Hãy trả lại tuổi thơ cho các em!

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi webmaster, 30/10/2008.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Rất nhiều bạn đọc VietNamNet đã chia sẻ những bức xúc về việc học của con em sau bài viết Học sinh và phụ huynh đều quá tải. Đề nghị Bộ GD-ĐT sớm có biện pháp chấn chỉnh, giảm tải việc học cho các em để các em có tuổi thơ trong sáng, vui tươi, phát triển một cách tự nhiên, xây dựng một tương lai tốt đẹp cho bản thân và xã hội.

    [​IMG]
    Học quá tải, các em không có thời gian vui chơi. (Ảnh: VNN)


    Con cháu tôi không có thời gian vui chơi


    Tôi cũng có con đang học lớp 6 và thật tội nghiệp là cháu không được nghỉ ngơi bởi lúc nào cũng vướng cả đống bài tập về nhà, học bồi dưỡng, học thêm… Trực tiếp cùng con học bài, tôi mới thấy chương trình của ngành giáo dục quá nặng. Đề ra cho cô và trò phải giải quyết trong một tiết học 45 phút là quá tải, không thể giải quyết xong nếu không học thêm. Chúng ta thử nghĩ xem, chỉ 45 phút trên lớp, cô giáo đi lại, nhắc nhở học sinh trật tự, làm bài về nhà... may ra chỉ còn 35 phút để dạy 3 bài văn dài (Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo) thì liệu các cháu có tiếp thu hết được không?

    Lúc đầu, tôi cũng kiên quyết không cho con học thêm vì nghĩ tuổi các cháu còn cần những hoạt động khác để phát triển toàn diện, nhưng sau thấy cháu không đuổi kịp chương trình và trực tiếp học cùng con, tôi thấy chính những giáo viên dạy thêm cho các cháu là những người có trách nhiệm và rất hiểu học sinh (tất nhiên trừ những người có hành vi không đúng). Vậy nên, theo tôi chúng ta cần phải nói thật nhiều nữa để Bộ GD-ĐT hiểu ra vấn đề, có trách nhiệm hơn cho thế hệ tương lai Việt Nam không bị “đầu to, mắt cận”. Nguyễn Thị Minh Hoa, Nghệ An

    Tôi có một đứa cháu nội học lớp 6. Một hôm, cháu đưa về một bản "Đơn xin tình nguyện học thêm" của nhà trường. Là nhà giáo, tôi hết sức băn khoăn về việc học thêm này và đặt vấn đề vì sao nhà trường bắt các cháu học thêm.

    Tôi dã từng dạy thêm ở các lớp luyện thi và có nhận xét: Các cháu học ở lớp chính quy hổng nhiều kiến thức là do các thày cô “ăn bớt” kiến thức của học sinh để bắt các cháu học thêm ở các lớp do thày cô tổ chức.

    Là nhà giáo 79 tuổi vào nghề từ năm 1954, chưa bao giờ tôi thấy ngành giáo dục lại có những tiêu cực như hiện nay. Chỉ khổ cho cháu tôi, một tuần hai buổi học thêm ở trường. Buổi sáng, cháu học thêm từ 7h30 đến 11h00. Mẹ cháu hết giờ làm việc ở cơ quan vội đến trường cho cháu ăn cơm hộp rồi mẹ con ngồi dưới gốc cây tránh nắng hay chui dưới mái hiên tránh mưa để 1h45 chiều cháu vào học lớp chính quy. Không hiểu mẹ con cháu chịu đựng được bao lâu!?

    Tôi cho rằng chương trình học không nặng mà do SGK quá nặng và các thầy cô góp phần làm cho chương trình nặng thêm. Trước đây có như thế này đâu? Tôi vẫn khẳng định rằng, đối với các môn khác tôi không dám nói nhưng riêng môn Vật lý ở cấp THCS hàng trăm năm nay chương trình vẫn như vậy. An Văn Chiêu, Hà Nội


    Học nhiều thế sao vẫn không giỏi?


