Thông tin: Hiểm Họa Khó Lường Khi Mắc Thủy Đậu Thai Kỳ

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi tramy98, 11/6/2021.

  1. tramy98

    tramy98 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    4/3/2021
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm dễ lây nhiễm và rất phổ biến nhưng lành tính. Hầu hết, người bệnh sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, mắc thủy đậu khi mang thai sẽ tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi. Bài viết sau sẽ giải đáp một số vấn đề liên quan đến thủy đậu thai kỳ: nguyên nhân, ảnh hưởng đến mẹ và bé, điều trị và dự phòng bệnh.

    I. Nguyên nhân gây thuỷ đậu thai kỳ
    • Thủy đậu gây ra bởi virus thuộc họ Herpesviruses có tên khoa học là Varicella Zoster (VZV). Triệu chứng đặc trưng của thủy đậu: phát ban, sau đó hình thành mụn nước đường kính 1-3 mm rải rác khắp cơ thể...
    • Tỷ lệ mắc thủy đậu trong thai kỳ rất thấp, bởi vì hầu hết các thai phụ đã từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc đã được tiêm phòng bệnh trước đó. Các kháng thể được truyền qua nhau thai trong suốt thai kỳ.
    • Nếu thai phụ miễn dịch với thủy đậu và tiếp xúc với người bệnh, họ không cần phải lo lắng về các biến chứng cho bản thân hoặc thai nhi của họ. Tuy nhiên, nếu thai phụ chưa có miễn dịch với thủy đậu và tiếp xúc với người bệnh, cần xin ý kiến của bác sĩ sớm nhất có thể.
    II. Ảnh hưởng của thủy đậu đến mẹ và thai nhi
    1. Ảnh hưởng của thủy đậu đến thai phụ
    Những thai phụ có nguy cơ cao gặp biến chứng khi mắc thủy đậu là:
    • Có thói quen hút thuốc lá hay hút thuốc lá thụ động.
    • Bị bệnh về phổi: viêm phế quản, khí phế thũng...
    • Đang hay đã sử dụng steroid trong 3 tháng qua.
    • Đang mang thai hơn 20 tuần.
    Một số biến chứng dễ gặp ở thai phụ nhiễm thuỷ đậu:
    1.1. Viêm phổi thuỷ đậu
    • Là biến chứng thường gặp nhất ở thuỷ đậu trong thai kỳ.
    • Triệu chứng điển hình:
    • Ho, khó thở, sốt và thở nhanh.
    • X-quang ngực có hình ảnh thâm nhiễm lan tỏa hoặc các nốt trong phân bố quanh 2 rốn phổi.
    • Diễn biến lâm sàng không thể dự đoán và có thể nhanh chóng tiến triển đến tình trạng thiếu oxy và suy hô hấp.
    1.2. Bội nhiễm ở da
    • Nguyên nhân: do chăm sóc mụn nước không cẩn thận, da bị bội nhiễm tụ cầu hay liên cầu.
    • Triệu chứng điển hình: lở loét, ngứa, có thể gây hoại tử da.
    • Hậu quả: tạo thành sẹo thâm, sẹo lõm trên da.
    1.3. Viêm màng não, viêm não
    Biến chứng này thường gặp ở trẻ em mắc thuỷ đậu nhiều hơn.
    • Triệu chứng điển hình: sốt cao, đau đầu dữ dội, choáng, hôn mê, co giật…
    • Hậu quả nặng nề cho người bệnh như: điếc, loạn thần, động kinh…
    1.4. Zona
    Thuỷ đậu sau khi đã chữa khỏi, virus vẫn có khả năng khu trú tại các hạch thần kinh và gây bệnh zona nhiều năm về sau. Triệu chứng điển hình của zona: đau rát, mụn nước mọc thành đám dọc theo dây thần kinh…Ngoài ra, thuỷ đậu thai kỳ còn gây nhiều biến chứng khác cho thai phụ như viêm tai giữa, viêm tai trong, viêm gan, viêm cầu thận...
