triển và kiểm soát được những cảm xúc như tức giận, thất vọng, lo âu..., đó là lúc cha mẹ phát triển trí thông minh cảm xúc cho trẻ.


    Dạy cho trẻ kỹ năng EQ sẽ giúp trẻ tự tin, có trách nhiệm, có kỹ năng tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Gottman đưa ra 6 cách để cha mẹ “Huấn luyện cảm xúc” cho trẻ.



    1. Lắng nghe thấu cảm




    Hãy tập trung vào điều trẻ nói để hiểu điều trẻ đang cảm nhận, sau đó hãy chia sẻ với trẻ.



    Ví dụ: Khi nghi ngờ trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, hãy hỏi trẻ “Điều gì sẽ xảy ra đây con?”. Nếu đúng trẻ đang có cảm giác bị bỏ rơi, hãy nói: “Con đúng, mẹ đã thực sự bận với em con nên không có thời gian để quan tâm tới con”.



    Hãy để trẻ hiểu rằng cha mẹ hiểu được điều trẻ đang cảm nhận.


    2. Giúp trẻ đặt tên cảm xúc




    Với sự hạn chế về từ vựng và sự hiểu biết sơ đẳng về nguyên nhân và hậu quả, trẻ thường gặp khó khăn khi diễn đạt điều đang cảm nhận.



    Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ xây dựng vốn từ vựng cảm xúc bằng cách ghép những biểu hiện cảm xúc của trẻ bằng ngôn ngữ.



    Ví dụ: Trẻ thất vọng khi không tìm thấy đồ chơi, hãy nói “Con cảm thấy buồn vì điều đó đúng không?”.



    Khóa học “EQ và Giáo dục trí thông minh cảm xúc cho trẻ” được công ty Con Đường Mới EQuest (Hà Nội) tổ chức vào ngày 27 và 28/05 tới, dành cho những người có con từ 2-6 tuổi.

    Khóa học sẽ cung cấp cho cha mẹ phương pháp để giúp trẻ nhận biết cảm xúc, hiểu được cảm xúc của bản thân và của trẻ; dùng cảm xúc để hỗ trợ suy nghĩ/tích cực hóa tư duy; và kỹ năng quản lý cảm xúc.

    Đăng ký tham dự qua số điện thoại: 04. 275 0824. Email: epf@equestgroup.com

    3. Thừa nhận cảm xúc của trẻ



    Trẻ biểu lộ sự bực tức và giận dỗi vì trẻ không làm được theo đúng ý, đây là phản ứng tự nhiên của trẻ.



    Thay vì “Chẳng có lý do nào để chán nản” hãy nói rằng: “Thật buồn vì con không thể xếp được các hình đó lại với nhau đúng không?



    4. Chuyển tức giận thành công cụ để dạy



    Nếu trẻ cảm thấy lo lắng khi biết phải đến gặp bác sĩ, hãy giúp trẻ bằng cách chuẩn bị mọi thứ và trao đổi tại sao trẻ sợ, tại sao cần tới đó, và trẻ mong đợi gì khi gặp bác sĩ.



    Hãy kể cho trẻ nghe câu chuyện của mình khi đến gặp bác sĩ và điều gì đã làm cho mình cảm thấy tốt hơn.



    5. Sử dụng xung đột để dạy kỹ năng giải quyết vấn đề



    Luôn luôn đặt cho trẻ những giới hạn và hướng trẻ tới một giải pháp.



    Ví dụ: “Mẹ biết con rất tức giận khi chị Lan làm hỏng đồ chơi, nhưng con không thể đánh chị ấy. Con có thể làm được gì khác khi con tức giận không?”.



    Nếu trẻ không có ý tưởng nào hãy giúp trẻ đưa ra một số lựa chọn. Lúc đó trẻ sẽ nhận thức được rằng đó là sự tán thành tức giận, nhưng không nên làm tổn thương người khác vì sự tức giận của mình.



    6. Đưa ra ví dụ để trấn tĩnh



    Cha mẹ cũng muốn kiểm tra cách mình phản ứng như thế nào với sự thể hiện cảm xúc của trẻ. Một điều quan trọng là không nên sử dụng những ngôn từ lỗ mãng khi tức giận.



    Hãy nói “khi con làm điều đó mẹ cảm thấy rất buồn” hơn là “mày làm cho mẹ phát điên lên” vì trẻ sẽ hiểu được vấn đề từ hành vi chứ không phải do trẻ.



    Hãy cẩn thận khi nhận xét, phê phán vì có thể ảnh hưởng lớn đến tính tự tin của trẻ.



    Nguyễn Thành Đoàn
    Thạc sĩ Tâm lý
     
    architect thích bài này.
  12. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    @ Mami,

    Đôi lúc đọc bài của anh Khanh mình cũng tự hỏi tại sao nhiều điều anh Khanh nói rất "đúng huyệt" nhưng đôi chỗ anh Khanh lại có vẻ hơi cực đoan?? . Sau nhiều hồi suy nghĩ thì mình cũng hiểu hiểu một tý. Những cái ý có vẻ hơi cực đoan mà anh Khanh đưa ra chắc là để dành cho những cha mẹ nuôi con theo xu hướng cực đoan (ví dụ như vụ sữa này chẳng hạn) nhằm để cảnh báo họ thôi . Còn nếu phối hợp được tốt nhiều yếu tốt thì chắc không có gì phải băn khoăn .

