Nhiều khi người lớn hứa với trẻ nhưng có thể do quá bận rộn không nhớ, còn với đứa trẻ đó là lời vàng ngọc. Khi đứa trẻ mất lòng tin ở người lớn thì chẳng những tình thương yêu của nó giảm đi mà từ nay về sau, bất cứ lời dạy bảo nào cũng kém hiệu quả. Lời hứa phải được thực hiện: Việc không giữ lời hứa là sự nói dối gây mất lòng tin ở người đã hứa. Lời hứa của người lớn là biểu hiện của tình thương với nó. Nếu không giữ lời, đứa trẻ sẽ nghĩ mẹ không thương nó, chứ không bao giờ nghĩ rằng mẹ nó vì gặp khó khăn nào đó nên không giữ được lời hứa. Trước khi hứa với trẻ điều gì, người lớn phải nghĩ cho kỹ, tính đến việc thực hiện lời hứa một cách nghiêm túc, không hứa cho qua chuyện. Khi không thực hiện được lời hứa: nên xin lỗi trẻ nhưng cần tránh câu như: ''Mẹ hứa nhưng mẹ quên rồi''. Hay viện ra một cớ vô lý nào đó để tự thanh minh như ''Mẹ hứa đưa con đi công viên nhưng mẹ thấy hôm đó con đang bận chơi với bạn'' hoặc ''Kỳ này không đi thì kỳ sau đi, có sao đâu!''. Người lớn không được thất hứa với trẻ nhiều lần; chỉ nên hứa những việc rất cụ thể như: đưa đi chơi, mua đồ chơi, mua quần áo, mua sách... Không nên có những loại lời hứa nào: Không hứa sẽ thay đổi một hành vi hay thói quen nào đó của bản thân người lớn, như không được hứa: Ba sẽ không đánh con nữa, Mẹ sẽ không đi làm về muộn nữa, Ba sẽ không hút thuốc, không uống rượu.... vì loại lời hứa này rất dễ bị vi phạm. Khi hứa, nên chú ý: Nếu cảm thấy khó thực hiện 100% lời hứa thì không hứa. Khi đã hứa mà sau đó cảm thấy không thể giữ lời hứa thì cần nói sớm điều ấy cho đứa trẻ biết vì sao. Không đợi trẻ hỏi: ''Sao mẹ hứa mà không làm'' rồi mới xin lỗi. Đã một lần không giữ lời hứa thì lần tiếp theo, khi đã hứa, phải khắc phục mọi khó khăn để thực hiện cho bằng được. (Theo GĐ&XH)
Hay viện ra một cớ vô lý nào đó để tự thanh minh như ''Mẹ hứa đưa con đi công viên nhưng mẹ thấy hôm đó con đang bận chơi với bạn'' hoặc ''Kỳ này không đi thì kỳ sau đi, có sao đâu!''. Chắc là phải học lại cách hưá thôi nhocty ạ ,chị hay viện cớ định đi rồi thấy con mãi chơi quá tưởng không thích đi nữa bây giờ trể rồi bưã khác đi thế là nó phụng phịu mẹ hứa rồi mà..... Đọc bài của em mới thấy mình bậy thiệt và lơì hứa đối vơí tụi nó rất...rất quan trọng mà mình lại coi thường.Cám ơn nhocty nha :wink:
tôi nhĩ điều kiêng kỵ nhất đối với trẻ con là thất hứa và nói dối, như vậy sẽ làm mất lòng tin nơi trẻ. Tốt nhất là lỡ hứa rồi thì hãy cố gắng thực hiện. Tôi xin gởi câu chuyện này Tài Khoản Cảm Xúc Các bạn hẳn đã quen thuộc với ngân hàng tài chính. Ở đó, khi mở một tài khoản, người ta gửi vào một số tiền, đến lúc cần có thể rút ra để sử dụng. Trong quan hệ với mỗi người thân, bạn bè, hoặc đồng nghiệp, bạn có thể mở một tài khoản, chúng ta tạm gọi đó là “tài khoản cảm xúc”. Mỗi khi bạn thể hiện lòng tin, sự lắng nghe, sự tôn trọng và cảm thông, hoặc khi cùng hợp tác với người đó, bạn đã gửi vào “tài khoản cảm xúc” một số tiền. Và trong cuộc đời sẽ có những lúc bạn phải rút ra, như câu chuyện mà tôi sẽ kể cho bạn dưới đây. Hôm đó, tôi đang viết trong phòng đọc sách ở nhà, đề tài về tính kiên nhẫn. David – đứa con trai mười tuổi của tôi – cùng mấy đứa bạn đang đùa giỡn ngoài hành lang trước phòng khách. Thỉnh thoảng, tiếng la hét của chúng khiến tôi có cảm giác không thể chịu đựng lũ trẻ được nữa. Bất ngờ tôi nghe tiếng đập cửa phòng tắm và giọng của David la lớn: - Để anh vào! để anh vào! Tôi vội vã rời phòng đọc sách và gặp David gần hành lang phòng khách. - Con biết là con quấy rầy cha đến mức độ nào không? Cha không thể tập trung để viết vì những tiếng động con gây ra. Bây giờ, con về phòng ngay và ngồi ở đó suy nghĩ nhũng việc con làm vậy có đúng không. David lặng lẽ đi về phòng nó, tiếng đóng cửa khá mạnh. Trên đường trở về phòng mình, tôi khám phá những gì đang xảy ra. Mấy đứa trẻ chơi đá banh ở hành lang nhỏ, và một đứa bị bạn huých khuỷ tay vào miệng. Máu chảy ra nhiều nên đứa bạn đặt nó nằm xuống. David chạy vội đến phòng tắm để lấy khăn. Nhưng lúc đó, em gái David đang ở trong phòng nên không thể cho vào. Nhận ra mình không hiểu đủ tình hình và phản ứng quá vội vã. Tôi đến phòng David định nói lời xin lỗi. Khi tôi vừa mở cửa, David nói ngay với tôi: - Con sẽ không tha thứ cho cha! - Tại sao vậy con trai, thật tình cha không biết con đang cố gắng giúp bạn của con. - Bởi vì tuần trước cha đã làm điều tương tự như vậy. David nói vẻ như không còn kiểm soát cảm xúc được nữa. Hình như tôi đã rút hết tiền từ trong “tài khoản cảm xúc” với David từ tuần trước. --Hết--
Ôi cảm ơn cadao về bài viết hay quá. Chuyện hứa với trẻ nhỏ thì mẹ pyky đây tuân thủ triệt để. Con trai lớn của mình có một trí nhớ rất tốt, vì vậy việc thực hiện lời hứavới con lại càng phải quan tâm hơn nữa. Ngay cả khi "quýnh" qúa, lỡ hứa đại một việc gì ngay cả mình cũng không thích cháu làm (chẳng hạn như vừa mới mua ô tô đồ chơi rồi ngày mai lại đòi mua xe tăng.,.... hay coi TV lúc ăn...) mình vẫn phải cắn răng thực hiện ngay sau khi cháu đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Vì vậy bây giờ cháu đặc biệt tin tưởng Mẹ và một khi Mẹ đã nói cái gì "có" là có , "không" là không cho nên không nhõng nhẽo hay mè nheo đòi cái gì nữa.