    2. Ảnh hưởng của thủy đậu đến thai nhi
    Mức độ ảnh hưởng của bệnh thủy đậu sẽ phụ thuộc vào thời điểm nhiễm virus:
    Thai nhi nhỏ hơn 28 tuần tuổi có nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Biểu hiện của hội chứng thuỷ đậu bẩm sinh bao gồm:
    • Trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
    • Chậm phát triển trí tuệ và chiều cao.
    • Hội chứng đầu nhỏ.
    • Sẹo da
    • Vấn đề về thị lực. Ví dụ: đục thủy tinh thể bẩm sinh.
    Thai nhi 28-36 tuần:
    • Thai nhi có khả năng bị sinh non cao. (trước tuần thứ 37 của thai kỳ)
    • Thai nhi hiếm khi xảy ra dị tật bẩm sinh ở giai đoạn này.
    • Có thể bị khiếm khuyết não và tủy sống.
    • Trẻ có thể bị zona sau 1-2 năm tuổi.
    Thai phụ nhiễm thủy đậu 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau khi sinh: trẻ có nguy cơ mắc thủy đậu sơ sinh lên đến 50%.
    • Triệu chứng điển hình: mụn nước mọc toàn thân ngay sau khi sinh hay sau khi sinh 7-12 ngày. Trẻ có thể có các biểu hiện khác như quấy khóc, sốt nhẹ, ngứa…
    • Nguy cơ biến chứng ở trẻ mắc thuỷ đậu sơ sinh rất cao. Do hệ miễn dịch yếu nên trẻ dễ bị bội nhiễm ở da, não, màng não, phổi… Tỷ lệ trẻ gặp biến chứng và tử vong do thuỷ đậu sơ sinh là 30%.
    • Xử trí khi trẻ mắc thuỷ đậu sơ sinh: Mẹ phải tránh tiếp xúc trực tiếp với bé, không ôm ấp, dỗ dành, không cho bú trực tiếp, mà nên vắt sữa ra ly rồi nhờ người khác mang đến cho bé bú. Cho bé ngủ riêng, cách ly mẹ, hạn chế nói chuyện với bé để phòng dịch tiết từ đường hô hấp mẹ bắn ra.
    III. Điều trị thủy đậu thai kỳ
    1. Điều trị cho thai phụ
    1.1. Điều trị triệu chứng
    Điều trị triệu chứng và chăm sóc tổn thương da là những nguyên tắc chung cho mọi bệnh nhân bị thủy đậu.
    • Vệ sinh mụn nước bằng dung dịch kháng khuẩn để tránh bội nhiễm trên da. Một số dung dịch kháng khuẩn hiệu quả: dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone, kem Dizigone Nano Bạc, gel subac…
    • Lau người thai phụ hằng ngày bằng khăn sạch và nước ấm. Tránh tắm bằng nước lạnh.
    • Nên ăn các thức ăn mềm, thanh đạm và bổ dưỡng.
    • Tránh ăn đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa arginine, thực phẩm nguồn gốc từ bơ sữa. Đặc biệt là các thực phẩm: quế, hồi, rau muống, chocolate, hạt điều, đậu phộng, thịt chó…
    • Thuốc hạ sốt, giảm ngứa: paracetamol, clorpheniramin...
    1.2. Theo dõi biến chứng nặng
    Thai phụ cần nhập viện ngay khi bắt đầu có nghi ngờ biến chứng nặng. Khi đó, người bệnh sẽ được thăm khám và chỉ định thuốc phù hợp. Một số thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị thủy đậu cho thai phụ
    • Thuốc kháng virus: acyclovir.
    • Sử dụng acyclovir cải thiện sớm được các tổn thương da và làm giảm thời gian sốt nếu được dùng trong 24 giờ từ khi có triệu chứng.
    • Acyclovir được chứng nhận là thuốc có hiệu quả và an toàn đối với thai phụ và thai nhi.
    • Thai phụ bị viêm phổi do thủy đậu nên được quan sát trong bệnh viện và được điều trị bằng acyclovir tiêm tĩnh mạch.
