Thông tin: Hen Phế Quản Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi thuytrangmebi, 13/5/2018.

  1. thuytrangmebi

    thuytrangmebi Thành viên mới

    Tham gia:
    25/11/2017
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Bệnh hen phế quản ở trẻ em là một trong những bệnh lý về hô hấp nguy hiểm nhất. Tổ chức Y tế thế giới WHO đã thống kê, có ít nhất 7 – 10% trẻ em trên thế giới mắc hen phế quản, và cứ 20 năm, số lượng bệnh nhân lại tăng lên gấp 2-3 lần. Đây là một bệnh lý mãn tính chưa có thuốc để điều trị dứt điểm, mục tiêu điều trị chủ yếu hiện nay là kiểm soát các triệu chứng và hạn chế tần suất cơn hen xuất hiện đồng thời ngăn cản các triệu chứng bệnh.

    [​IMG]
    NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM
    Hen phế quản trẻ em là một bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp. Tình trạng viêm này khiến đường thở mà chủ yếu là phế quản trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích hơn. Khi người bệnh phải tiếp xúc với các chất kích thích, đường thở sẽ bị sưng, phù nề, tăng tiết chất nhày, co thắt làm xuất hiện các triệu chứng như ho, khó thở, khò khè. Hiện tượng này có thể gọi là bị lên cơn hen.

    Hen phế quản có tính chất di truyền và không phải là bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác, cho nên hen phế quản ở trẻ là rất dễ xảy ra nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ bị hen. Thực chất hen phế quản không thể di truyền nhưng cha mẹ mắc bệnh sẽ truyền lại cho con một cơ địa dễ dị ứng với các chất kích thích hơn làm tăng nguy cơ hen phế quản so với người bình thường.

    Hiện nay, y học vẫn chưa tìm được nguyên nhân căn cốt dẫn đến bệnh hen phế quản ở trẻ em, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, tồn tại nhiều tác nhân có thể dẫn đến bệnh hen hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Những tác nhân điển hình nhất có thể kể đến bao gồm: yếu tố di truyền, thời tiết thay đổi, môi trường sống ô nhiễm, vi sinh vật, thực phẩm hoặc vận động thể chất quá sức.

    [​IMG]

    Tác nhân gây hen phế quản ở trẻ em

    Khi những tác nhân này kích thích ống phế quản, chúng sẽ sinh ra phản ứng viêm, đây là yếu tố được xác định là đầu tiên và quan trọng nhất dẫn đến hiện tượng đường thở bị co thắt chít hẹp. Viêm cũng khiến lớp niêm mạc của phế quản bị sưng và phù nề, chất nhày tiết ra quá nhiều và bị ứ đọng lại cản trở sự lưu thông của không khí làm phát sinh các triệu chứng như khó thở, khò khè. Trong cơn hen cấp tính còn xuất hiện tình trạng phế quản co thắt, bệnh nhân phải co rút lồng ngực khi thở.

    TRIỆU CHỨNG HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM
    Trẻ bị hen phế quản có rất nhiều triệu chứng phức tạp:

    • Hen khởi phát vì vận động thể chất quá sức: cơn hen thường khởi phát khi trẻ nô đùa mệt, chạy nhảy, trèo cầu thang, tập thể dục… Khi ấy, đường hô hấp co thắt lại khiến phổi gặp hiện tượng thiếu khí, trẻ cần thêm oxy để thở nên phải há miệng để không khí vào nhiều hơn. Đường hô hấp phản ứng với không khí lạnh, khô bên ngoài bằng cách co thắt cơ bao quanh, càng co thắt, đường nay càng hẹp lại, khiến không khí càng không thể lưu thông. Những triệu chứng có thể quan sát được ở trẻ bị hen phế quản trong trường hợp này là: khó thở, ho, khò khè, nặng và tức ngực. Chúng thường xuất hiện sau khi trẻ vận động mạnh 5 – 10 phút, dần dần sẽ tự thuyên giảm sau 20 – 30 phút mà không cần can thiệp y tế hoặc sử dụng các loại thuốc cắt cơn. Trong trường hợp này, cha mẹ nên chú ý về cường độ, loại hình và thời gian tập luyện thể dục thể thao để trẻ không bị lên cơn hen kịch phát nguy hiểm.
    • Hen phế quản dị ứng: bé bị hen phế quản dị ứng chủ yếu do tiếp xúc nhiều với các tác nhân dị ứng như phấn ho, thức ăn, bọ mạt, mùi hóa chất… Để hạn chế cơn hen dạng này, trẻ cần hạn chế tiếp xúc với những thứ gây dị ứng cho mình. Cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viên để kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ dị ứng.
    [​IMG]

