Hà Nội: Học nấu ăn tốt nhất cùng bếp trưởng TRƯƠNG CÔNG LỆ

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi blacklabelremi, 16/2/2012.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    NẤU ĂN

    6 NGUYÊN DO ẨM THỰC VIỆT NAM LÀNH MẠNH NHẤT THẾ GIỚI

    Dù có vẻ khá giống với ẩm thực các nước láng giềng, ví dụ như Thái và Trung Quốc – Ẩm thực Việt Nam vẫn có những điểm đặc trưng khác biệt.

    Các món ăn Việt có vẻ chịu ảnh hưởng nhất định của Pháp và Trung Quốc, nhưng được chế biến độc đáo, đặc biệt có nét riêng. Hầu hết các món ăn Việt Nam được chế biến bằng phương pháp luộc, nướng hoặc hấp. Dầu được thay bằng nước và nước dùng, được sử dụng khá hạn chế. Số lượng lớn rau và rau gia vị được dùng nhiều trong các món ăn không chỉ giúp ích cho cân nặng mà còn có thể kháng bệnh.

    Những lợi ích rõ rệt của món ăn Việt Nam bao gồm:

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Gỏi cuốn (Hình minh họa)

    1. Không chứa gluten

    Những người bị hội chứng khang gluten có thể an tâm ăn món Việt Nam. Gạo được trồng phổ biến ở Việt Nam và là thành phần chính trong các bữa ăn. Sợi bún, mì được làm từ gạo và bột gạo thay vì từ lúa mì như các nước phương Tây, do đó không chứa gluten.

    2. Có khả năng chống lão hóa

    Số lượng rất nhiều các loại rau, rau gia vị, hải sản được dùng trong món ăn Việt Nam cung cấp cho bạn đầy đủ lượng vitamin E, A cần thiết.

    Vitamin E là chất chống oxy hóa, có khả năng làm giảm ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời trên làn da. Nó cũng có thể chống lại các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa chúng làm tổn hại đến da. Vitamin A được biết đến như chất giữ da mạnh khỏe, làm lành các vết thương.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    3. Tăng cường sức đề kháng

    Hầu hết nước dùng trong món ăn Việt Nam cần hàng giờ để chuẩn bị, và chúng rất giàu vitamin, chất khoáng, bao gồm folate, sắt, magiê và vitamin C, B3, B6.

    Tất cả các chất dinh dưỡng này đều hỗ trợ chống mệt mỏi, kiệt sức. Các loại canh, súp với rau và hải sản chứa các chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng như vitamin A, B1, kẽm, đồng, magiê và kali.

    4. Giúp giảm cân

    Thực phẩm Việt Nam nói chung thường ít calo và giàu chất xơ giúp bạn no lâu hơn. Nhiều món ăn, đặc biệt là gỏi cuốn, xà lách theo mùa chứa rau gia vị và các loại gia vị đặc biệt thay vì dầu và sữa như các món phương Tây.

    Việt Nam cũng dồi dào các chủng loại trái cây để làm món tráng miệng thơm ngon. Đường cọ được dùng phổ biến trong món ăn Việt có chỉ số glycemic thấp hơn đường thường, tốt cho sức khỏe hơn.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]



    5. Hỗ trợ cho tiêu hóa

    Các món ăn Việt Nam có hương vị không nồng, dùng rất nhiều gia vị như bạc hà, rau mùi, rau mùi và lá hồi. Các loại thảo mộc này giúp hỗ trợ tiêu hóa và chống các loại bệnh gây sưng viêm nguy hiểm.

    6. Lành mạnh hơn hầu hết các nền ẩm thực khác

    Món ăn Việt Nam không được chế biến nhiều bằng phương pháp chiên (như món ăn Trung Quốc), hoặc dùng quá nhiều nước cốt dừa (như món ăn Thái).

    Các loại thảo mộc tươi ngon giúp món ăn Việt có hương vị đặc trưng độc đáo và cũng ít calo hơn so với các nền ẩm thực khác. Trong thời đại béo phì trở thành vấn nạn mới toàn cầu, ẩm thực Việt Nam là một lựa chọn lành mạnh mới.

    Học nấu ăn

    Dạy nấu ăn

    Trung tâm dạy nấu ăn Sao Mai
    Cơ sở 1:
    Số 112, ngõ 32 A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Cơ sở 2: Số 3, ngõ 32A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Điện thoại: 0462958528 - Hotline: 0988046637
    Email: letc@daynauansaomai.com.vn - Website: daynauansaomai.com.vn
     
    Sửa lần cuối: 8/3/2018
  2. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    HỌC ĐẦU BẾP

    DỪA - LINH HỒN CỦA ẨM THỰC BẾN TRE

    Người ta vẫn gọi dừa là đặc sản Bến Tre như một lối nói thông thường, quen miệng, song thực chất, dừa có vị trí cao hơn thế trong nền ẩm thực của vùng đất phía Nam sông nước này.

    Ở đây dừa không chỉ là loại nguyên liệu thơm ngon, dồi dào, hay món hàng xuất khẩu có giá trị cao, nó đã đi vào đời sống Bến Tre như một điều thiết yếu hết sức tự nhiên. Không có nơi nào mà dừa chiếm vị trí độc tôn trong đời sống sinh hoạt nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng như Bến Tre, từ thân tới lá, từ hoa tới quả đều cung cấp nguyên liệu quý giá để ra đời những món ăn thơm ngon, độc đáo.

    [​IMG]
    Dừa Bến Tre đa dạng về chủng loại, riêng giống dừa xiêm đã có xiêm đỏ, xiêm vàng, xiêm xanh, xiêm lửa,...đặc biệt là dừa sáp đặc ruột, béo ngậy như kem. Ảnh hưởng của dừa đến ẩm thực Bến Tre còn phải kể đến hệ thống thủy hải sản sản sinh dưới những mương rạch của rừng dừa: cá bống dừa, cua, tôm càng xanh, tép, hến,...kết hợp vô cùng ăn ý với vị ngọt ngọt bùi bùi của loại trái cây vàng miền nhiệt đới này, tạo nên nét đặc sắc và sự phối hợp hài hòa giữa từng nguyên liệu trong ẩm thực Bến Tre.

    Đôi nét về ẩm thực từ dừa

    Trong căn bếp nhỏ bé đơn sơ của mình, người dân Bến Tre tận dụng từ gốc tới ngọn của cây dừa để tạo nên những đặc sản nức tiếng, song nổi bật nhất là những nguyên liệu chính như:

    Nước dừa

    Nước dừa là nguyên liệu dễ tìm và luôn luôn có sẵn, dùng trực tiếp như loại nước giải khát là đã đủ giải tỏa cái oi bức ngày hè. Nước dừa cũng được sử dụng rộng rãi trong việc chế biến các món kho, ram, chiên, nướng, điển hình nhất là thịt kho tàu, tép rang dừa, cá kho nước dừa, mắm chưng nước dừa, cái ngọt thanh tao của thịt cá đồng quê hòa quyện với độ béo ngậy tạo nên một ấn tượng khó phai cho món mặn Bến Tre.

    [​IMG]
    Cá trê kho nước dừa

    Nhưng "siêu sao" trong các món ăn từ nước dừa tươi lại chính là cơm dừa, cái tên thoạt nghe không có gì đặc biệt. Song để có được một trái dừa ngập cơm, hạt nào hạt nấy tròn lẳn bóng loáng, người đầu bếp phải tốn trên dưới 2 tiếng đồng hồ cùng rất nhiều công sức tỉ mẩn trong việc lựa chọn nguyên liệu lẫn chế biến. Làm cơm dừa nhất thiết phải có gạo ngon đã được vo sạch bằng nước dừa tươi, nấu trong trái dừa xiêm to tròn không sứt sẹo, còn đầy nước. Gạo nấu ngay trong trái dừa, ngấm nước cho tới khi ráo cạn, chín đều, không sống sượng hay nhão, từng hạt béo ngậy mùi dừa và tỏa hương thoang thoảng. Cơm dừa ngon nhất khi ăn nóng với tôm chấy mằn mặn, giòn giòn.

    [​IMG]
    Cốt dừa

    Cốt dừa là nguyên liệu chủ chốt trong các món ăn của Bến Tre, đặc biệt là món ngọt. Cốt dừa Bến Tre béo ngậy, bùi mà ngọt nhẹ, thoảng mùi thơm,...góp mặt trong hầu hết các món chè, bánh. Nếu như chè Hà Nội có hương hoa nhài dịu dàng và vị đỗ xanh thoảng qua đầu lưỡi, thì nét tinh túy trong ẩm thực ngọt Bến Tre chính là nước dừa. Kết hợp cùng các nguyên liệu cây nhà lá vườn như khoai lang, khoai sọ, bí ngô, đậu đen, đậu đỏ, người dân Bến Tre đã "nhào nặn" ra hàng trăm loại chè đặc sắc "đã ăn là ghiền".

