Hiệu Ứng Vịt Con – Một Khuôn Khổ Chuẩn Mực

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi OanhTrinh0810, 4/10/2021.

  1. OanhTrinh0810

    OanhTrinh0810 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/7/2021
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    HIỆU ỨNG VỊT CON LÀ GÌ?

    Chắc hẳn bạn đã từng xem qua bộ phim hoạt hình nổi tiếng Tom&Jerry rồi đúng không? Trong đó có một tập chú vịt nhìn thấy mèo Tom đầu tiên và thế là “Mòm má” – vịt nhận mèo Tom làm mẹ xuyên suốt tập phim với nhiều tình tiết gây cười sặc sụa.

    Thực tế trong cuộc sống, chúng mình cũng gặp một số tình huống tương tự nên hiện tượng tâm lý này được gọi là “Hiệu ứng vịt con”.

    Hiệu Ứng Vịt Con (Baby duck syndrome) là hiệu ứng về tâm lý được các nhà khoa học lập luận dựa trên góc nhìn của những chú vịt con mới nở. Khi vừa mở mắt chào đời, ví dụ xui xui mẹ của những chú vịt bé xíu này lại đang đi…tắm thì theo bản năng, vịt nhà ta mặc định vật thể đang chuyển động mà mình nhìn thấy đầu tiên chính là mẹ, sau đó vịt con sẽ “dính như sam” như hình với bóng, dẫu cho đó là con chuột, con người, con gà, hay là con mèo Tom, miễn là vịt con bé bỏng nhìn thấy đầu tiên, thì chúng xác định người đó là mẹ của mình.

    Ở người, Hiệu Ứng Vịt Con dùng để ám chỉ việc chúng ta hay có xu hướng xem những điều, những sự việc, những con người,…xuất hiện đầu tiên, các sự kiện xảy ra đầu tiên là một thước đo chuẩn mực nhất, tốt nhất và hoàn hảo nhất. Phần lớn chúng ta đều coi đó là một ấn tượng khó phai.


    [​IMG]

    VÍ DỤ CỤ THỂ

    Trong thời đại của bạn, bạn có biết Ca sĩ nhỏ khuấy động thế giới trẻ thơ lúc bấy giờ - bé Xuân Mai không? Bạn có cảm thấy là những Ca sĩ “bấy bi” hiện nay không dễ thương, giọng ca không trong trẻo bằng bé Xuân Mai không? Đối với phái nam theo dõi môn thể thao quốc tế - Bóng đá – từ lâu, có phải bạn cảm nhận cầu thủ hiện nay đá không hay bằng hồi xưa đúng không? Chắc hẳn ít nhất bạn cũng từng nghĩ rằng lối đá thời nay thiếu chiến thuật, các cầu thủ sử dụng “diễn” trên sân quá nhiều hay họ thiếu tinh thần ở bộ môn thể thao này,… Đối với phim hoạt hình hiện nay, có thể hiệu ứng đẹp hơn, nét vẽ mượt hơn nhưng lại không ý nghĩa và mang lại cảm xúc như xưa. Dễ thấy nhất là quá trình thay đổi diễn viên ở các series truyền hình dài tập, chúng ta thường khó chấp nhận thành viên mới hoặc có hành động “bỏ phim” khi nhân vật cũ bị đổi,… Thực tế, có khả năng do “Thời nay” càng ngày thua kém “Thời xưa” thiệt, nhưng chắc chắn một điều rằng đại đa số đã lấy cái “Thời xưa” làm chuẩn và chất lượng bị tụt giảm theo thời gian ấy là do chính tâm lý của con người chúng ta – đó là một trong những biểu hiện của Hiệu Ứng Vịt Con hay được gọi là Imprinting (Tâm lý ấn tượng).

    Về trải nghiệm cá nhân của riêng mình, thật sự đến nay có xuất hiện nhiều bộ phim hoạt hình mà người ta thường nhân hóa động vật đế chúng có thế đánh đàn, làm việc, đan len, âm mưu toan tính, thậm chí “quýnh nhau” như “Mèo Oggy và những chú gián tinh nghịch” hay “ấu trùng tinh nghịch”,…thì không thể nào qua mặt được loạt series nổi tiếng của Mèo và chuột “Tom and Jerry”. Ngoài ra mình có xem chương trình ăn khách vui nhộn của VIệt Nam “Chạy đi chờ chi” vừa kết thúc phần 1, nghe thông tin phần 2 bị thay thế 1 số thành viên là mình lại …. hết muốn coi. Có thể đã quá quen với “cái cũ” mà mình không thể tiếp nhận được “cái mới” hay tại Hiệu Ứng Vịt Con? Hoặc đó là một trong những biểu hiện của Hiệu Ứng ấy?
    Nguồn: Vietnamnet

    [​IMG]

    TỰ THOÁT KHỎI “LỒNG CHIM”

    Tóm lại, Hiệu Ứng Vịt Con nhìn chung không có gì nguy hiểm cả, tuy nhiên hiện tượng tâm lý này khiến con người không muốn chấp nhận và làm quen với những thứ mới mẻ hay sự thay đổi. Chúng ta khó để đón nhận cảm xúc mới, thử thách mới vì đã có một khuôn khổ hoàn hảo nhất định rồi. Bức tường ấy ngăn ta thoải sức sáng tạo và có cái nhìn khách quan hơn với cái mới. Do đó, bản thân trong mỗi chúng ta hãy đón nhận cơ hội mới với tâm lý rằng “ Đó sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị”. Bởi không có gì là mãi mãi cả, nếu không thay đổi định kiến và trau đồi, phát triển bản thân mỗi ngày, bạn sẽ tụt hậu rồi cứ lẩn quẩn vĩnh viễn ở cái lồng chim do chính bản thân tạo ra. Bên cạnh đó, bạn nên cố gắng vượt qua cảm xúc ban đầu để tiếp nhận những điều mới mẻ nhé!

    Chia sẻ từ: Hiệu ứng vịt con – một khuôn khổ chuẩn mực (hoovada.com)
    #hoovada #hoivadap
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi OanhTrinh0810
    Đang tải...


Chia sẻ trang này