Tranh luận: Hoa Mắt Với Các Kiểu Nước Chấm Có “hương Vị" Nước Mắm

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi goldenfrog, 14/4/2019.

  1. goldenfrog

    goldenfrog Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/2/2019
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Rất nhiều loại nước chấm có "hương vị" nước mắm được bày bán trên thị trường đang khiến người tiêu dùng đau đầu lựa chọn sản phẩm có chất lượng.

    [​IMG]
    Quá nhiều sản phẩm được gọi chung là nước mắm khiến người tiêu dùng hoang mang. Ảnh: DN

    Khó phân định

    Nước mắm truyền thống là kết quả của quá trình ủ và lên men từ cá với muối, là cách làm từ hàng ngàn năm nay của người dân Việt Nam. Còn nước chấm công nghiệp là sản phẩm do cơ sở chế biến mua một phần nước mắm truyền thống rồi pha chế với các loại hóa chất, hương liệu tạo mùi nhân tạo ra (tất nhiên có đăng ký chất lượng với cơ quan chức năng).

    >> Xem thêm: Nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp nên chọn loại nào?

    Qua tìm hiểu phóng viên được biết, hiện trên thị trường, nhiều thương hiệu đang được quảng cáo là nước mắm song không nêu hàm lượng đạm cụ thể trong mỗi sản phẩm, thay vào đó, nhà sản xuất liệt kê thành phần với hàng chục loại hóa chất. Khi lựa chọn sản phẩm, người tiêu dùng thường chỉ căn cứ vào giá thành sản phẩm hay đơn giản là thói quen, không để tâm phân biệt được đâu là sản phẩm nước mắm chất lượng, đâu là sản phẩm công nghiệp.

    Trên thị trường có nhiều sản phẩm được quảng cáo là nước mắm song thực chất chỉ nên được gọi là nước chấm công nghiệp nhưng vẫn thu hút được người tiêu dùng bởi ngôn từ "có cánh" như sản phẩm có hương cá hồi thượng hạng, hàng cao cấp, sản xuất từ những cá cơm thơm ngon nhất. Nhưng sự thật về chất lượng của các sản phẩm này lại nằm trên bao bì với khoảng 20 loại hóa chất được liệt kê như chất điều vị, chất điều chỉnh độ axit, phẩm màu, chất bảo quản, hàm lượng ni tơ toàn phần, gia vị ngọt tổng hợp...,.

    Nhiều sản phẩm chỉ là nước chấm song vẫn ghi là nước mắm với thành phần có là “tinh cốt cá” và “hương cá” khiến người tiêu dùng lầm tưởng sản phẩm nước mắm được chế biến chính từ cá biển. Những sản phẩm này có giá từ 30.000 đến 50.000 đồng/sản phẩm tùy theo khối lượng, thậm chí có thương hiệu chỉ khoảng 30.000 đồng/lít.

    Khái niệm về sản phẩm đang gây khó người tiêu dùng lựa chọn nước mắm.

    Thử làm một khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm hương nước mắm V.D..., phóng viên gọi đến chi nhánh giao dịch của cơ sở cung cấp dịch vụ tại đường Phan Trọng Tuệ, TP Hà Nội, nhân viên tiếp thị cho biết đây là sản phẩm đang được nhiều người lựa chọn bởi khi sử dụng sản phẩm, các món ăn sẽ có mùi nước mắm cá hồi đặc trưng, thơm ngon. Giá của sản phẩm chỉ là 350.000 đồng/1 lít.

    Tuy nhiên khi phóng viên hỏi về thành phần của loại hương nước mắm này thì nhân viên không ngần ngại cho rằng là "hương liệu" (hóa chất-PV). Vậy là một sản phẩm chỉ đơn thuần là hóa chất tạo hương cũng đang được quảng cáo như sản phẩm có thể thay thế các loại nước mắm truyền thống và mặc nhiên có mặt trong bếp của các bà nội trợ.

    Ngoài sản phẩm nêu trên, trên thị trường hiện còn rất nhiều loại sản phẩm với tên hương nước mắm như sản phẩm có tên V.M... với hàng chục vị hương liệu đặc trưng của nước mắm truyền thống như cá cơm, hải sản, cá ngừ, cá nục, cá ba sa, cá thu, cá trích. “Chỉ cần khách có nhu cầu loại cá gì, cơ sở đều có hương nước mắm của loại đó để phục vụ”, nhân viên tiếp thị nêu.

    Tránh "lập lờ đánh lận con đen"

    Thực tế hiện nay cho thấy, nước mắm dù có độ đạm cao hay thấp, dù được chế biến từ hương liệu với mức độ khác nhau vẫn đang từng ngày từng giờ có mặt trên bàn ăn của hàng triệu gia đình Việt. Do đó, cần có quy chuẩn rõ ràng để phân biệt và phải bắt đầu chính từ khái niệm trước khi tính tới quy chuẩn.

    >> Xem thêm: Hương liệu thực phẩm dạng lỏng, bột - Nên sử dụng loại nào?

    Ông Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, việc một sản phẩm được gọi là nước mắm với thành phần cá cơm, muối biển, song nhà sản xuất lại không ghi rõ hàm lượng bao nhiêu phần trăm là cách đánh đố người tiêu dùng. “1% cá cơm khác với 10% trong một sản phẩm nước mắm. Chưa kể, ngay cả các chuyên gia, khái niệm nước mắm, nước chấm còn đang tranh cãi thì hỏi sao người tiêu dùng đang hoang mang không biết nên sử dụng loại sản phẩm nào”, ông Thịnh nêu.

    Đặc biệt, qua tìm hiểu phóng viên được biết, một số sản phẩm nước mắm trên thị trường không ghi độ đạm trên bao bì mà thay bằng “hàm lượng protein” (số gram protein trong 100 ml nước mắm) để đánh lừa người tiêu dùng. Song protein không phải là độ đạm, để quy đổi ra độ đạm, phải lấy lượng protein có trong 1000 ml chia cho 6.25. Như vậy, nhiều sản phẩm quảng cáo hàm lượng protein cao nhưng thực chất hàm lượng đạm chỉ ở mức trung bình, hoặc thấp. Chưa kể, một số đơn vị sản xuất còn thay thế thông số đạm tổng số bằng thông số đạm amin (thường cao hơn nhiều) để đánh lừa người tiêu dùng.

    Còn theo bà Trần Thị Dung, chuyên gia về nước mắm, thay vì sử dụng các sản phẩm nước mắm được làm từ cá, muối biển, do cách quảng cáo "lập lờ đánh lận con đen" của một số DN mà khiến người tiêu dùng lại phải sử dụng các loại phụ gia thực phẩm pha trộn được gọi dưới cái tên là nước mắm công nghiệp hay nước chấm với hàng chục loại chất hóa học.

    Do vậy, vị chuyên gia này kiến nghị nếu không rạch ròi khái niệm nước mắm và nước chấm để có chuẩn mực phân biệt thì chính cơ quan quản lý cũng gặp khó trong quá trình thanh, kiểm tra và bản thân người tiêu dùng cũng sẽ bị đánh lừa. Tuy nhiên, để phân biệt giữa nước mắm- nước chấm cần có tiêu chính xác về từng thành phần, tỷ lệ tương ứng, không nên dựa hoàn toàn vào độ đạm bởi các nhà sản xuất nước chấm cũng có rất nhiều cách tăng độ đạm trong sản phẩm của mình.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi goldenfrog
    Đang tải...


Chia sẻ trang này