    [​IMG]
    Chè thưng (chè bà ba) - món chè tiêu biểu của Bến Tre

    Ngoài chè, các loại bánh trái từ nước cốt dừa cũng hấp dẫn không kém nhờ hương vị ngọt ngào béo ngậy và màu sắc bắt mắt. Chỉ với một chút biến tấu với nước cốt dừa, những món bánh ngọt thông thường như bánh bò, bánh ít ngọt, bánh khoai mì,...đã có thêm chút dấu ấn Bến Tre với nền ẩm thực độc đáo. Tiêu biểu là món bánh bò dừa nướng với lớp vỏ giòn giòn và mùi cốt dừa thơm ngậy, hòa quyện cùng cái sật sật của cơm dừa bào bên trong.

    [​IMG]
    Bánh bò dừa nướng

    Củ hủ dừa

    Không chỉ sử dụng những nguyên liệu quen thuộc như cốt dừa, nước dừa, người dân Bến Tre còn tận dụng từng bộ phận trên cây dừa vào việc sáng tạo ẩm thực - một trong số đó là củ hủ dừa. Củ hủ dừa là phần lá mầm non của cây dừa, giòn mà không dai, vị béo bùi đặc trưng. Nhắc đến củ hủ dừa là nhắc đến món gỏi củ hủ dừa tôm thịt, công thức khá giống gỏi ngó sen nhưng hương vị béo ngậy hơn, đi cùng chút chua chua của phụ gia tạo ra một món ăn chơi lai rai vừa bùi bùi đầu lưỡi lại không hề ngán ngấy.

    [​IMG]
    Người dân Bến Tre cũng dùng củ hủ dừa để "biến hóa" cho các món ăn quen thuộc, tiêu biểu là bánh xèo củ hủ dừa. Người ta có thể thay hẳn hoặc kết hợp củ hủ dừa với giá trong nhân bánh, thêm vị ngọt thanh ngầy ngậy cho món bánh vốn đã đầy đủ mặn chua cay, tạo ra một nét biến tấu đậm chất Bến Tre.

    [​IMG]

    Được xem như xứ dừa của Việt Nam, có người vẫn đùa rằng "Bến Tre" nên đổi thành "Bến Dừa" mới phù hợp. Quả thực, dưới những tán dừa xanh rì mát rượi, một nét văn hóa ẩm thực độc đáo đã được hình thành mà không cần cầu kì phức tạp về nguyên liệu - chính là văn hóa ẩm thực xứ dừa với những món đặc sản tận dụng từ chính loài cây quen thuộc, gắn bó với đời sống của con người.


    Trung tâm dạy nấu ăn Sao Mai
    Cơ sở 1:
    Số 112, ngõ 32 A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Cơ sở 2: Số 3, ngõ 32A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Điện thoại: 0462958528 - Hotline: 0988046637
    Email: letc@daynauansaomai.com.vn - Website: daynauansaomai.com.vn
     
    Sửa lần cuối: 8/3/2018
  3. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    HỌC LÀM ĐẦU BẾP

    THIÊN ĐƯỜNG SỮA HOKKAIDO CỦA NHẬT BẢN
    Nhắc đến sữa và các chế phẩm từ sữa, người ta thường nghĩ đến mối quan hệ mật thiết giữa nguyên liệu béo ngậy thơm ngon này với ẩm thực ăn bánh mì, uống sữa tươi đặc trưng của phương Tây. Thế nhưng ngay tại đất nước vùng Đông Bắc Á là Nhật Bản, sữa cũng đóng vai trò to lớn không kém trong thói quen ăn uống hàng ngày, dẫu đây không phải là một nét văn hóa ẩm thực truyền thống mà chỉ thật sự được du nhập và trở nên phổ biến tại Nhật khoảng cuối thế kỉ 19.

    [​IMG]
    Thời đại Minh Trị cùng chính sách thoát Á, khuyến khích mở cửa để giao lưu và học hỏi phương Tây vẫn là cột mốc tối quan trọng trong việc hình thành nên một Nhật Bản vững mạnh, giàu có, hiện đại, đồng thời pha trộn căn cốt văn hóa Á Đông với âm hưởng ngoại lai từ phương Tây. Đời sống ẩm thực cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của trào lưu thân Châu âu. Sự giao thoa hai yếu tố Đông - Tây từ thời đại Minh Trị đã đưa sữa – một nguyên liệu đặc trưng của ẩm thực Tây phương – đường hoàng vào đời sống ẩm thực Nhật Bản.

    [​IMG]
    Cụ thể hơn, trong nỗ lực mở cửa và thoát Á của mình, chính quyền Nhật Bản đã khởi xướng ra phong trào thay đổi chế độ dinh dưỡng trong trường học, cắt giảm tinh bột và tăng cường thịt, trứng, sữa mà họ cho là khoa học và bổ dưỡng hơn cả. Người Nhật cũng mang niềm tin rằng chính thói quen ăn uống trên đã tác động đến sự phát triển của não và tạo ra lớp người Tây phương, vốn đang được xem như văn minh và tiến bộ hơn họ.


    Chế độ ăn uống đề cao sữa và các chế phẩm sữa này được gọi là bunmeikaika, trong đó các nguyên liệu đều đóng vai trò như kusurigui – thực phẩm chữa bệnh, dưới sự ủng hộ của nhà nước và các minh chứng khoa học xác đáng, ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội Nhật Bản.

    Công nghiệp chăn nuôi và chế biến sữa bò thú vị ở Hokkaido

    Chiếm 50% sản lượng sữa và 90% pho mát nội địa lẫn xuất khẩu của Nhật Bản, đảo Hokkaido bé nhỏ lại gánh trên vai trách nhiệm khổng lồ trong việc tạo nên bản sắc văn hóa ẩm thực xứ Phù Tang. Quay trở lại với cuộc “cải cách ẩm thực” đã nói ở trên, cũng vào giai đoạn đỉnh cao của đợt cải cách này, Hokkaido đã được chính phủ lựa chọn để trở thành trung tâm công nghiệp chăn nuôi và sản xuất sữa bò của cả nước.

    Một loạt động thái đầu tư tại Hokkaido đã tạo ra chuỗi các doanh nghiệp sữa và chế phẩm sữa từ những năm 1876, và đến nay ngành công nghiệp này ở Hokkaido đã tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lẫn xuất khẩu của nước Nhật. Dãy nhà hàng Hokkaido dairy farm milk trên toàn cầu hay Bảo tàng Lịch sử công nghiệp sữa tươi là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của hình thức kinh tế này tại Hokkaido.
    .

    [​IMG]
    Mặc dù sở hữu một đế chế công nghiệp “hoành tráng” đến vậy, nhưng khi đến thăm những cơ sở chăn nuôi bò sữa ở Hokkaido, bạn sẽ bất ngờ bởi hình thức chăn thả rất tự do và dân dã. Không có nhiều nhà máy hay khu chăn nuôi bò sữa mà thay vào đó là các trang trại tư nhân đầy đủ tiện nghi.

    Điều này bắt nguồn từ đặc trưng địa lý của Hokkaido, là vùng đất tươi tốt và trù phú, khí hậu tương tự các vùng ôn đới rất thích hợp cho bò, dê, cừu sinh sống, và quan trọng hơn, là những thảo nguyên xanh mướt ngút ngàn hay các thung lũng rộng lớn giữa những dãy núi đã tạo ra không gian chăn nuôi tự nhiên vô cùng lý tưởng cho bò sữa ở Hokkaido.

    [​IMG]
    Chính hình thức chăn nuôi ít nhốt chuồng cho pháp gia súc phát triển một cách hoang dã và thoải mái nhất đã tạo ra hương vị vô cùng tươi mới ở sữa Hokkaido. Hương vị sữa nơi đây luôn giữ nguyên độ tươi ngon như vừa mới vắt, cùng sắc thái thanh nhẹ chỉ có ở loài bò trên thảo nguyên đã trở thành một thương hiệu độc quyền. Ngày nay, kể cả những chai sữa Hokkaido đã được pha thêm vụ gia như chocolate hay vanilla vẫn chinh phục được người tiêu dùng bởi vị ngon tự nhiên tuyệt vời không lẫn đi đâu được

    [​IMG]
    Đặc sản từ sữa của Hokkaido

    Sữa tươi là sản phẩm trọng yếu của công nghiệp thực phẩm Hokkaido, nhưng ẩm thực Hokkaido lại trở nên nổi tiếng bởi những chế phẩm từ sữa đa dạng và đặc sắc hơn là nguyên liệu gốc của chúng. Do việc vận chuyển xa xôi sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến vị tươi ngon đặc trưng của sữa, các nhà sản xuất đã nghĩ ra cách bảo quản hương vị “ăn tiền” này bằng việc dùng sữa chế biến thành nhiều món ăn mặn ngọt khác nhau, vừa đảm bảo giữ nguyên cái tươi mát và thanh thoát của sữa Hokkaido, vừa tạo ra cho hòn đảo Hokkaido chuỗi đặc sản hấp dẫn đầy màu sắc.