    Đã bao nhiêu bài viết góp ý về tình trạng học quá tải của học sinh mà Bộ GD-ĐT chưa có lấy một văn bản nào trả lời. Một sai phạm rõ ràng là chuyện cải cách chữ viết để kéo dài trên 20 năm mà Bộ GD-ĐT không đứng ra nhận trách nhiệm là mình trót đã lỡ lầm. Chuyện chữ E chạy vội lên trước chữ A làm sửng sốt toàn dân. Xây dựng môt chương trình 12 năm chỉ đơn giản bằng cách kéo một số bài của chương trình đại học xuống dạy cho học sinh phổ thông. Một chương trình nặng đến mức phải huy động học sinh đến trường trước ngày khai giảng 2 tuần.

    Đã trên 30 năm kể từ ngày thống nhất, với hàng ngàn tiến sĩ nhưng Việt Nam vẫn thiếu những người như Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Đình Tứ, Lương Định Của,… trách nhiệm tại ai?

    Bộ GD-ĐT đưa ra khẩu hiệu “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích”. Nhưng chính Bộ GD-ĐT lại mắc bệnh thành tích với chương trình dạy và học rối răm, lớn nhất nhì thế giới, chẳng giống ai và rồi cũng chẳng để làm gì. Chẳng phải đi đâu xa lắm. Hãy đi quanh vài nước Đông Nam Á, bạn cũng đã có câu trả lời chương trình dạy – học của ta như thế nào. Nguyễn Thành Lộc, Hà Nội

    Tôi có cháu năm nay học lớp 3. Nhìn cháu học mà tôi thấy thương cháu quá nhưng không biết làm gì để giúp cháu cả. Tôi chỉ biết ngồi nghĩ rằng không biết Bộ GD-ĐT có hay cháu đã học đến mụ mị cả người, học đến nỗi cháu không có thời gian bước ra cửa để nhìn phố phường ngoài những giây phút cháu từ nhà đến trường.

    Tôi cứ thấy về đến nhà là cháu phải ngồi ngay vào bàn học. Tôi nhắc cháu nghỉ ngơi giải trí một chút rồi hãy học. Cháu nói lại rằng nếu cháu ngồi giải trí thì cháu sẽ không thể làm hết bài tập cô giáo cho về nhà. Cháu tôi học ở trường cả ngày, tranh thủ buổi trưa về lại làm bài tập cho buổi chiều, rồi tối lại học, các ngày nghỉ cháu lại học thêm. Sao bây giờ học sinh lại phải học nhiều đến thế mà vẫn không giỏi? Kim Dung, Hải Phòng

    Các cháu đang bị đánh cắp tuổi thơ

    Là một người làm trong ngành giáo dục lâu năm nhưng khi đọc bài viết về hiện tượng học quá tải, tôi thực sự lo lắng. Tôi là một giáo viên, đồng thời là một người mẹ không thể không lo lắng trước một thực tại giáo dục hiện nay.

    Trước đây, khi các con tôi còn đi học (cấp 1,2), chúng vừa đi học, vừa giúp bố mẹ việc nhà nhưng vẫn có thời gian để vui chơi, giải trí. Hè thì hầu như không có chuyện học thêm, chỉ khi nào gần vào năm học thì tự học ở nhà cho đỡ quên kiến thức. Vậy mà, hiện nay chúng đã trở thành tiến sĩ, thạc sĩ và cử nhân, đang nắm giữ những công việc ổn định và thu nhập khá trong xã hội. Nếu như thực trạng giáo dục hiện nay giống như những gì nêu ở trong bài viết, thì tôi cảm thấy lo lắng vì không biết tương lai của các cháu tôi sẽ ra sao trong thời đại này?

    Khi bước vào lớp 1, tức là các cháu ở lứa tuổi ăn, tuổi chơi, song song với việc học là nghỉ ngơi và vui chơi giải trí, vậy mà đã phải đi học quá nhiều: học thêm tiếng Anh, học vẽ... Hầu như việc học đã chiếm quá nhiều thời gian của các cháu, không có thời gian để vui chơi, tìm hiểu môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, nhà trường cũng ít có các giờ ngoại khoá để cho các cháu mở mang thêm kiến thức. Với thời gian học ở trường như vậy rồi, lại thêm thời gian học ở nhà vào buổi tối nữa thì quả thật quá nặng đối với các cháu, không có thời gian để thư giãn, ngủ đủ giấc để cân bằng sức khoẻ sau một ngày hoạt động.

