Hiểu Đúng Về Nấm Móng Tay Để Có Cách Phòng Chống Tốt Hơn

Thảo luận trong 'Làm đẹp' bởi nophenno4, 14/4/2016.

  1. nophenno4

    nophenno4 Thành viên mới

    Tham gia:
    22/3/2016
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Nấm móng là nhiễm trùng ở móng do nấm, chiếm tới 30% các chẩn đoán bệnh nấm nông, là một bệnh thường thấy ở những người có bàn tay, bàn chân thường xuyên ẩm ướt như người làm nghề bán nước giải khát, bán trái cây, đầu bếp, giặt giũ quần áo,thợ uốn tóc-gội đầu, rửa xe, chăn nuôi... Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau, ảnh hưởng đến năng suất làm việc.

    Ở thân mình, nấm vào da qua các chỗ xây xát nhẹ như: vết trầy sướt, vết gãi, rồi từ đó lan từ giữa ra xung quanh thành hình tròn với nhiều mụn nước ở ngoài rìa. Ở da đầu, nấm chui vào sợi tóc rồi tiến dần lên. Đối với móng, thì nấm xâm nhập bắt đầu từ bờ tự do hoặc các bờ bên rồi đi vào mầm móng.
    [​IMG]
    Nguyên nhân bệnh nấm móng tay

    Bệnh nấm móng tay do nhiều loại vi nấm gây ra, có thể kể hai nhóm chính là: Nấm sợi tơ (Dermatophytes: Microsporum, Trichophyton, Epidermophyton) và nấm hạt men (Candida). Người bị bệnh này do tay chân thường xuyên bị ướt, tạo điều kiện cho vi nấm xâm nhập, phát triển và gây bệnh.

    Phòng bệnh nấm móng tay
    • Giữ bàn tay, bàn chân luôn luôn khô ráo, sạch sẽ bằng cách đeo găng tay cao su khi tiếp xúc với nước. Tránh ngâm tay chân trong thời gian dài dưới nước. Sau khi làm việc trong môi trường nước, cần rửa sạch, lau khô bàn tay, bàn chân ngay
    • Không dùng khăn ướt, không dùng chung khăn với người khác.
    • Thay tất, vớ mỗi ngày. Không nên mang tất, vớ từ ngày này qua ngày khác. Nên chọn những đôi tất có chất liệu thoáng và dễ hút ẩm. Mồ hôi bàn chân chính là điều kiện thuận lợi giúp cho các loại vi khuẩn và nấm sinh sôi nảy nở.
    • Luôn cắt tỉa móng tay,móng chân cẩn thận, đều đặn, theo dáng các ngón tay-ngón chân, không nên để quá dài. Không nên dùng chung các dụng cụ cắt tỉa móng tay-chân, hạn chế cắt, tỉa, sơn hay ngâm móng chân ở tiệm.
    • Thường xuyên rửa bàn tay, bàn chân cẩn thận và lau khô ngay sau khi rửa. Tránh tiếp xúc nhiều với các loại xà phòng, hóa chất.
    • Điều trị càng sớm càng tốt.
    • Nếu bệnh cứ kéo dài dai dẳng dù đã được điều trị thì nên thay đổi công việc khác nếu có điều kiện.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nophenno4
    Đang tải...


Chia sẻ trang này