    [​IMG]
    Pho mát Hokkaido là món ăn rất thịnh hành ở Nhật, cũng nằm trong số những đặc sản hàng top tại Hokkaido. Khác với pho mát phương Tây, loại pho mát này nhẹ nhàng hơn ở cả hình thức, kết cấu lẫn hương vị. Thưởng thức pho mát Hokkaido, bạn sẽ không thấy cảm giác đặc quánh béo ngậy mà thay vào đó là một kết cấu lỏng mịn, đôi khi xốp mềm, tan chảy ngay trên đầu lưỡi, với một chút vị mặn, ngọt, béo hòa quyện thoáng qua rất dịu dàng.

    [​IMG]

    Pho mát Hokkaido rất được ưa chuộng trong công thức pizza kiểu Nhật – một sự kết hợp thú vị giữa món ăn nhanh Âu Mỹ với phong cách ẩm thực tao nhã, thanh đạm của Nhật Bản

    Bên cạnh pho mát thì kem tươi Hokkaido là đặc sản số một không thể bỏ qua của vùng đất đảo trù phú xanh tốt này. Món kem đặc sắc đến nỗi, bỏ qua quá trình vận chuyển đường dài, nó vẫn phủ sóng trên khắp thế giới và để lại dấu ấn khó quên cho thực khách. Quá trình sản xuất kem từ sữa Hokkaido luôn tuân thủ theo nguyên tắc giữ nguyên độ tự nhiên tươi mát của nguyên liệu gốc, từ chối hoàn toàn việc sử dụng chất tạo màu hay hương liệu thực phẩm.

    [​IMG]
    Kem tươi Hokkaido vì thế khá ít vị, nhưng mỗi hương kem đều truyền tải một đặc trưng ẩm thực Nhật Bản thông qua những nguyên liệu như quýt, vải, xoài, mè đen, trà xanh… Độ dẻo mịn của chất kem Hokkaido không thua kém ông hoàng galeto ở Ý, bên cạnh đó sự thanh thoát đến từ sữa tươi miền đồng cỏ đã biến kem Hokkaido trở thành món bơ sữa hiếm hoi “ăn hoài không chán”.

    [​IMG]
    Không chỉ có đồ ngọt, sữa Hokkaido còn tham gia vào công thức của những món chính và hoàn thành xuất sắc vai trò của một nguyên liệu “đinh” tạo nên ấn tượng riêng cho đặc sản nước Nhật. Công thức bánh mì của phương Tây đã được vùng đất Hokkaido “cải tiến” thành công thức Hokkaido milk loaf đặc biệt hơn nhiều.

    [​IMG]
    Bánh mì sữa Hokkaido lập tức gây được ấn tượng bởi hương sữa thơm nhẹ ngào ngạt khi vừa mới đưa ra khỏi lò, sữa tươi nguyên chất chiếm tỉ trọng hơn 1/10 nguyên liệu bánh, chưa kể đến các chế phẩm từ sữa khác. Nhân bánh rất chất lượng, đặc quánh và dẻo mịn như bơ chứ không phồng to do bột nở, kết hợp cùng lớp vỏ vàng nâu vừa phải thật sự sẽ đem lại một trải nghiệm ẩm thực khó quên cho bất kì ai.

    [​IMG]
    Là một hòn đảo bao bọc bởi biển xanh dữ dội và hung hãn, vùng đất Hokkaido lại có một vẻ đẹp dịu dàng và thanh bình đến không ngờ với những cánh đồng xanh mướt nơi đàn bò đang gặm cỏ. Cũng chính từ những thảo nguyên tươi tốt này mà Hokkaido đã đem lại cho ẩm thực Nhật Bản nguyên liệu sữa bò tươi mới và tự nhiên, như một nét điểm xuyến độc đáo bên cạnh những loại hải sản hay thịt đỏ. Ngày nay, ngành công nghiệp thực phẩm từ sữa của Nhật Bản đã phát triển lan rộng ra toàn cầu, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức hương vị đồng quê Hokkaido tại bất cứ cửa hàng đồ ngọt Nhật Bản nào. Nhưng được thưởng thức đặc sản sữa tươi Hokkaido trên chính vùng đồng xanh gió lộng này luôn là một trải nghiệm đáng để thử đấy!

    Trung tâm dạy nấu ăn Sao Mai
    Cơ sở 1:
    Số 112, ngõ 32 A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Cơ sở 2: Số 3, ngõ 32A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Điện thoại: 0462958528 - Hotline: 0988046637
    Email: letc@daynauansaomai.com.vn - Website: daynauansaomai.com.vn
     
    Sửa lần cuối: 8/3/2018
  4. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    TRUNG TÂM DẠY NẤU ĂN SAO MAI

    CÁCH TRANG TRÍ LÀM MÓN ĂN THÊM HẤP DẪN

    Để có 1 món ăn ngon, không chỉ là ngon qua cảm nhận của vị giác, mà còn thông qua những cảm nhận của thị giác nữa. Do đó ngày nay bạn có thể bắt gặp rất nhiều món ăn, thức uống được trang trí ăn độc đáo và bắt mắt ở rất nhiều nơi, từ những nhà hàng sang trọng cho đến những tiệm bánh, tiệm cafe.

    1. Trình bày món ăn đẹp trên đĩa

    Thực tế, những đầu bếp chuyên nghiệp đều sử dụng các loại gia vị có trong món ăn để chế biến. Thí dụ như món cá không thể thiếu thì là trong nguyên liệu trình bày. Món cà tím không thể thiếu tía tô... Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, bạn có thể biến đổi theo ý thích của mình, không nhất thiết phải theo những quy tắc nhất định. Mỗi loại đĩa, mỗi loại thực phẩm có một cách trình bày riêng, tùy từng kiểu đĩa mà bạn trang trí sao cho phù hợp.

    Đĩa tròn

    Đa phần các gia đình đều sử dụng đĩa tròn để đựng món ăn. Đây là loại đã có cách trình bày đơn giản và đa dạng nhất. Bạn có thể sử dụng cách tập trung trang trí tại một góc đĩa, cũng có thể trang trí chung quanh đĩa. Cách trang trí này làm nổi bật món ăn bên trong. Trong cách trang trí, ta có thể kết hợp sắc xanh của dưa chuột với mầu đỏ của cà chua, mầu vàng của cà rốt. Cách trang trí tròn chung quanh làm cho đĩa có vẻ sâu hơn, đựng được nhiều đồ ăn hơn. Cách trang trí phân bố đều các trảng mầu quanh đĩa, không làm mất đi diện tích của đĩa. Với cách trang trí này, bạn có thể thay thế những bông hoa cà rốt bằng cà chua anh đào. Dưa chuột bày thành hình trái tim không thu hẹp diện tích của đĩa mà còn làm cho món ăn có vẻ đầy đặn hơn. Bạn nên dùng cách trang trí này cho những món xào, món nộm.

    [​IMG]

    Nộm miến hải sản Thái Lan

    Đĩa bầu dục

    Thông thường, người ta sử dụng đĩa bầu dục để bày các món cá. Cá được đặt dọc theo thân đĩa, tập trung chủ yếu trong lòng đĩa. Vành đĩa bên ngoài và phía đầu cá thường trống nên việc trang trí nên tập trung ở đó. Cách trang trí tròn này che bớt khoảng trống thừa bên ngoài đĩa mà không làm mất đi giá trị của món ăn. Việc trang trí tập trung tại một điểm trên đĩa làm nổi bật hơn món ăn được trình bày trong đĩa. Trong cách trang trí này, bạn có thể đặt lên mặt thức ăn, tuy nhiên, nên tránh quá nhiều, che kín thức ăn. Trang trí tạo thành một dải bên cạnh đĩa cũng hay, bạn nên dùng cách này với các món rau.

    Đĩa vuông hoặc chữ nhật

    Với các loại đĩa này, bạn không nên dùng rau, củ quả trang trí theo hình vòng cung hoặc hình tròn vì nó sẽ tạo ra các góc trống trên đĩa, tạo cảm giác món ăn không được đầy đặn. Với hai loại đĩa này, bạn nên trang trí dọc theo lòng đĩa hoặc theo các đường viền xung quanh.

    [​IMG]

    Cơm cuốn hải sản

    Đĩa lá

    Với đĩa lá, bạn chỉ nên trang trí ở một góc đĩa bởi đĩa có các điểm gẫy, khó đẹp. Bạn chỉ nên tập trung trang trí ở cuống lá. Đĩa này nên sử dụng để đựng các món chiên.

    2. Nghệ thuật làm "ngon" con mắt

    Một món ăn được trình bày đẹp không chỉ nằm ở việc sắp đặt trên bàn tiệc, mà phụ thuộc ngay từ khâu ban đầu là lựa chọn mua thực phẩm, ví dụ mua rau phải tươi, non thì ăn mới ngọt (người có kinh nghiệm lấy móng tay bấm sẽ biết rau mới và non ra sao).