    @ Anh Lê Khanh ,

    Em cũng được đào tạo từ "lò" của bác Viện ra nên em hiểu ý anh về mấy vụ thu tiền cao ở các lớp học . Hồi đầu đọc tin về các lớp học của công ty EQuest em cũng giãy nảy lên vì thấy họ thu phí cao quá . Nhưng sau này em nghĩ thôi thì mỗi người có một cách làm việc và quan niệm về cuộc sống khác nhau nên về gía cả em không bàn nữa, cái mà em muốn biết thật sự là chất lượng của lớp học cơ .

    @ B&B,
    Nhà ấy đúng là cả hai VC đều giỏi về tóm tắt ý tưởng ngắn gọn =D>
     
    architect thích bài này.
  13. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Gửi bạn tinhme,

    Mình muốn trao đổi với bạn vài ý nếu có gì không phải bạn thông cảm nhé :

    1- Bạn là người của công ty EQuest hay là người hâm mộ của công ty đó ?
    Mình hỏi như vậy vì thấy bạn mở ra một chủ đề (có thể thấy là thú vị trong việc học hỏi làm cha mẹ ). Sau đó bạn lại trao đổi lại rất ít với mọi ngưòi và bạn đưa khá nhiều tin về công ty EQuest (xin được viết tắt là CTEQ)

    Hôm qua, đọc cái bài cảm nghĩ của bạn gửi lên về lớp học của CT EQ, mình thấy cũng thú vị và gửi link cho em mình để em mình đăng ký học . Bản thân mình cũng rất muốn được làm "chuột bạch" một lần nhưng ở xa nên chưa có điều kiện .

    Sáng này nhận được thư của em mình gửi lại ngay, mình trích dẫn cho bạn xem nhé
    "Nhận thư chị em tìm thông tin về công ty này để đăng ký cho vợ em (đang ở nhà, con 3 tuổi) đi học ngay vì vợ em rất thích. Nhưng sau đó em thấy nghi ngờ vì những thông tin chị gửi cho em lại có thêm bên trang WEB trẻ thơ và mục đó đã bị khóa vì có người dùng nhiều ID một lúc .
    Em lại thấy cái người gửi bài ca ngợi ở bên trang chị đưa (LCM) không giống với người ở bên trang trẻ thơ . Và thêm nữa em thấy bài chị dịch bên trang LCM cũng bị cóp sang trang kia mà không có trích dẫn bởi người có tên là tinhme này ....Chị ơi, tự nhiên em ko thấy tin cậy vào những thông tin này nữa nên chưa đi đăng ký học vội, em không tiếc tiền nhưng em tiếc công của vợ em, chị thấy thế nào ??? "


    2- Mình không phải là người hay moi móc này nọ, mình cũng có học một ít về nghề tâm lý trẻ con nên có đồng cảm ít nhiều với những nhà tâm lý giáo dục làm việc tại CTEQ .
    Nhưng mà mình tôn trọng giá trị của sự thật . Mình không vào trang web trẻ thơ nên mình không hiểu chuyện này là thế nào ? Vậy bạn có thể trả lời giúp mình những thắc mắc của em mình được không ?

    3- Mình nghĩ mọi người vào đây là để tìm kiếm những giá trị thực trong XH (xem bài của mẹ Bong&Bambi), để được trao đổi cởi mở, chân thành với nhau...
    Vì vậy mình chỉ mong rằng nếu bạn thật sự biết là Công ty EQuest tốt cho những người đang muốn học hỏi để thành cha mẹ tốt thì bạn hãy tìm cách giới thiệu sao cho hợp lý hơn, thực hơn, để những người đang tìm chỗ học như em mình đỡ phải băn khoăn, nghi ngại ...

    Mình chờ sự trao đổi của bạn đấy .
     
    architect thích bài này.
  14. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Về phí cao. Kinh nghiệm của mình cho thấy nếu không học thì thôi, còn đã học cái gì thì nên học loại phí cao nhất (tất nhiên phải ứng với chất lượng) ở mức mình có thể chịu đựng được. Lý do đơn giản thôi, học là phải nắm thật vững, nếu không sẽ phải học thêm lần 2, lần 3. Kết cục là vẫn tốn từng đấy tiền, lại mất rất nhiều thời gian.