    Ho kéo dài là một trong những triệu chứng hen phế quản ở trẻ nhỏ thường gặp

    Thông thường, các triệu chứng của hen phế quản ở trẻ nhỏ rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm khuẩn hoặc hô hấp thông thường như: viêm họng, viêm amidan, cúm hoặc cảm lạnh… Tuy nhiên, cha mẹ cần để ý phát hiện bệnh hen phế quản ở trẻ dựa vào những triệu chứng điển hình sau đây:

    • Ho dai dẳng, kéo dài: không giống ho thông thường ho do bệnh hen suyễn có thể tự thuyên giảm và khỏi nhưng cũng có thể tự biến chuyển nặng hơn trong một số điều kiện nhất định, chẳng hạn như ho sẽ nặng hơn về đêm và sáng sớm, đôi khi bệnh nhân có thể ói mửa vì ho nhiều.
    • Thở khò khè và khi thở phải gắng sức, co rút lồng ngực.
    • Tức nặng ngực xảy ra ở trẻ lớn. Trong khi đó đối với trẻ nhỏ, biểu hiện rõ ràng duy nhất đôi khi chỉ là những cơn ho giống với ho gà. Bệnh hen phế quản ở trẻ cũng có thể biểu hiện dạng viêm phế quản co thắt, khó thở. Trong khi khó thở và ho, đường hô hấp sẽ tiết rất nhiều dịch giống với hen mãn tính ở người trưởng thành, tuy nhiên triệu chứng hen phế quản ở trẻ em có đặc trưng là bắt đầu và kết thúc đột ngột.
    BỆNH HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
    Tất nhiên bệnh hen phế quản ở trẻ là bệnh cực kỳ nguy hiểm, nó có thể dẫn đến những biến chứng và hệ quả nặng nề mà chúng ta có thể chưa dám tưởng tượng đến:

    [​IMG]

    Bệnh hen phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không?

    • Xẹp phổi: thống kê cho thấy có đến ⅓ trẻ nhập viện điều trị vì bị bệnh hen phế quản có biến chứng xẹp phổi. Khi cơn hen ổn định, tình trạng xẹp phổi cũng tự khỏi, nhưng nếu trẻ không được chăm sóc tốt, hen tái phát nhiều lần sẽ khiến phổi chịu tổn thương sâu.
    • Nhiễm khuẩn ở phế quản: trong những ngày chuyển mùa, độ ẩm không khí tăng cao là điều kiện rất thuận lợi để các vi khuẩn và virut tấn công khiến tai – mũi – họng và đường hô hấp dưới bị nhiễm trùng làm cho các triệu chứng hen phế quản tái phát và trở nặng hơn.
    • Giãn phế quản tiểu thùy: ở trẻ bị hen phế quản, các phế nang đàn hồi rất kém nên dẫn đến tình trạng thở ra ít, khí bị tích tụ lại ngày càng nhiều trong phổi. Hiện tượng này gọi là khí phế thũng.
    • Tâm phế mãn tính: trẻ sẽ thấy khó thở khi phải vận động nhiều, cơ thể tím tái, vùng hạ sườn đau nhức, gan to ra. Biến chứng này thường xảy ra ở những trẻ bị hen từ nhỏ nhưng không chữa dứt điểm.
    • Tràn khí màng phổi hoặc tràn khí trung thất: phế nang giãn rộng, các mạch máu thưa dần, khả năng tuần hoàn lưu thông kém làm tăng áp lực phế nang. Khi vận động mệt hoặc ho mạch, phế nang rất dễ bị bục vỡ làm tràn khí.
    • Ngưng hô hấp gây tổn thương não: hô hấp kém sẽ khiến co thể dần thiếu oxy, các vận động chức năng bị giảm sút. Tình trạng này kéo dài không được chữa dứt điểm sẽ dẫn đến suy hô hấp, không thể cung cấp oxy lên não.
    • Suy hô hấp rất nguy hiểm: trẻ bị hen phế quản cấp nặng hoặc ác tính thường gặp biến chứng này nhiều hơn. Biểu hiện sớm để nhận biết tình trạng suy hô hấp là khó thở, ngưng thở, da cơ thể tím tái, phải dùng máy hỗ trợ thở. Trường hợp này rất dễ dẫn đến tử vong nếu trẻ không được cấp cứu kịp thời.
    CÁCH ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM
    Điều trị hen phế quản ở trẻ em, cha mẹ của bệnh nhi cần chú ý đến những điều sau:

    • Nắm được kế hoạch hành động khoa học về bệnh hen, bất cứ bất thường hoặc vấn đề thắc mắc nào nên nói ngay với bác sĩ.
    • Cho bé dùng thuốc đúng và đều đặn theo toa của bác sĩ, cần theo dõi bé vè việc uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng.
    • Tránh xa các tác nhân gây hen đặc biệt là khói thuốc lá là một cách để chữa hen phế quản ở trẻ em.
    • Thăm khám định kỳ để kiểm tra diễn biến và tình trạng bệnh, có những biện pháp ngăn chặn rủi ro sớm nhất có thể.
    • Không nên áp dụng toa thuốc và cách điều trị hen phế quản ở trẻ em khác cho con mình vì bệnh hen phế quản ở mỗi trẻ rất khác nhau.
    CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐỀ PHÒNG BỆNH HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ?
    [​IMG]

    Bố mẹ không nên hút thuốc trong nhà khi có trẻ

    – Khi mang thai mẹ không được hút thuốc lá

    – Nên cho con bú mẹ, ít nhất là trong 6 tháng đầu

    – Bảo vệ bé tránh được các yếu tố kích thích hệ hô hấp, nên chú ý vào loại mạt nhà thường trú ngụ trong chăn, nệm, giường ghế.

    – Giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường sạch sẽ, thoáng đãng

    – Hạn chế nuôi chó mèo

    – Phòng ngủ của bé nên được chùi bằng khăn ấm, hoặc máy hút bụi chứ hạn chế quét bằng chổi.