    Nếu phải sử dụng rau khô hay rau mua về bỏ tủ lạnh, rau bán ở siêu thị thì khó có thể trình bày một món ăn cho bắt mắt, đảm bảo ngon và đầy đủ dinh dưỡng. Các thứ củ (cà rốt, củ cải, khoai tây, su hào, bắp cải…) cũng không nên mua loại đã để lâu ngày vì chúng không đảm bảo dinh dưỡng, có thể bị biến chất, dễ làm biến đổi vị ngon của món ăn.

    Tương tự, các loại thịt cá cũng phải tươi, mới, vừa đảm bảo dinh dưỡng, lại dễ chế biến cũng như trình bày. Ngoài ra, việc xắt, chặt cũng rất quan trọng. Phải xắt sao cho miếng thức ăn vừa đủ lớn, không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình đun nấu và nấu xong thì trở nên bắt mắt, tạo cảm giác muốn được thưởng thức ngay cho thực khách.

    [​IMG]

    Bò nướng lá lốt

    Vật liệu dùng để trang trí trên bề mặt (hành, ngò, cà chua, dưa leo, hành tây, cà rốt…) có vai trò rất quan trọng vì không chỉ tạo cảm giác tươi mới, mà còn phải phù hợp với món ăn (món nào phải cho hành, món nào cho ngổ hay món nào dùng rau răm, tía tô, rau thơm khác). Chỉ riêng trái ớt cũng có rất nhiều cách cắt tỉa trình bày, lúc thì xắt lát, lúc tỉa hoa, khi lại để nguyên trái.

    Cũng là tô canh, nhưng hành hoa thì rải thế nào và những cọng ngò phải đặt ra sao, rau răm phải nhuyễn cỡ nào mới dậy mùi và tăng thêm phần hấp dẫn, rồi rau ngổ phải xắt nhỏ và đều đến mức nào… Với món hấp hành thì để nguyên phần củ của hành lá, với tô bún bò, phở, mì quảng thì phải chẻ ba, chẻ tư…

    [​IMG]

    Cá kho tộ

    Món ăn ngon mắt còn tính đến việc hài hòa màu sắc, sao cho món ăn được nổi bật, kích thích vị giác thực khách. Bên cạnh đó phải tính đến việc tạo dáng cho món ăn, chủ đạo là gì, trang trí ra sao, sắp xếp theo thứ tự nhỏ, to thế nào…

    Một yếu tố cũng quan trọng không kém là vật dụng chứa đựng thức ăn. Cũng là món cá chiên nhưng với cá chiên giòn hay chiên xù nguyên con thì dùng dĩa bầu dục, cá chiên từng lát thì dĩa tròn…

    Khi làm cơm gà, món gà luộc xé phay thì dùng dĩa tròn, gà chặt miếng có thể dĩa tròn hay bầu dục tùy theo cách bới cơm (nếu bới cơm kiểu xới ra dĩa thì dứt khoát phải dùng dĩa tròn, còn bới cơm thành chén rồi úp xuống dĩa thì có thể dùng dĩa tròn hay dĩa bầu dục). Nói chung, quan trọng nhất của đĩa cơm gà là làm sao nổi bật được phần gà, cơm vừa phải và thêm vài lát cà chua, dưa leo, vài cọng rau ngò… để tăng phần hấp dẫn.

    [​IMG]

    Nộm sứa

    Biết trình bày rau tươi cho các món ăn cũng dễ làm đẹp bàn ăn. Chẳng hạn dưa leo trong món xíu mại xốt cà chua có thể được cắt tỉa theo hai cách và bày trong một dĩa. Phần dưa nhỏ thì đặt xíu mại, phần trái lớn thì tỉa hoa, có cà chua làm nhân. Khoai tây xắt cả mỏng lẫn dày để trình bày trên dĩa đựng món thịt bò khoai tây tùy theo hình dáng dĩa tròn hay bầu dục…

    Với món mực hấp, cũng là mực hấp có ớt, nhưng có nhiều cách trình bày khác nhau, có thể là mực được chẻ hoa, cũng có thể cắt khoanh…

    Khi bài trí bàn tiệc, tránh việc bày biện nhiều làm rối mắt, tạo cảm giác mới nhìn đã thấy no, nhưng nếu ít quá, lơ thơ quá thì lại không hấp dẫn, dễ gây thất vọng cho thực khách.

    Trung tâm dạy nấu ăn Sao Mai
    Cơ sở 1:
    Số 112, ngõ 32 A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Cơ sở 2: Số 3, ngõ 32A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Điện thoại: 0462958528 - Hotline: 0988046637
    Email: letc@daynauansaomai.com.vn - Website: daynauansaomai.com.vn
     
    Sửa lần cuối: 8/3/2018
  5. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    TRUNG TÂM DẠY NẤU ĂN

    PATBINGSU – VỊ CỨU TINH MÁT LẠNH CHO MÙA HÈ

    Patbingsu là một món đồ ngọt đến từ Hàn Quốc. Với sự đa dạng về nguyên liệu và hương vị mát lạnh cực hợp mùa hè, patbingsu thực sự là một món ăn lý tưởng để thưởng thức trong ngày nóng.

    Món ăn giải nhiệt truyền thống

    Ít người biết rằng khí hậu Hàn Quốc mang nhiều đặc trưng của vùng nhiệt đới nóng ẩm hơn những người anh em Đông Bắc Á như Nhật Bản hay Trung Quốc. Mùa hè ở Hàn oi ức và khắc nghiệt không kém ở Việt Nam, từ đó sản sinh ra hệ quả tất yếu là một dòng văn hóa ẩm thực mùa hè hết sức phong phú và đặc sắc. Một trong số đó là công thức đá bào đủ vị patbingsu vốn đã nổi tiếng toàn cầu như đại diện tiêu biểu của ẩm thực Hàn Quốc bên cạnh kimchi, kimbab hay tteokbokki.

    [​IMG]
    Sự xuất hiện đầu tiên của patbingsu đã được ghi nhận ngay từ thời đại Josean khi người Hàn cải biên món cháo đậu đỏ truyền thống cho phù hợp với khí hậu nóng bức ngày hè bằng cách…trộn sốt đậu ngọt với tuyết vụn. Món ăn vặt này mau chóng phổ biến trong dân gian và đã biến hóa đến công thức đá bào công phu với 5-6 nguyên liệu khác nhau như ngày nay. Tuy nhiên, cái tên patbingsu vẫn được giữ nguyên nhằm phản ánh hai nguyên liệu sơ khởi làm nên nét riêng của món đá bào Hàn Quốc: đậu đỏ (pat) và bánh nếp (bingsu) – một dạng viên bánh từ nếp đem hấp lên gần giống như mochi của Nhật, nhưng ít dai hơn.

    [​IMG]
    Ngoài sốt đậu đỏ, bánh nếp và đá xay, patbingsu biến tấu thời hiện đại còn thêm vào công thức truyền thống này hàng loạt nguyên liệu “ngoại lai” tạo nên sự bất ngờ thú vị cho từng cốc đá bào. Hầu hết patbingsu ngày nay ở Hàn lẫn các quốc gia khác đều không thể thiếu một viên kem mát lạnh, chút sữa đặc hoặc sữa tươi, trái cây nhiệt đới đủ vị cùng các nguyên liệu khác có vẻ “không liên quan” như sữa chua, hạt ngũ cốc, marshmallow, hạt điều, hạnh nhân….

    Nhìn chung, với tính chất dễ kết hợp tùy theo sở thích của người chế biến và thưởng thức, patbingsu đã trở thành món đá bào thập cẩm có thể dể dàng ứng dụng trong bất kì nền ẩm thực nào, không riêng gì Hàn Quốc. Thực chất, patbingsu là cái tên đã được đưa vào chuỗi nhà hàng thực phẩm công nghiệp của phương Tây như McDonalds đấy!

    [​IMG]
    Trăm kiểu patbingsu trên toàn thế giới

    Rất khó để đưa ra một công thức chuẩn mực cho patbingsu bởi ngay tại quê hương Hàn Quốc, món ăn này cũng được phối hợp rất ngẫu hứng tùy sở thích từng người. Tuy nhiên, hương vị đặc trưng của patbingsu vẫn được nhận ra nhờ phần đá bào nhuyễn mịn như tuyết được ngoài qua đường sữa ngọt lịm, kết hợp cùng đậu đỏ béo ngậy và bánh bột deo dẻo. Dưới đây hãy cùng nhau nghía qua vài loại patbingsu điển hình và phổ biến số một hiện nay nhé!

    [​IMG]
    Patbingsu trái cây

    Muốn biến một công thức tráng miệng trở thành món ăn của mùa hè bằng thao tác đơn giản nhất? Hãy thoải mái cho thêm các loại trái cây nhiệt đới vào! Công thức patbingsu dành riêng cho ăn vặt mùa hè thường được biết đến nhiều nhất nhờ dáng vẻ rực rỡ “bảy sắc cầu vòng” từ các loại trái cây. Thông thường, patbingsu sẽ kết hợp 1 đến 2 loại trái cây và viên kem đi kèm sẽ mang hương vị tương ứng: patbingsu dâu tươi ăn cùng kem dâu, patbingsu chuối - kiwi có viên kem chuối ở trên,… Thế nhưng, được ưa chuộng nhất hiện nay vẫn là patbingsu trái cây thập cẩm cùng chút kem vani chân phương ngọt ngào, hấp dẫn mọi người không chỉ bởi vẻ ngoài bắt mắt mà còn nhờ hương vị thật sự rất phong phú và đặc sắc.