    Tôi nghĩ rằng, ai làm cha mẹ cũng không khỏi lo lắng trước những thực trạng này. Tôi chỉ mong sao, ngành giáo dục hãy cải cách thế nào để cho các cháu không phải chịu như vậy nữa. Bác Hồ đã từng nói: "Trẻ em như búp trên cành". Hãy để các em có một tuổi thơ thật trong sáng, thật vui tươi để các em có thể phát triển một cách tự nhiên, học hành thoải mái và có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp cho bản thân và cho xã hội. Lúc đó, các em sẽ đóng góp được những trí tuệ, công sức mình của mình cho đất nước. Ngô Thị Phượng, Hà Nội

    Tôi có 4 đứa con. Hai đứa con gái lớn học trường công lập, tôi phải dành tất cả thời gian theo dõi và kèm cặp chúng, đứa lớn năm nay học ĐH năm nhất còn đứa thứ hai lớp 11. Hai thằng con trai tôi cho học trường tư thục, chúng học cả ngày trên trường tối về mệt mỏi với bài vở, sáng ra phải dậy sớm từ lúc 5 giờ sáng. Tôi không còn thời gian để theo chúng như 2 đứa lớn nữa, quyết định để chúng tự học được bao nhiêu thì được, nếu không thì nghỉ cho ở nhà và làm việc tại nhà. Tôi không phải là người bi quan nhưng với những gì ngành giáo dục đang thực hiện thì quả thực họ đang "ăn cắp" tuổi thơ của thế hệ trẻ Việt Nam. Nguyễn Văn Khoẻ, Đồng Nai

    [​IMG]
    Hãy để các em có tuổi thơ vui tươi, trong sáng. (Ảnh: VNN)

    Con mới học lớp 4 thôi mà ngày nào mẹ con cũng phải “vật lộn” với bài vở tới hơn 10h đêm mới đi ngủ được. Học bài cũ chưa đủ, giáo viên chủ nhiệm còn bắt cháu phải soạn bài mới đầy đủ như là soạn giáo án vậy. Có hôm mẹ không biết phải làm bài kiểu nào thì con ngồi khóc lóc sợ mai thầy la. Mẹ tức quá la lên: “Chưa học sao mà làm được?” Nhưng nhìn con nước mắt ngắn dài thấy thương quá: “Thôi, đưa đây mẹ làm đại cho!” Vì mẹ cũng buồn ngủ quá rồi, cả nhà đều buồn ngủ nhưng con chưa học xong làm sao ngủ được.

    Tôi không hiểu sao bây giờ chương trình lại nặng nề như vậy. Sao lại bắt con trẻ học quá nhiều, đến nỗi có bữa bài nhiều quá cháu không biết phải học từ đâu nên cứ cuống lên rồi hoảng sợ ngày mai làm không xong thầy sẽ la mắng... Cũng biết rằng sống trong một xã hội thì phải tuân thủ theo quy định, nhưng chẳng lẽ những bất cập hiển nhiên vậy mà không thay đổi được sao? Hong Van, TP.Hồ Chí Minh

    Sẽ có một thế hệ thể chất yếu kém, tâm hồn nghèo nàn

    Con tôi cũng đã phải học lớp 1 vô cùng vất vả và mất toàn bộ sự tự tin mà cháu có được trước khi đi học. Các bạn cùng lớp cháu đã được đi học thêm đọc, viết trước đó hàng năm trời. Cô giáo còn ngồi nghĩ ra các bài toán thật "siêu việt" để dạy các cháu và cho rằng như vậy sẽ tạo ra được những thần đồng.

    . Con trẻ làm sao còn muốn đọc sách văn học nếu chúng đã phải học cả sáng lẫn chiều ở trường, tối về lại tiếp tục học thêm?