    CHĂM SÓC TRẺ BỊ HEN PHẾ QUẢN
    • Cơn hen nhẹ hay nặng còn khác nhau dựa vào rất nhiều yếu tố. Khi lên cơn hen, trẻ thường ngồi một chỗ, da tím tái, đổ đẫm mồ hôi, ra sức hít thở, phát ra những tiếng rít khò khè. Khi ấy, cha mẹ cần giúp đỡ, an ủi bé, không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc điều trị hen phế quản ở trẻ em rất đa dạng cần phân biệt để sử dụng phù hợp với từng trường hợp.
    • Thuốc điều trị hen phế quản ở trẻ em chủ yếu nhằm mục đích làm giãn phế quản, dịu cơn hen. Nếu đã dùng thuốc cắt cơn theo hướng dẫn của bác sĩ mà cơn hen không thuyên giảm thì nên đưa bé đến bệnh viện.
    • Chữa hen phế quản trẻ em cần thực hiện trong thời gian lâu dài. Cơn hen có thể xảy ra vài lần mỗi năm nhưng cũng có khi nhiều lần trong tháng, ảnh hưởng rất nhiều đến học hành của trẻ, nên cha mẹ cần tích cực theo dõi để chữa trị bệnh đến cùng.
    • Tâm lý bi quan của bé cùng với sự lo âu của người thân có thể làm tình hình bệnh tiến triển trầm trọng hơn, bất lợi cho điều trị. Bởi vậy, cha mẹ cần động viên và khuyến khích để bé có tinh thần thoải mái.
    • Những lúc lên cơn hen, tuyệt đối không được tắm, tránh cho trẻ ra nới nhiều gió, gió lạnh đột ngột sẽ khiến cơn hen nặng hơn.
    • Khi trẻ lên cơn hen cấp tính nặng với biểu hiện môi và da dẻ tím tái, khó thở gấp, không bú mẹ, không ăn uống, không khóc được, không nói được thành câu… nên khẩn trương đưa bé đến các cơ sở y tế để cấp cứu.
    Trẻ bị hen phế quản nên ăn gì?
    Nếu không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, hen phế quản có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất của bé. Trẻ hen phế quản rất dễ bị chậm lớn, suy dinh dưỡng, lồng ngực biến dạng. Vì thể song song với điều trị hen phế quản trẻ em bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng.

    Trẻ bị hen phế quản cũng có nhu cầu dinh dưỡng tương tự như những trẻ khác. Loại trừ một số thực phẩm thường gây dị ứng cho trẻ cần tránh, trẻ không cần kiêng khem quá nhiều.

    Khi trẻ phải dùng quá nhiều các thuốc phòng ngừa cơn hen trong thời gian dài, thường chúng có chứa nhiều corticoid nên cần bổ sung thêm calcium và bổ sung thêm các thực phẩm và sữa giàu calcium nhằm tránh các biến chứng loãng xương.

    Tuy nhiên nếu dinh dưỡng không được kiểm soát có thể dẫn đến béo phì, sẽ quay lại tác động tiêu cực đến hen phế quản. Giảm cân sẽ giúp bé cải thiện chức năng phổi và hạn chế triệu chứng bệnh hen.

    Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu tiên, sữa mẹ được chứng minh có thẻ giúp bé phòng ngừa bệnh hen và cải thiện tình trạng hen.

    Trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì?
    Trẻ hen phế quản thường bị lên cơn hen hoặc phát sinh dị ứng khi dùng một số thực phẩm nhất định, cha mẹ cần chú ý để chủ động tránh cho bé như một cách chữa hen phế quản cho trẻ em và hạn chế khởi phát cơn hen. Những thức ăn thường gây dị ứng bao gồm:

    [​IMG]

    Trẻ bị hen phế quản không nên ăn các thực phẩm có nguy cơ lên cơn hen cao như tôm, cua..

    • Thủy, hải sản
    • Lòng trắng trứng
    • Ngũ cốc và các loại hạt
    • Bột ngọt
    • Thực phẩm chứa chất bảo quản và chất phụ gia.
    • Một số trái cây
    Chăm sóc trẻ hen phế quản không khó nhưng cũng không phải đơn giản, mỗi trường hợp trẻ có tình trạng bệnh, sức đề kháng và cơ địa dị ứng khác nhau nên cách chữa bệnh hen phế quản ở trẻ em cũng khác nhau, cha mẹ cần quan sát và theo dõi để nắm được tình hình của con mình từ đó có các biện pháp chăm sóc và cách chữa hen phế quản ở trẻ em hiệu quả, hợp lý nhất.

    Ngoài ra, đối với những trẻ vốn có cơ địa dễ dị ứng, hệ hô hấp yếu, cha mẹ cũng cần nắm được các cách phòng ngừa và biện pháp điều trị dự phòng hen phế quản ở trẻ em để ngăn chặn bệnh.
    nguồn: https://chuyenkhoahohap.net/cach-dieu-tri-hen-phe-quan-o-tre-em.html
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuytrangmebi
    Đang tải...


Chia sẻ trang này