    [​IMG]
    Patbingsu trà xanh

    Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa đặc trưng ẩm thực Hàn – Nhật với công thức đậu đỏ đá bào cùng nguyên liệu matcha thanh nhã. Màu sắc xanh mướt mát dịu của một cốc patbingsu trà xanh ngay lập tức thu hút ánh nhìn của thực khách vào ngày hè oi ả, chưa kể đến hương vị trà và dưa gang cực “hợp rơ” với nhau trong việc giải nhiệt cơ thể tức thì. Lớp đầu tiên của patbingsu trà xanh là viên kem matcha mát lạnh, kế đó ta có đá xay trộn đường sữa, sốt đậu đỏ, bánh nếp tẩm bột trà cùng vài lát dưa gang tươi cũng… màu xanh bên cạnh, dù chỉ mang một màu sắc chủ đạo và không hề rực rỡ như những loại patbingsu khác nhưng đá bào trà xanh kiểu Hàn vẫn là một công thức thú vị luôn được săn đó vào mùa hè. Ở Hàn, người ta gọi món này là “nokcha patsu”, với chữ “nokcha” là biến thể từ “matcha” trong tiếng Nhật, chứng tỏ mức độ gần gũi và phổ biến của công thức tráng miệng này với người dân bản địa.

    [​IMG]
    Patbingsu cà phê

    Trái ngược với các loại đá bào gắn liền với nguyên liệu đậm chất Á Đông như trái cây nhiệt đới hay trà xanh, patbingsu cà phê đem đến sự trải nghiệm của âm hưởng phương Tây đậm đặc trong một công thức Châu Á truyền thống. Hương vị cà phê ngòn ngọt, đăng đắng chi phối toàn bộ công thức bởi ngay từ khâu trộn đá bào, thay vì sử dụng đường, sữa hoặc siro như thông thường, người ta sử dụng cà phê đen hoặc cà phê sữa tùy sở thích ăn ngọt của thực khách. Viên kem cũng có hương vani hoặc cà phê, sốt đậu đỏ cùng bánh nếp thường được giảm bớt và đôi khi không có, thay vào đó là sốt chocolate nóng nhảy, hạt điều hoặc hạnh nhân béo ngậy giòn tan.

    [​IMG]
    Sự bùng nổ của văn hóa Hàn Quốc không chỉ đem lại nguồn âm nhạc, phim ảnh giải trí dồi dào và hấp dẫn cho toàn cầu, mà còn góp vào sơ đồ ẩm thực thế giới những món ăn đặc sắc, mau chóng phát triển thành các trào lưu ẩm thực rầm rộ ở khắp mọi nơi. Mùa hè này, bạn hãy thử tự chế cho mình một tô patbingsu độc đáo phản ánh khẩu vị cá nhân từ chính công thức sơ khởi của patbingsu Hàn Quốc vừa thơm ngon, dễ làm lại dễ kết hợp này nhé!

    Trung tâm dạy nấu ăn Sao Mai
    Cơ sở 1:
    Số 112, ngõ 32 A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Cơ sở 2: Số 3, ngõ 32A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Điện thoại: 0462958528 - Hotline: 0988046637
    Email: letc@daynauansaomai.com.vn - Website: daynauansaomai.com.vn
     
    Sửa lần cuối: 8/3/2018
  6. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    HỌC NGHỀ BẾP Ở ĐÂU?

    HƯƠNG VỊ BÚN VIỆT

    Nếu ai đã từng có dịp đi qua 3 miền đất nước và thưởng thức các món bún, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy sự đa dạng rất thú vị về ẩm thực Việt Nam được thể hiện trong món ăn bình dị này. Sự pha trộn khéo léo cùng với việc phong phú về nguyên liệu đã tạo nên các món bún nổi tiếng làm say lòng người ở ba miền.

    Bún bò Huế

    Dừng chân nơi xứ Huế, ta có cảm giác thời gian như dần lắng đọng. Vào buổi chiều bên sông Hương, đâu đây có tiếng ngâm nga những câu thơ từ những gánh hàng rong:

    Ôi chao mê lắm bún bò ơi
    Ngồi " quất " hai tô sướng đã đời !
    Gân nạc thái thăn ăn thích quá
    Thịt giò hầm kỹ xực mê tơi
    Cong cong bao cọng bún tươi trắng
    Lấm chấm chút màu ớt đỏ ngời
    Đặc sản bình dân người xứ Huế
    Quá ngon thấy bán khắp nơi nơi!


    [​IMG]
    Theo một nguồn tài liệu, tô bún bò được xem là một biểu tượng của văn hóa Huế vì đây cũng là một sự “dấy nghĩa” trong truyền thống nấu ăn khi cho bò nổi heo chìm trong cùng một nồi, trộn lẫn hai tính chất mâu thuẫn “bò nấu thì teo, heo nấu thì nở” thành một thể hài hòa. Một điều đặc biệt trong chế biến món ăn này đó là người Huế dùng sả để "chuyên trị" thịt bò thay vì dùng ngũ vị hương như ở miền Bắc.

    [​IMG]
    Miếng thịt bò trong tô bún luôn được thái mỏng nhìn rõ những thớ gân trắng trong tương phản màu sắc bên những cọng bún to sợi, tròn trắng ngần như những đồng bạc hoa xòe. Lớp váng nước lèo sả bằm, ớt xào chung với hạt điều vàng óng sóng sánh phủ lên bề mặt tô bún thật hấp dẫn, thêm chút hành lá và nhất là một gốc xả nấu chín cho đậm đà hương sắc là điều không thể thiếu trong tô.

    Nấu bún bò quan trọng nhất là phải biết kiên nhẫn, muốn ngon và nước trong thì chớ để lửa to, chịu khó hớt bọt, không nên ngâm sả lâu trong nước bún vì sẽ như vậy sẽ làm cho nước dùng chát. Nước dùng của bún bò Huế ngon ở sự kỳ công trong cách chế biến, xương được ninh nhừ trong nhiều giờ đồng hồ, lại thêm giò heo, thịt bò, đường trắng hầm cùng tạo nên vị ngọt vừa thơm vừa dịu.

    Bún tôm Bình Định

    Bún tôm Phù Mỹ, Bình Định có từ khá lâu. Những người già kể lại rằng, ngày xưa đầm Châu Trúc rất nhiều tôm cá, người dân đánh bắt và đem muối mắm hoặc phơi khô để ăn dần. Nhưng rồi ăn mãi cũng chán, người ta chuyển qua chế biến tôm tươi để nấu nước ăn với bún. Từ đó, món bún tôm ra đời và trở thành một món ăn đặc trưng nơi xứ biển.

    [​IMG]
    Tôm tươi sau khi được “tuyển” bỏ vào cối giã cho đến khi mềm nhuyễn rồi được ướp với các loại gia vị để tạo hương vị. Nhiều người sành ăn còn cho thêm lòng đỏ trứng gà và một ít rượu trắng để cho màu sắc của tôm thêm đậm đà đẹp mắt. Gạo để làm bún cũng phải được chế biến công phu, được ngâm theo một công thức riêng sao cho khi xay ra thành bột phải đảm bảo“trắng - mịn - dẻo”. Sợi bún làm ra phải không được quá mềm, không được quá dai và còn phảng phất hương vị của gạo.

    [​IMG]
    Tô bún ngon vừa có cái vị ngọt thanh của tôm tươi, vị ngọt đậm đà của bún, mùi thơm đặc trưng của lá quế, vị cay xè của ớt kim, vị chua chua của chanh, tất cả tạo nên một mùi vị rất riêng.

    Bún thang Hà Nội

    Theo những người sành ăn, bún thang là một món phối trộn của vị – sắc và hương. Có người nói sở dĩ gọi là “bún thang” bởi lẽ các nguyên liệu trong đây được chắt chiu, sửa soạn đến hàng tiếng đồng hồ với đầy đủ các chất dinh dưỡng nên “thang” có nghĩa là “thang thuốc bổ”. Nhưng lại có người cho rằng, cái tên bún thang bởi bát bún được làm giống như là bốc thuốc vậy, mỗi thứ một ít, một ít rồi hợp lại thành một hương vị rất riêng, ngọt và đậm chất bổ dưỡng.

    [​IMG]
    Quả thật, cách chế biến bún thang rất cầu kỳ. Nước dùng của bún phải yêu cầu đủ độ trong và ngọt thanh. Sự tổng hợp của nước luộc gà, thêm chút tôm tươi, nấm hương thơm, hành tím và gừng nướng sẽ giúp món ăn dậy mùi hấp dẫn.