    Tôi cho rằng con trẻ chỉ cần biết cộng, trừ, nhân, chia, biết cách sống với gia đình, cộng đồng, có sức khoẻ tốt và một tâm hồn trong sáng, có hoài bão thì tự chúng sẽ tồn tại và phát triển tốt trong xã hội này và cả thế giới này nữa. Không cần phải học hết cả tri thức của nhân loại đâu. Thành Dương, Hà Nội
    Chương trình giáo dục đã quá tải, ở các nhà trường bắt học sinh tìm hiểu thêm về các Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tài liệu thì dài mấy chục trang nhưng cứ bắt học sinh viết. Đề nghị Chính phủ , Bộ GD-ĐT xem xét lại chương trình và ra quy định cụ thể việc dạy thêm và đưa vào luật để thực hiện ngay. Chứ cứ để như thế này thì học sinh của chúng ta sẽ tàn luỵ, yếu về thể xác, kém về chất lượng vì quá tải. Đoàn Ngọc Huân, Hà Tĩnh
    Không thể để kéo dài thêm nữa

    Câu chuyện quá tải của học sinh và gia đình trong việc học là câu chuyện đã quá lâu. Tôi chắc rằng 100% phụ huynh và học sinh không ai muốn học thêm nhưng phải học nếu có điều kiện bởi vì sợ không theo kịp bạn bè có đi học thêm. Rõ ràng đây là một mục đích không chính đáng. Để giải quyết vấn đề này theo tôi nên: Quản lý thật chặt việc dạy thêm, học thêm để chỉ những em thật sự yếu mới được bồi dưỡng và tạo công bằng cho mọi học sinh; Tìm cách tăng lương cho giáo viên; Thật sự giảm tải chương trình học. Để thực hiện tốt những điều trên không ai khác hơn là Bộ GD-ĐT. Bộ phải coi đây là vấn đề trọng tâm và đề ra cách giải quyết triệt để vấn đề này, không để kéo dài nữa. Linh, linhdilinh@...

    Nguồn: Việt Nam net
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Tự nhiên nhớ đến một câu chuyện xưa, đại khái là có một nhà hiền triết thấy một người đến dâng hoa trước một ngôi mộ của một tên tham quan, bèn hỏi tại sao một tên tham quan như vậy mà lại được dâng hương, người kia nói: khi ông ta còn sống, tôi chỉ muốn ông ta chết - đến khi ông ta chết, thì người kế nhiệm lại còn tệ hại hơn, nên tôi đến dâng hương tiếc thương ông, và cũng cầu mong ông ta phù hộ cho cái kẻ tệ hại kế vị ông ta đừng chết sớm, kẻo lại có kẻ thứ 3 còn tệ hại hơn nữa thì chúng tôi chỉ có nước cắn lưỡi !
    Có lẽ chúng ta cũng nên bắt chước người kia mà cầu xin cho những người đang làm công việc điều hành cái bộ "đánh cắp tuổi thơ" này đừng thay đổi nữa, nếu cứ nghe lời phàn nàn mà thay đổi thì có khi những kẻ kế nhiệm hay các chương trình "cải cách cái đã cải cách" còn tệ hại hơn nữa thì không những con chúng ta mà cả cháu chắt chúng ta cũng là những người không còn biết đến tuổi thơ nữa !
    cứ nhìn những tờ đính chính cho sách giáo khoa thì biết - thà đừng đính chính, để GV và HS tự sửa nay ban hành các tờ đính chính thì chỉ làm cho cả GV lẫn HS rối tinh lên thêm vì trình độ siêu việt của các ngài biên soạn đính chính. ( điều này nên đưa vào sách Guiness - kỷ lục nhiều lỗi tầm bậy nhất cho 1 bản đính chính SGK - và chính việc đính chính này cũng nên được xem là kỷ lục - vì trên thế giới chưa hề có )
    Còn cái "sự học ngày nay" thì cũng như một toa tàu, được chạy trên 1 đường ray cố định, do 1 tay lái tàu "tự nguyện" bịt mắt, bịt tai chỉ biết nói "không" nên cũng chẳng thèm đếm xỉa gì đến những dấu hiệu cảnh báo, những lời kêu gọi và cả những lộ trình tốt đẹp hơn mà mọi người đã đưa ra khắp nơi xung quanh con tàu cũng như ngay chính trên con tàu đó ! Nhưng dẫu sao thì vẫn là 1 tay lái tàu - còn nếu làm quá, anh ta lại "nhường" quyền lái tàu cho 1 kẻ chả biết trong tay mình đang cầm cái gì nữa thì...thôi không dám nghĩ đến nữa !
     
