Hóa chất thúc chín trái cây độc cỡ nào?

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi methaonguyen177284, 27/12/2014.

  1. methaonguyen177284

    methaonguyen177284 mẹ là tất cả

    Tham gia:
    12/9/2009
    Bài viết:
    3,883
    Đã được thích:
    1,066
    Điểm thành tích:
    823
    Hiện tại, tất cả những loại thuốc thúc chín hoa quả trên thị trường đều chưa được cấp phép. Người lái buôn và buôn bán hoa quả thấy cái lợi trước mắt nên vẫn sử dụng tràn lan dẫn tới người tiêu dùng “vừa ăn, vừa lo”.

    Thuốc kích chín không được cấp phép

    Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, hiện tại, các loại thuốc thúc chín hoa quả vẫn chưa có trong danh mục thuốc được phép sử dụng của Bộ nên có thể nói việc sử dụng các loại thuốc thúc chín hoa quả như đu đủ, mít, xoài… là bất hợp pháp. Trước đó, theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ NN&PTNT, thuốc ép chín xuất hiện trên thị trường được nông dân trồng trái cây hay sử dụng để thúc chín còn gọi là thúc tố có thành phần chủ yếu là chất ethephon, tinh thể màu trắng, rắn, tỷ lệ hòa tan rất tốt.

    Phần lớn các sản phẩm bán trên thị trường hiện nay là các ống thuốc rất bé bằng ngón tay út đựng hóa chất này. Đây là chất không gây ung thư được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào nhóm D.Hoạt chất ethephon có tên thương mại là Ethrel nhưng đây cũng không phải là tên chính thức.

    [​IMG]

    Khi gặp nước, ethephon chuyển thành etylen – một hoocmon thực vật giữ vai trò chính trong quá trình chín và quá trình già hóa của cây trồng và nông sản, nên khi phun vào cây, quả, ethephon xâm nhập vào tế bào, bị nước có trong tế bào phân hủy thành etylen. Căn cứ trên việc khảo sát dư lượng ethrel trong thực phẩm, viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ xác định việc ethrel đi vào cơ thể qua thực phẩm là an toàn nếu liều lượng mỗi ngày không vượt quá mức cho phép 0,05 mg/kg cân nặng. Với khối lượng của một người là 60kg thì lượng ethrel cho phép dung nạp hằng ngày là 3mg.

    Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ethrel không phải là một chất “cực độc” hay “cực nguy hiểm” nhưng lại có những độc tính nhất định. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy liều gây chết dùng qua đường ăn uống là LD50 > 2.000mg/kg. Nghĩa là với liều lượng ethrel 2.000mg/kg có thể tiêu diệt 50% các loài động vật thử nghiệm trong một thời gian nhất định (thường là 4 giờ). Ethrel có hại đối với da và mắt, rất dễ kích ứng làm đỏ mắt, xót mắt, ăn mòn da, gây sưng, đỏ da.

    Vẫn tiềm ẩn nguy cơ

    Theo điều tra của phóng viên, hóa chất ethrel được bày bán công khai, tràn lan ngoài thị trường, hầu hết có nguồn gốc ở chợ biên giới từ Trung Quốc chuyển về, thường có giá 4.000 đồng/2 lọ, mỗi lọ 2ml, nhưng dùng được với số lượng hoa quả rất lớn, chỉ cần tiêm nửa lọ thuốc này vào phần cuống mít non, đu đủ xanh, chỉ sau vài giờ đến 1 – 2 ngày sẽ chín đều, có mùi thơm nồng như thông thường.

    Nhiều chuyên gia lo lắng, ở nhiều nước trên thế giới, chất này đã bị cấm sử dụng trong việc chế biến, bảo quản trái cây. Nếu phun hoặc nhúng chất vào hoa quả này sẽ tạo ra dư lượng, dễ gây ngộ độc cho người ăn. Nguy hiểm hơn, ethrel tác dụng với thành phần nitơrat trong quả sẽ tạo ra chất etylenglycol dinitrat - một chất rất độc, hàm lượng cho phép là dưới 0,3mg/m3.

    Trong khi đó, nhiều nông dân sử dụng hóa chất tràn lan theo kiểu "truyền miệng" như hiện nay, chỉ cốt cho quả chín mà không hề biết đến hàm lượng an toàn.

    GS.TS Nguyễn Quang Thạch, Khoa Công Nghệ Sinh học, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam nhận định: “Hiện nay, thông tin về loại hoá chất tồn tại ở thể lỏng được người nông dân sử dụng để kích chín cho hoa quả vẫn rất mù mờ. Hãng nào sản xuất? Có thật sự tinh khiết không? Những tạp chất gây độc hại khác nếu có là gì? Khuyến cáo thời gian, liều lượng sử dụng như thế nào? Thời gian từ khi dấm đến khi người tiêu dùng sử dụng bao nhiêu lâu thì an toàn?".

    “Thuốc kích chín của Trung Quốc chủ yếu nhập vào Việt Nam không chính ngạch và cũng không có bất kì giấy tờ hướng dẫn nào nên có thể coi là một hình thức gian lận thương mại. Thứ hai, với các loại hoá chất này không hề được dịch hoặc có các giải thích về nguồn gốc xuất xứ dẫn đến sự lo ngại của cộng đồng là dễ hiểu.

    Các cơ quan quản lý nhà nước phải sớm có biện pháp quản lý chặt chẽ về nguồn gốc cũng như thành phần hoá chất trong loại thuốc kích thích hoa quả chín nhanh có xuất xứ từ Trung Quốc để người tiêu dùng bớt đi phần nào tâm lý lo ngại thay vì hoang mang như hiện nay. Trong khi chờ đợi điều đó diễn ra, không cách nào khác, người tiêu dùng phải tự ý thức bảo vệ mình trước những nguy cơ từ các loại hoa quả được kích chín nhanh trái quy trình”, TS Ngô Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội lo ngại.

    Xuân Ngọc
    Nguồn: Dân Trí
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi methaonguyen177284
    Đang tải...


  2. mehoatrau

    mehoatrau Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    14/3/2014
    Bài viết:
    7,994
    Đã được thích:
    848
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Hóa chất thúc chín trái cây độc cỡ nào?

    mình thấy bây giờ nhiều hóa chất quá! sợ
     
  3. cindyvn

    cindyvn CubiMart- Make mum life easier

    Tham gia:
    24/11/2012
    Bài viết:
    5,069
    Đã được thích:
    1,000
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Hóa chất thúc chín trái cây độc cỡ nào?

    hic, hầu hết trái cây ngoài chợ đều dấm chín bằng thuốc. Nhà mình toàn ăn trái cây nhà, mẹ toàn dấm bằng nhang lên vẫn yên tâm hơn.
     

Chia sẻ trang này