    [​IMG]
    Ở một số hàng, người nấu còn dùng cả mực khô hoặc sá sùng, một loại giun cát nổi tiếng ở vùng Quảng Ninh, Hải Phòng để nước dùng thêm ngon ngọt. Khi ăn có thể cho thêm chút dấm, ớt, mắm tôm hoặc chấm một chút tinh dầu cà cuống.

    Việt Nam là đất nước của lúa gạo, con người lớn lên cùng hạt gạo, nền văn hóa của ta cũng từ hạt gạo mà phát triển ra. Các món bún gạo trên khắp mọi miền đất nước, tuy mỗi nơi một vẻ, được nấu lại theo một cảm nhận riêng, nhưng đều đọng lại ít nhiều cái tinh túy của tâm hồn ẩm thực người Việt

    Trung tâm dạy nấu ăn Sao Mai
    Cơ sở 1:
    Số 112, ngõ 32 A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Cơ sở 2: Số 3, ngõ 32A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Điện thoại: 0462958528 - Hotline: 0988046637
    Email: letc@daynauansaomai.com.vn - Website: daynauansaomai.com.vn
     
    Sửa lần cuối: 8/3/2018
  7. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    HỌC BẾP

    BÍ QUYẾT SỬ DỤNG GIẤM

    Giấm làm gia vị không thể thiếu trong bếp của người Việt. Sử dụng giấm gì vào lúc nào cần có kĩ năng. Hãy tham khảo nhé!

    [​IMG]

    Giấm là một trong những loại gia vị thường dùng trong bếp. Người ta làm giấm bằng cách lên men những chất chứa cồn như rượu, bia hoặc rượu táo…

    Từ thời cổ đại, giấm đã được sử dụng trong nấu nướng. Loại gia vị này được ưa chuộng trong nhiều nền văn hóa ẩm thực khác nhau, từ Châu Á tới Châu Âu. Sau đây là những loại giấm phổ biến được dùng trong ẩm thực:

    1. Giấm trắng

    Loại giấm này thường được làm từ bã bia hoặc đường mật. Chúng có mùi vị, hương thơm khá mạnh và chủ yếu được dùng để ngâm chua các loại thực phẩm.

    2. Giấm mạch nha

    Giấm mạch nha được làm từ loại bia không mùi. Trong quá trình chế biến giấm, người ta cho thêm đường caramel vào để giúp giấm có màu sẫm hơn. Giấm mạch nha không thích hợp với những món ăn có mùi vị nhẹ vì loại giấm này có mùi khá hăng và vị hơi đắng. Giấm mạch nha thường được dùng để làm chua các loại rau xanh và trái cây. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để chế biến tương ớt.

    3. Giấm rượu

    Bất kỳ loại rượu nào cũng có thể dùng để làm giấm. Giấm rượu có mùi vị nhẹ hơn so với giấm mạch nha. Chất lượng rượu càng cao thì hương vị của giấm càng thơm ngon. Giấm rượu thường là thành phần không thể thiếu để chế biến các loại nước sốt.

    4. Giấm táo

    Giấm táo chính là gia vị lý tưởng giúp tạo ra độ chua ngọt cho các món ăn, chế biến nước sốt dành cho món rau trộn. Với thành phần chính là rượu táo, loại giấm này có mùi thơm nhẹ của táo và có tính a-xít ít hơn so với giấm rượu.

    [​IMG]

    5. Giấm gạo

    Rượu gạo là nguyên liệu để làm giấm gạo. Đây là loại giấm được ưa chuộng nhất trong cách nấu nướng của người Trung Quốc, đặc biệt là trong các món ăn đòi hỏi có vị ngọt và chua.

    6. Giấm thơm

    Về cơ bản, giấm thơm vẫn được chế biến từ giấm rượu nhưng có cho thêm một số thành phần khác để tạo mùi thơm như tỏi, chanh hoặc tiêu xanh…

    Khi chọn mua giấm ở chợ hoặc các cửa hàng thực phẩm, bạn nên đưa chai giấm ra ngoài ánh nắng để kiểm tra xem giấm có trong, sạch hay bị vón cục không.

    Thời hạn sử dụng của giấm khá lâu, có thể lên đến một năm (đối với hầu hết các loại giấm), ngoại trừ giấm thơm có thể bị hỏng sau khoảng một tháng kể từ thời điểm bạn mở nắp chai.

    Trung tâm dạy nấu ăn Sao Mai
    Cơ sở 1:
    Số 112, ngõ 32 A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Cơ sở 2: Số 3, ngõ 32A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Điện thoại: 0462958528 - Hotline: 0988046637
    Email: letc@daynauansaomai.com.vn - Website: daynauansaomai.com.vn
     
    Sửa lần cuối: 8/3/2018
  8. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    DẠY NẤU ĂN CHUYÊN NGHIỆP

    NƯỚC DÙNG NGON VỚI GIA VỊ

    Khi chế biến các món bún, miến hay các món canh thì nước dùng là một thứ không thể thiếu. Tuy nhiên để có nồi nước dùng ngon trước hết ở khâu gia vị cực kì quan trọng. Nếu sử dụng đúng gia vị bạn sẽ có nồi nước dùng có mùi vị đặc trưng thơm ngon.

    [​IMG]

    Bạn muốn đổi món cho cả nhà bằng phở, bún hay miến… nhưng để nấu nước dùng ngon là một nhẽ, các gia vị bỏ cho nước dùng để có mùi đặc trưng không phải người nào cũng nắm được. Một vài bí quyết sau đây để các bạn có thể chế biến được nồi nước dùng đúng với hương vị ngoài hàng.

    Nước dùng bò

    - Nước dùng bò thường không thể thiếu các gia vị sau: quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô.

    - Để muốn có một nồi nước dung thơm ngon bạn phải nướng hành và gừng cho cho chín, nướng làm sao để đừng cháy vỏ, bởi chính lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước trong, màu đẹp, hoa hồi bẻ từng cánh, quế bẻ nhỏ, quả thảo lấy hạt vàng khô thơm dùng khăn chà xát cho sạch, giã, rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng.

    - Đặc biệt trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt, giữ được các tinh dầu thơm.

    [​IMG]

    Nước dùng gà

    - Nước dùng gà gia vị thường có bao gồm: hành, hạt tiêu đập giập, gừng, nấm hương, chân nấm. Nước dùng gà dùng ăn bún thang, bún gà, tần, các món canh…

    Nước dùng lợn

    - Nước dùng lợn các gia vị thường có bao gồm: hành tím, hạt tiêu, nấm hương. Nước dùng lợn thường dùng để nấu cháo hay nấu canh cho ngọt.

    Bí quyết cách khắc phục nếu nước dùng bị đục:

    - Bạn lấy 1 quả trứng tách lòng trắng và lòng đỏ, khi nước dùng nguội hãy đánh tan lòng trắng và cho vào nồi, bắc nồi lại lên bếp đun, vừa đun vừa khuấy đều thì các vẩn đục sẽ bám hết vào các sợi trắng trứng, nước sẽ trong trở lại.

    Hoặc có thể băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.
    - Nếu nấu nước gà bị đục, cho tiếp xương gà vào đun cũng làm nước trong và ngon hơn.

    Trung tâm dạy nấu ăn Sao Mai
    Cơ sở 1:
    Số 112, ngõ 32 A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Cơ sở 2: Số 3, ngõ 32A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Điện thoại: 0462958528 - Hotline: 0988046637
    Email: letc@daynauansaomai.com.vn - Website: daynauansaomai.com.vn
     
    Sửa lần cuối: 8/3/2018
  9. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    DẠY NẤU ĂN TẠI HÀ NỘI

    THƯỞNG THỨC CÁ TRÍCH NƯỚNG NGON RẺ PHỐ NGUYỄN KHANG

    Mỗi đĩa cá trích nướng dành cho gia đình nơi đây cũng chỉ có giá 50.000 đồng/đĩa.

    Nếu bạn tình cờ ghé quán ăn đặc sản xứ Nghệ và thử món cá trích nướng cuốn lá lốt, có lẽ bạn sẽ nhớ mãi không thôi. Món cá trích tưởng quen mà thành lạ. Quen là bởi đây là món ăn gần như xuất hiện thường ngày trong những gia đình gần miền biển Nghệ An. Tuy nhiên, cái tên cá trích có thể lạ đối với những người dân Bắc kỳ bởi loại cá này ít được bày bán ở các chợ ở Hà Nội.

    [​IMG]

    Cá trích nướng ăn kèm rau sống và nước mắm ngon.

    Cá trích là loại cá biển nhỏ, nhiều xương, mình dẹt, nhiều vảy nhưng lại có ưu điểm là khi nướng lên, thịt cá rất thơm và bùi. Theo lời chủ quán, cá trích nướng hoặc chiên đều rất ngon. Khi chiên, có thể kết hợp cá trích với lá sung hoặc lá lốt, chấm với gia vị muối, tiêu, chanh kết hợp. Khi đó, có thể ăn được cả xương cá mà không phải vất vả gỡ thịt vì thân cá đã được chiên giòn tan, phảng phấp vị béo ngậy và vị thơm của thịt cá.