  3. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Ấy chết, không nên quá bi quan như vậy bác Lê Khanh ơi. Mọi người có nhớ chuyện đại học FPT không? Họ chẳng thèm quan tâm quy định của Bộ Giáo dục là gì đâu. Họ cứ thi theo cách của họ đấy thôi?

    Vấn đề là chúng ta, liệu chúng ta có kiên quyết phản đối những gì có hại cho con cái hay không. Và nếu không phản đối được thì chúng ta cũng có thể tự phớt lờ những quy định của Bộ Giáo dục đó đi. Chúng ta cũng có thể cùng nhau tự dạy cho con những gì tốt đẹp và con trẻ cũng chẳng cần đến những trường nếu những trường đó chẳng có ích lợi gì.

    Ở các nước phương tây, dù hệ thống giáo dục đã tốt nhưng các cha mẹ vẫn có thể tự dạy con ở nhà mà chẳng cần trẻ phải đến trường. Không hiểu sao ở VN thì hình thức home schooling chưa được phát triển. Có lẽ chúng ta cũng nên xem xét.
     
  4. thotit

    thotit Thành viên tập sự

    Tham gia:
    4/6/2008
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Em xin chào anh Kiên và chú Lê Khanh, hai người đàn ông em rất hâm mộ ở DĐ, đặc biệt chú Lê Khanh. Đây là vấn đề nóng bỏng của cha mẹ hiện nay. Em thấy tình hình học hành mà cứ đi theo chương trình của Bộ GD-ĐT này sẽ làm hỏng thêm cả thế hệ con em chúng ta nữa. Em xin hoàn toàn ủng hộ home shooling.
     
  5. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Cám ơn anh Kiên đã nhắc - Thực ra, tôi có cái nhìn bi quan về vấn đề GD hiện nay, nhưng trong việc giáo dục cho bản thân và cho con cái mình, thì không bi quan hay đúng hơn là không được quyền bi quan !
    Tôi mong rằng các thành viên của DĐ này sẽ có được cái nhìn tích cực trong việc tạo cho con em mình có được cái nhìn lạc quan về bản thân - Đó chính là sự tôn trọng bản thân mình.

    Tôi cũng hy vọng là qua diễn đàn này, chúng ta có thể hình thành một cộng đồng các phụ huynh có khả năng chia sẻ và hỗ trợ nhau niềm tin về con cái mình.
    Còn chuyện tự dạy con ở nhà, trong hoàn cảnh hiện nay chúng ta chỉ có thể giúp cho con cái có được kỹ năng sống và đừng nên đòi hỏi con cái mình phải cố hết sức để đạt được những danh hiệu ảo ( như học sinh giỏi, HS xuất sắc …) và bản thân mình cũng đừng bị tác động bởi những chiêu quảng cáo của các trung tâm sinh ngữ, trường học Quốc tế, lớp học năng khiếu, đào tạo thần đồng ( ngay cả khi có sự tham gia của các nhà chuyên môn trong các bài nghiên cứu mang tính quảng cáo - điều này là một tình trạng hết sức nguy hại ) để vô tình tiếp tay cho cái áp lực phi lý về học hành, về chương trình... Hãy tìm và tạo cơ hội cho con em được xả hơi một cách hợp lý.
    Chính chúng ta chứ không ai khác, là người có thể trả lại tuổi thơ cho các em bằng việc giúp cho các em được hưởng một bầu khí nhẹ nhàng, vui tươi, tự nhiên trong gia đình mình qua suy nghĩ và thái độ tôn trọng các em, không dùng quyền phụ huynh để áp đặt lên các em những điều các em không mong muốn ( dù không có khả năng nói ra nhưng các em có thể phản ứng bằng những hành vi tiêu cực)
    Chính việc giúp con em mình thoải mái, tự tin vào bản thân sẽ giúp cho các em có đủ năng lực để đối phó với áp lực xã hội - Đó là sự giáo dục tốt nhất mà chúng ta có thể dạy cho con em của mình tại gia đình. Còn về chuyện đào tạo tại nhà theo 1 phương pháp hay chương trình GD nào đó, thì hẳn là còn lâu lắm mới có thể áp dụng được, không phải vì bố mẹ không đủ khả năng, mà là do xã hội chúng ta không có Niềm Tin - nên chỉ biết dựa vào những loại hồ sơ, giấy tờ mà không dám tin vào chính con người !
     