     
  15. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Trong một số lĩnh vực, thì giá cả có thể tương ứng với chất lượng - Nhưng trong một lĩnh vực mà chưa có một cơ quan đủ thẩm quyền để đánh giá chất lượng ( Giáo dục về tâm lý phát triển ) thì việc đưa ra một giá "gần" đụng trần chưa chắc đã là một bảo đảm về chất lượng - Nhất là đây lại là những kiến thức " bê" của nước ngoài mà người truyền đạt chỉ là những người biên dịch - Tôi không phủ nhận giá trị của những kiến thức " làm cha mẹ" từ nước ngoài - nhưng thực tế cho thấy, có những nguyên tắc khó có thể áp dụng ở Việt Nam, trừ khi cha mẹ ( là người lĩnh hội) đủ khả năng vận dụng một cách linh hoạt ( có khả năng thích nghi) -
    Tôi cũng không phê phán những vị đứng ra tổ chức ( vì đó là một dịch vụ cũng rất cần thiết ) kinh doanh là phải có lãi - nhưng hãy cân nhắc và đưa ra những sản phẩm có chất lượng phù hợp với mặt bằng chung - trong khi ngay trên diễn đàn này, có rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức của những chuyên gia ( như chị mẹ Lu Ti ) rất có giá trị mà lại hoàn toàn free !
    Sở dĩ có những ý kiến có phần cực đoan - một phần vì bản tính nói thẳng và khá nguyên tắc, tôi nghĩ rằng nếu mềm mỏng thì khó có thể đi vào trọng tâm trong khi phạm vi của một thông điệp không cho phép dài dòng, và tôi nghĩ rằng những bậc làm cha mẹ trên forum có thể thông cảm cho điều này - Một lần nữa, xin tỏ lòng khâm phục chị Mẹ LuTi đã có thể dùng những ngôn từ rất mềm mỏng nhưng cũng rất rõ ràng .
     
    architect thích bài này.
  16. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Vấn đề ở đây không phải là chuyện nói thẳng hay mất lòng. Nhưng vấn đề là những ý nghĩ cực đoan đó đôi khi tác động đến suy nghĩ và tâm tư của các thành viên khác. Cụ cụ thể là em, vì em nghĩ Anh Khanh là chuyên gia, những lời nói của anh rất đáng tin cậy và là một cái gì giống như kim chỉ nam. Em thường đem so sánh biện pháp mình thực hiện với quan điểm của những vị chuyên gia như anh hay Mẹ Luti để xem cách thức mình thực hiện là đúng chưa hay cần phải điều chỉnh. Vì thế, ý tưởng mang tính cực đoan cũng sẽ tác động ít nhiều đến quan điểm và tâm tư của cá nhân em trong vấn đề giáo dục con cái.

    Tất nhiên đây là vấn đề của cá nhân em vì anh Khanh hay Mẹ Luti không có trách nhiệm đối với việc em đặt niềm tin vào những ý tưởng hay bài viết ở đây :!: Vả lại, em cũng không có quyền gì để yêu cầu Anh Khanh nói theo một cách khác.

    Em thật sự không muốn tranh luận ở đây vì nó ... lạc đề :lol: :lol: Nhưng thôi, cũng lỡ 1 lần, nói ra luôn để khỏi .. ấm ức :cry: :cry:

    Sorry Mod, cho lạc đề tí xíu nhé !
     
  17. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Cám ơn anh Khanh đã có lời khen :lol: , nhưng chắc vì em là phụ nữ nên nói năng như vậy .

    Mami oi,
    Mình vẫn biết Mami là người mẹ rất chịu khó học hỏi về nuôi con mà . Nói xong đã hết ấm ức chưa để quay lại bàn chuyện dạy con với mọi người nào :lol:
     
  18. me John

    me John Thành viên chính thức

    Tham gia:
    15/3/2005
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Em đã ngồi hơn 2h để đọc 3 trang. Biết nói thế nào nhỉ. Cảm ơn các Bố Mẹ đã cho Em thêm kiến thức để nuôi dạy con. Còn phần Em thì không bàn luận gì vì kiến thức nuôi dạy con của em hạn hẹp lắm (Mọi người cứ bàn luận, Em chỉ đứng bên ngoài để học hỏi thôi)
    Còn nữa, hình như là hai cái nick tinhme và con đường mới là 1 hay sao ý hay là kẻ tung người hứng để quảng cáo cho công ty Con Đường Mới EQuest
     
  19. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Cám ơn Mami đã noí thẳng và có sự quan tâm đến những ý kiến của anh - dù đó chỉ là những suy nghĩ và kinh nghiệm cá nhân - anh sẽ tự điều chỉnh các ý kiến của mình . Tuy nhiên anh nghĩ là lấy các ý kiến từ các nguồn ( tài liệu - chuyên gia - sách vở ... ) để điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh và kinh nghiệm của mình trong vấn đề chăm sóc nuôi dạy con có lẽ sẽ tốt hơn là điều chỉnh cách nuôi dạy con của mình cho phù hợp với ý kiến của người khác vì cha mẹ chính là chuyên gia trong việc nuôi dạy con mình !
     
  20. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Em hết ấm ức lâu rồi :lol: Nhưng mà hỏng biết bàn cái gì bây giờ, em hết ý rồi :lol:

    @ Anh Khanh : Cám ơn anh đã hiểu :lol:
     

Chia sẻ trang này