Hì… một tiếng, mọi việc đâu vào đó

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi Thank's mine, 16/12/2004.

  1. Thank's mine

    Thank's mine Banned

    Tham gia:
    20/10/2004
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Hì… một tiếng, mọi việc đâu vào đó
    Dec 12, 2004
    Cali Today News - Ông Nguyễn văn Vĩnh ngày trước có nhận xét chí lý là phe ta cái gì cũng cười được, vui cũng cười, buồn cũng cười, hỏng buồn hỏng vui cũng cười (đúng là buồn… cười thật). Mọi chuyện sẽ suông sẻ hết, chỉ cần hì một phát là xong!

    Mãi đến gần đây, người Mỹ mới thấy phe ta có ly ù(phe ta có lý từ thời… Hùng Vương lận chứ đâu phải chờ đến bây giờ người Mỹ cho mình có lý thì mình mới có lý phải không độc giả Cali Today?) vì cười quả là liều thuốc tiên.

    Các nhà tâm lý Mỹ nói cái mối tương quan (relationship) của chúng ta với người khác rất quan trọng cho bản thân chúng ta, càng quan trọng hơn nếu mối tương quan này xuất phát từ người thân trong gia đình. Từ khoảng vài năm nay tỉ lệ ly dị trong xã hội Hoa Kỳ tăng quá cao, đến gần 50 % các cặp vợ chồng trước đó còn yêu nhau… thấy mà sợ thì chẳng bao lâu lâm vào thế “ngã rẽ tâm tình”, mà tỉ lệ chia tay này còn cao hơn rất nhiều cho các cặp sống tự do với nhau, chẳng cần tờ hôn thú chi cho rắc rối cái sự đời. Điều oái oăm là trong 50% còn lại, nhiều khi họ… phải cắn răng chịu đựng (cho xong kiếp này!) người kia mới là đau khổ chín tầng địa ngục!

    Có không biết bao nhiêu sách vở ở Mỹ bàn về không biết bao nhiêu phương cách để hàn gắn các vết thương lòng từ không biết bao nhiêu năm nay, phải nhìn nhận có nhiều tác giả và nhiều quyển sách rất có gíá trị về vấn đề này. Tuy nhiên trong tất cả các yếu tố giữ cho bầu không khí trong gia đình đừng có mà… tuột xuống âm độ, có một yếu tố mà các chuyên viên gỡ rối tâm tình có khi xem là một cách chữa bệnh thật sự, rất nhiều người ao ước và rất ít người có được, đó là tiếng cười.

    Nhưng bạn có thấy không, vợ chồng cười nhiều khi do các vua chọc lét trên TV trổ tài, chứ họ không cười với nhau, vì nhau. Tiếng cười như thế không xuất phát từ mối tương quan giữa hai người. Quan trọng hơn, họ không biết “nuôi tiếng cười” để trẻ mãi không già.

    Loại tiếng cười này là thứ… thuốc trị bệnh các cặp vợ chồng hay gây lộn với nhau cần như khí trời vậy. Là sở hữu duy nhất của loài người, trước hết cười là một dấu hiệu xã hội, nó sẽ biến mất nếu chỉ còn có một người (chẳng lẽ bạn… nhăn răng cười với mình trong gương?). Chỉ cần có hai người là tiếng cười sẽ ràng buộc họ lại với nhau ngay.

    Đó là kết luận của tiến sĩ Robert Province, một nhà khoa học về thần kinh vốn cho là khó lòng phân tích tiếng cười trong phòng thí nghiệm vì nó mỏng manh quá. Sau khi quan sát hàng ngàn tình huống gây cười, ông viết quyển sách “Laughter, A Scientific Investigation”, trong đó ông cho là tiếng cười thiết lập một bầu không khí cảm xúc và tương tác giữa hai người. Khi cười chung, họ thích hiện diện chung với nhau và thật kỳ khôi, ông thấy người nói cười… nhiều hơn người nghe. Sự vui vẻ (levity) có thể làm tiêu tan tức giận và lo lắng và dọn đường cho các thổ lộ sau đó rất riêng tư. Ông nói: “Cười đầu tiên không phải là do khôi hài mà ra, mà trước hết có tính tương quan xã hội.”
    Sau đây là vài khám phá ngộ nghĩnh của ông:

    - Tính ích lợi hiển nhiên của cười là mang ngưới ta lại gần nhau hơn, kích thích sự hỗ trợ lẫn nhau.

    - Tiếng cười có vai trò quan trọng trong chuyện… ve vãn nhau của con người. Đàn ông thích phụ nữ cười ngả nghiêng thật lòng với họ. Bà nào mặt mũi coi “ngầu” là đàn ông chạy ra xa vài ngàn miles!

    - Cả hai giới cười nhiều, nhưng đàn bà cười nhiều hơn đàn ông (hình như hồi mới đẻ con trai… khóc to hơn con gái), nếu đàn ông cười 100% thì chỉ số cười của phụ nữ là 126%. Đàn ông chọc thiên hạ cươi nhiều hơn (mấy gánh xiệc đâu có hề nữ bao giờ).

    - Tiếng cười của phụ nữ là đấu hiệu quan trọng nhất (critical index) của một mối liên quan tốt đẹp.

    - Càng có tuổi, con người càng ít cười (sao kỳ vậy cà, bà lão cười mới xem… đẹp lão hơn chứ!)

    - Cười dễ lây… như ngáp. Bạn mà nghe một thằng bé cười khanh khách khi xem kịch là muốn cười theo nó rồi.

    Một trong những cách hay nhất để gây cười là… thọt cù léc. Theo tiến sĩ Provine thì có thể đây là cách cổ xưa nhất của loài người, có tính xã hội rõ ràng, bạn thử thọc cù léc mình tới Tết Ma Rốc cũng không cười nổi!

    Chẳng những chúng ta thích cù léc lẫn nhau mà còn thấy là trong hành động này có tính thương mến nhau (affection). “Độc chiêu” hơn nữa là từ tuổi vị thành niên trở lên, con người thích bị cù léc từ… người khác phái, thế mới dễ sinh chuyện!

    Và quả đúng như thế thật, các chuyên viên tâm lý và hành vi học nhận thấy cù léc là cội nguồn của mọi trò chơi và có tính hỗ tương (reciprocal), nói cách khác, nó là một dạng “nhịp căn bản” của các liên quan tích cực của con người. Ngoài ra thì cù léc còn tạo ra kích thích về tình dục ở người lớn nữa !

    Hồng Quang theo “Psychology Today”

    Nguồn: CaliToday
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thank's mine
    Đang tải...


Chia sẻ trang này