    • Thuốc kháng sinh: Dùng cho thủy đậu bội nhiễm, loại thuốc và liều dùng cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.
    • Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hay 2 ngày sau sinh: nên tiêm huyết thanh thủy đậu (Varicella Zoster Immunoglobulin - VZIG). VZIG có thể làm giảm độ nặng của nhiễm trùng sơ sinh nhưng không đem lại hiệu quả một khi những dấu hiệu của thủy đậu đã rõ ràng.
    • Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu trong 2 tuần đầu đời: điều trị bằng acyclovir đường tiêm tĩnh mạch.
    2. Điều trị cho trẻ sơ sinh bị thủy đậu
    • Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hay 2 ngày sau sinh: nên tiêm huyết thanh thủy đậu (Varicella Zoster Immunoglobulin - VZIG). VZIG có thể làm giảm độ nặng của nhiễm trùng sơ sinh nhưng không đem lại hiệu quả một khi những dấu hiệu của thủy đậu đã rõ ràng.
    • Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu trong 2 tuần đầu đời: điều trị bằng acyclovir đường tiêm tĩnh mạch.
    >>> Xem thêm: Điều trị thủy đậu theo hướng dẫn của bộ Y tế
    IV. Dự phòng thủy đậu thai kỳ
    1. Dự phòng cho thai phụ
    • Nếu thai phụ miễn dịch với thủy đậu và tiếp xúc với người bệnh, họ không cần phải lo lắng về các biến chứng cho bản thân hoặc thai nhi của họ. Vì miễn dịch của cơ thể với virus thủy đậu rất bền vững nên xác suất mắc thủy đậu là rất nhỏ.
    • Nhiều trường hợp, thai phụ không nhớ mình đã từng mắc thủy đậu hay đã tiêm vacxin phòng bệnh chưa. Lúc này, thai phụ nên đến bệnh viện và kiểm tra cơ thể mình có miễn dịch với virus thủy đậu không và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
    • Nếu thai phụ không có miễn dịch với bệnh thủy đậu và tiếp xúc với người bệnh, hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức.
    • Thai phụ có thể được tiêm tiêm huyết thanh thủy đậu (Varicella Zoster Immunoglobulin - VZIG). VZIG phải được đưa vào cơ thể trong vòng 4 ngày kể từ lần tiếp xúc đầu tiên. Chỉ định này chỉ được đưa ra khi thai phụ đã được xét nghiệm không có kháng thể chống virus thủy đậu trong máu.
    2. Dự phòng thủy đậu cho phụ nữ không mang thai
    • Làm xét nghiệm kiểm tra cơ thể mình đã có miễn dịch với virus thủy đậu chưa. Nếu cơ thể đã có miễn dịch với bệnh thì không cần lo lắng, xác suất mắc bệnh rất nhỏ.
    • Nếu một phụ nữ trong độ tuổi sinh sản chưa có miễn dịch với virus thủy đậu, bác sĩ cần khuyến cáo: cần tiêm vacxin phòng bệnh và tránh mang thai trong vòng 4 tuần sau khi hoàn thành lịch tiêm vacxin hai liều.
    Thủy đậu trong thai kỳ có nhiều ảnh hưởng xấu đối với cả thai phụ và thai nhi. Điều trị và dự phòng bệnh thủy đậu trong thai kỳ không khó, nhưng nếu không áp dụng đúng cách rất dễ lây nhiễm cho bé và gây biến chứng nguy hiểm. Mong những thông tin trong bài viết trên hữu ích với bạn đọc. Mọi thông tin cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được giải đáp nhanh nhất.

    Theo viendalieu.com.vn tổng hợp.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi tramy98
    Đang tải...


Chia sẻ trang này