    Còn cá trích nướng sẽ “làm khó” bạn chút vì phải gỡ xương, tuy nhiên, cá nướng có vị thơm của khói và giữ được vị tươi gần như nguyên vẹn của thịt cá.

    [​IMG]

    Món cá trích cỏ thể nhâm nhi kèm bánh đa Đô Lương, với nhiều vừng đen thơm ngon.

    Mỗi đĩa cá trích quấn lá lốt đầy đặn ở quán này được bán với giá chỉ 50.000 đồng/đĩa.

    Ngoài ra, quán còn có nhiều món đặc sản được chuyển từ Cửa Lò – Nghệ An với giá rất bình dân. Trong đó, mực hấp gừng hoặc sả là món ăn dễ “gây nghiện” nhất.

    [​IMG]

    Món mực hấp giúp bạn cảm nhận hết vị ngọt thịt của món ăn.

    [​IMG]

    Mực ở quán này là loại mực ống to, dày mình, khi hấp hoặc nướng lên, vị mực rất thơm ngon và giòn, sật. Ăn xong, xì sụp bát nước hấp ngọt lành vẫn còn cảm giác thòm thèm muốn ăn tiếp. Mỗi suất mực hấp 4 người ăn ở quán cũng chỉ có giá 120.000 đồng/tô.

    [​IMG]

    Mực nướng muối ớt cũng rất hấp dẫn.

    Ngoài ra, bạn có thể tận hưởng món đặc sản giá “mềm” như ngao hấp (45.000 đồng/tô); sò nướng mỡ hành (50.000 đồng/đĩa). Tôm biển tươi ngon được nướng hay hấp cho một nhóm hơn 4 người ăn cũng chỉ có giá 120.000 đồng/đĩa.

    [​IMG]

    Ngao hấp

    [​IMG]

    Sò nướng

    [​IMG]

    Tôm hấp

    [​IMG]

    Tôm nướng

    Địa chỉ quán: Đặc sản xứ Nghệ - 93B Nguyễn Khang – gần cầu 361, đối diện 856 đường Láng.

    Trung tâm dạy nấu ăn Sao Mai
    Cơ sở 1:
    Số 112, ngõ 32 A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Cơ sở 2: Số 3, ngõ 32A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Điện thoại: 0462958528 - Hotline: 0988046637
    Email: letc@daynauansaomai.com.vn - Website: daynauansaomai.com.vn
     
    Sửa lần cuối: 8/3/2018
  10. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    DẠY NẤU ĂN HÀ NỘI

    NHỮNG ĐẶC SẢN KHÓ LÀM NGƠ TỪ CHUỘT ĐỒNG
    Sau khi làm sạch, chuột được luộc chung với nước mưa. Chuột chín, vớt ra, để ráo, rồi xếp lên thớt, cho lá chanh lên trên. Dùng một cái thớt khác, lèn chặt cho chuột chảy bớt nước mỡ. Để như thế vài giờ rồi tách thớt, lấy chuột chặt nhỏ, rắc lá chanh lên trên. Món này khi ăn kèm muốn tiêu chanh, thịt thơm, ngọt, dai chắc như thịt gà.

    [​IMG]
    Chuột cống nhum (một loại chuột đồng) hấp lá chanh.

    [​IMG]
    Chuột đã được rải lá chanh, chuẩn bị ép nước. Ảnh: honda67
    Chuột đồng áp chảo

    Loại chuột thường dùng để áp chảo là chuột cống nhum. Sau khi làm sạch, chuột ướp với ngũ vị, tiêu, đường, tỏi, muối, bột ngọt, mật ong... Để khoảng 2-3 tiếng cho thịt thấm đều gia vị rồi chiên chín với chảo không dính hay chảo áo một lớp dầu mỏng. Chuột đồng áp chảo có vị thơm, ngon, béo ngậy không khác heo sữa nướng.

    [​IMG]
    Chuột đồng rang muối

    Sau khi làm sạch, chuột được chặt thành từng miếng nhỏ, ướp với hỗn hợp gồm muối, chanh, ngũ vị hương bột ngọt... cho thấm rồi rang chín trên lửa lớn. Món ăn này không chỉ có hương thơm khó cưỡng, vị đậm đà mà miếng thịt cũng dai mềm, săn chắc.

    [​IMG]
    Chuột xào sả ớt

    Chuột đồng làm sạch để ráo nước, ướp với sả ớt bằm nhuyễn, rồi thêm muối, bột ngọt, đường, nước mắm ngon. Đợi khoảng 30 phút cho gia vị ngấm rồi chiên trên lửa riu riu. Khi chiên, đảo đều để thịt chuột chín đều vàng. Món này có hương thơm của sả, cay nồng của ớt, béo ngậy của thịt, ăn cùng bánh tráng nướng hay cơm đều ngon.

    [​IMG]
    Ảnh: cantho.com

    [​IMG]
    Ảnh: Sổ tay du lịch
    Chuột quay lu

    Để chế biến món chuột quay lu phải chọn những chú béo múp. Chuột làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con cho vào lu, vừa quay vừa trở tay. Trong lúc quay, liên tục thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng thì chuột chín. Mở nắp lu, những chú chuột đồng chín vàng, mùi thơm hấp dẫn. Bày chuột ra đĩa, dùng kèm với muối tiêu chanh, rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo.

    [​IMG]
    Chuột nướng

    Thịt chuột sau khi thui rơm, làm sạch, ướp với muối hột, kẹp vào thanh tre nướng trên đống than đỏ rực. Khi chuột gần chín, trộn muối hạt, sả băm nhuyễn rang với ít mật ong phết lên trên. Khi ăn, xé từng miếng thịt chuột nướng nóng hổi, kẹp chung với các món rau răm, rau thơm, khế, xoài xanh, chuối chát, chấm muối sả.

    [​IMG]
    Chuột nướng. Ảnh: monngonmietvuon
    Chuột khìa nước dừa

    Chuột sau khi bắt về, bẻ răng, lột da rồi khoét một lỗ nhỏ dưới bụng, móc hết ruột ra. Sau đó, trộn hỗn hợp gồm hành tỏi, ngũ vị hương, đường, muối, bột ngọt dồn vào bụng chuột, rồi cho vào chảo, chiên chín. Khi chuột vàng đều, vớt khỏi chảo, xếp vào nồi, đổ nước dừa ngập thịt chuột, hầm lên lửa liu riu. Khi cạn nước, tiếp tục châm nước dừa, đun sôi rồi bắc xuống, cho đậu phộng rang chín vào. Món này ăn kèm với xá lách rau thơm, muối chanh tiêu hay nước chấm tỏi ớt.

    [​IMG]
    Ảnh: naungon
    Chuột nướng chao

    Chuột săn hay mua về, làm sạch, ướp cùng ngũ vị hương, tiêu, ớt, sả, đường, bột ngọt ướp cho ngấm. Độ 30 phút sau nướng chuột trên lửa than hồng. Chao bóp nhuyễn, trộn ít mỡ heo, phết từ từ lên mình chuột. Khi nướng, trở đi trở lại khi chuột chín vàng, giòn rụm. Món này dùng kèm rau thơm và chao.

    [​IMG]
    Ảnh: Giáo dục Việt Nam
    Chuột xào lăn

    Sau khi làm sạch, thịt chuột được chặt ra miếng nhỏ vừa ăn, ướp với bột cà ri, ngũ vị hương, sả, ớt. Bắc chảo mỡ phi hành tỏi rồi đổ thịt vào xào. Thịt vừa chín tới, rưới nước cốt dừa, gạt bớt lửa cho nước dừa ngấm đều vào thịt. Món này ăn nóng kèm với rau thơm, chuối non xắt mỏng.

    [​IMG]
    Ảnh: Master Chef 2013
    Chuột xào lá cách

    Chuột làm xong để ráo, mang băm nhuyễn, ướp cùng bột cà ri, tỏi, sả, đậu phộng rang vàng, đâm nhỏ, gia vị vừa ăn. Khử mỡ hành, tỏi, cho thịt chuột vào xào khô, khi chín cho lá cách xắt nhuyễn vào trộn đều, nhắc xuống. Món này ăn nóng kèm bánh tráng nướng.

    Ngoài các món trên, thịt chuột còn có thể chề biến thành hàng loạt món ngon như thịt chuột đông, chuột giả cầy, chuột rán, chuột xào chua ngọt, sốt cà chua, nhúng dấm, thịt nhồi chiên nướng, giò/chả chuột.

    [​IMG]
    Bí quyết để có các món ăn ngon từ thịt chuột.

    Nên chọn loại chuột đồng, chuột bãi và chuột lai nhím. Những con chừng 2-3 lạng là ngon nhất. Khi làm chuột, người chế biến ít khi dùng nước để rửa trực tiếp (nếu có thì chỉ rửa con vật trước khi làm thịt, cạo lông).