    Sửa lần cuối: 31/10/2008
  6. KunNhi

    KunNhi Chăn ga Chiến Phượng

    Tham gia:
    7/10/2008
    Bài viết:
    4,499
    Đã được thích:
    253
    Điểm thành tích:
    273
    Em ung ho bac'. Con em tuy con` nho, nhung em da xac' dinh la ko tao ap luc ve hoc hanh cho con.
    Chu' bay gio`, thay cac be' hoc hanh` nhieu` qua', con` kho hon ca minh di kiem' tien nua.
     
  7. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Vâng, đúng là không ít các bậc cha mẹ chỉ vì chạy theo sự ganh đua ngoài xã hội mà đã tạo nên những áp lực cho con cái.

    Tuy nhiên, trẻ con cũng có những áp lực rất nhiều từ nhà trường, thầy cô, và đặc biệt từ bạn bè.

    Những người làm cha mẹ tuy không trực tiếp can thiệp vào các chính sách của các Bộ, nhưng có thể cùng nhau xác định các tiêu chuẩn. Không phải những tiêu chuẩn thành tích như hiện nay mà là những tiêu chuẩn giúp cho trẻ lớn lên trong sự được tôn trọng, được phát triển theo khả năng, được tự do, phát huy sáng tạo, hiểu biết chuẩn mực đạo đức...

    Đến khi những tiêu chuẩn đó được nhiều người biết đến, và quan tâm khi chọn trường cho con thì chính các trường cũng phải thay đổi.
     
  8. Bopbi

    Bopbi Thành viên mới

    Tham gia:
    17/9/2008
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Chào các bác, Con em được 3 tuổi rồi, em cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Em cũng chỉ mong sao con mình có được tính độc lập, tự tôn trọng bản thân, và biết thương yêu mọi người. Bác Lê Khanh có nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục con cái trong gia đình, em hy vọng bác có thể chia sẻ với chúng em kinh nghiệm của bác, được không ạ?
     
  9. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Nếu nói về kinh nghiệm, thì có lẽ chẳng có kinh nghiệm nào giống kinh nghiệm nào, chúng ta chẳng thấy rằng, trong mọi lĩnh vực, từ giáo dục đến giao thông, từ y tế đến thương mại đều luôn luôn "rút kinh nghiệm" mà cứ để cho người dân mười phần chết chín, còn một ẩm ương vì chính cái trò rút kinh nghiệm của mình đó sao !
    Tôi cũng chỉ là một người dân bình thường, may mà còn chút chất xám trong não, chút máu nóng trong trái tim, tuy chưa đủ 83 tiêu chuẩn của bộ y tế đề ra, nhưng cũng còn chút tỉnh táo và biết thế nào là trách nhiệm và bổn phận của người bố trong gia đình - vậy thôi !
    Nhưng có lẽ nếu bàn về "kinh nghiệm" làm cha mẹ, nên chạy qua topic khác, kẻo cứ lê thê ở đây, bác admin lại "die" hay "move" mất tiêu thì chả còn kinh lẫn nghiệm !:D
     

Chia sẻ trang này