    Thông thường người ta sẽ thui, cạo sạch lông, mổ và loại bỏ lòng, đầu, những bộ phận nhỏ, rồi ướp gia vị. Người chế biến phải thật khéo tay, nhất là ở khâu mổ.

    Cách phân biệt chuột cống nhum (chuột đồng) với chuột cống: chuột đồng to nhưng có dáng dài, không béo, da chắc do phải vận động kiếm ăn nhiều. Còn chuột cống nhiều mỡ do sống dọc các hệ thống cống rãnh trên thành phố. Có thể săn chuột đồng quanh năm. Một số địa phương thường săn chuột từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch. Song ngon nhất, vẫn là chuột sau vụ gặt.

    Trung tâm dạy nấu ăn Sao Mai
    Cơ sở 1:
    Số 112, ngõ 32 A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Cơ sở 2: Số 3, ngõ 32A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Điện thoại: 0462958528 - Hotline: 0988046637
    Email: letc@daynauansaomai.com.vn - Website: daynauansaomai.com.vn
     
    Sửa lần cuối: 8/3/2018
  11. lovecat

    lovecat Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    10/5/2011
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    37
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Học nấu ăn tốt nhất - Nhận đặt tiệc - Cơm văn phòng

    Oánh dấu, hè cho con gái đi học
     
    blacklabelremi thích bài này.
  12. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    Ðề: Học nấu ăn tốt nhất - Nhận đặt tiệc - Cơm văn phòng

    Có rất nhiều lớp học cho cháu nhà chị học đấy ạ. Cám ơn chị nhé!
     
  13. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    HỌC NẤU ĂN HÀ NỘI

    NHỮNG GIA VỊ CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE
    Gia vị không chỉ làm tăng giá trị của món ăn hàng ngày mà nó còn tốt cho sức khỏe của bạn đó. So với trái cây và rau củ thì gia vị và thảo mộc chứa lượng chất chống oxy hóa cao hơn và cũng giàu chất phytonutrients, carotenoids, flavonoids hơn.

    Gia vị và thảo mộc đều có những lợi ích nhất định nhưng Amthuc365.vn sẽ giới thiệu đến các bạn đọc 7 loại “siêu” gia vị có khả năng tăng cường sức khỏe mà bạn nên thêm vào bữa ăn hằng ngày!

    1. Quế vàng

    [​IMG]

    Tiến sĩ Bazilian, tác giả cuốn sách The SuperFoodsRx Diet: Lose Weight with the Power of SuperNutrients cho biết quế vàng không những rất dễ thưởng thức mà còn có nhiều tác dụng. “Cho nửa muỗng hay 1 muỗng bột quế nghiền vào trà và khuấy đều, bạn sẽ được một tách trà ngọt và rất thơm. Bạn cũng có thể trộn ít quế vàng vào yogurt, cháo yến mạch và nước sinh tố thì giá trị dinh dưỡng sẽ tăng lên vượt bậc”.
    Cũng theo bà Bazilian, ngoài hiệu quả chống oxy hóa, nghiên cứu còn cho thấy quế vàng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng đường huyết và giảm cholesterol trong cơ thể.

    2. Lá thơm Oregano (thuộc họ bạc hà)

    [​IMG]

    Oregano cũng được xem như món salad, bởi chỉ cần một thìa bột lá Oregano cũng đủ cung cấp lượng chất oxy hóa tương đương với 3 bát súp lơ xanh thái nhỏ. Tuy nhiên, đừng vì thế mà không ăn súp lơ xanh nhé!

    Lá thơm Oregano là loại giàu dưỡng chất nhất trong các loại thảo mộc khô. Hơn nữa, bạn còn có thể sử dụng Oregano trong tất cả các món ăn. Các chuyên gia khuyên nên cho thêm lá Oregano vào món mì ống hay pizza, ngay cả khi dùng kèm với món sandwich pho mát cũng sẽ rất ngon. Cà chua thái mỏng sẽ rất ngon và có vị lạ khi trộn với lá thơm Oregano, một ít tiêu và dầu ô liu nguyên chất.

    3. Gừng

    [​IMG]

    Bạn có thể sẽ ngạc nhiên nhưng một muỗng bột gừng có chất chống oxy hóa tương đương một cốc rau chân vịt đấy! Gừng có thể được sử dụng trong cả món mặn và món ngọt.
    Để tăng thêm vị ngọt, loại gia vị cay này có thể được rắc lên trái cây tươi hay khuấy trong yogurt và kem đông lạnh.

    Đối với món mặn, gừng có thể được trộn với mật ong và sau đó đun sôi để tăng vị ngọt cho món cà rốt hấp hay cá hồi nướng. Các nhà khoa học cũng cho biết thành phần chất dinh dưỡng được tìm thấy trong gừng còn có tác dụng tăng cường tiêu hóa, giảm cảm giác buồn nôn và trị chứng cảm sốt.

    4. Ớt khô

    [​IMG]

    Loại gia vị có nguồn gốc từ ớt đỏ tươi này giúp tăng thêm vị cay và hương vị cho mọi món ăn. Tiến sĩ Bazilian cho hay: “Ớt cũng giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, tăng cảm giác no và đốt cháy chất béo bên trong cơ thể. Thêm một ít ớt vào nước sốt hay nêm vào món cá sẽ làm thay đổi hương vị món ăn một cách đáng kể.”

    5. Lá hương thảo

    [​IMG]

    Thành phần trong lá hương thảo giúp giảm sưng viêm, ngăn chặn các yếu tố bộc phát nhiều bệnh mãn tính. Hơn nữa, đây cũng là loại gia vị đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa tim mạch.

    Vì vậy, hãy thêm một ít lá hương thảo vào nước xốt thịt và xốt cà chua cũng như các loại bánh mì và bánh cuộn. Sau đó, thử dùng với bánh mì ngọt xem, một trải nghiệm vị giác hoàn toàn mới đang chờ bạn đấy!

    6. Cỏ xạ hương (húng tây)

    Húng tây cũng có ích lợi trong việc chống oxy hóa, nghiên cứu cho thấy vai trò của những thành phần trong cỏ xạ hương cũng có lợi cho chức năng hô hấp.

    Để tăng cường cỏ xạ hương trong chế độ ăn hằng ngày, thì bạn nên rải lên món salad, các loại kem, các món rau nấu chín và cá hay trộn trong các món ướp và cả món chiên.

    7. Nghệ

    [​IMG]

    Gia vị có màu vàng sáng này thường được tìm thấy trong bột cari. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện được lợi ích của nghệ đối với não bộ và có thể hạn chế khả năng suy giảm nhận thức do tuổi tác. Ngoài ra, cari cũng là một gia vị tốt cho tim mạch.
    Trộn bột cari vào salad trứng, salad gà và salad cá ngừ cho bữa trưa hay thêm cari vào nước dùng gà khi sắp sôi sẽ tạo ra những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng.

    Theo Tiến sĩ Bazilian, để món ăn thêm mùi vị thì bạn nên dùng gia vị và thảo mộc trong tất cả các bữa ăn. Tuy nhiên, chỉ nên dùng lượng vừa phải để đảm bảo sức khỏe. Bà còn bật mí: “Gia vị và thảo mộc giúp tăng chất dinh dưỡng đồng thời làm hương vị trong món ăn đậm đà hơn. Đặc biệt lầ chúng có thể thay thế cho các loại gia vị thường dùng như muối, dầu mỡ và đường”

    Hãy nâng cao bữa ăn bằng gia vị và thảo mộc và khám phá những công thức chế biến mới làm bữa ăn mỗi ngày thêm đa dạng.

    Trung tâm dạy nấu ăn Sao Mai
    Cơ sở 1:
    Số 112, ngõ 32 A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Cơ sở 2: Số 3, ngõ 32A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Điện thoại: 0462958528 - Hotline: 0988046637
    Email: letc@daynauansaomai.com.vn - Website: daynauansaomai.com.vn
     
    Sửa lần cuối: 8/3/2018
  14. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    ĐÀO TẠO ĐẦU BẾP CHUYÊN NGHIỆP

    NHỮNG CÁCH ĂN UỐNG KHIẾN BẠN DỄ BỊ UNG THƯ
    Nếu ai đang mắc phải 1 trong những thói quen xấu dưới đây thì hãy bỏ ngay đi nhé

    1. Ăn đồ ăn quá nóng

    Niêm mạc thực quản dễ bị tổn thương, các tế bào ung thư sẽ dần xuất hiện và phát triển gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.

    [​IMG]

    2. Ăn uống vội vàng

    Khi ăn nhanh, thức ăn chưa được nhai kỹ đã đi vào thực quản sẽ dẫn đến kích thích và làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn đến chứng viêm mãn tính. Về lâu dài, các nơi viêm nhiễm ấy dần hình thành các khối u xơ gây nên các chứng bệnh nguy hiểm.

    3. Ăn không đúng giờ giấc

    Ảnh hưởng tới chức năng, sự hoạt động của lá lách và dạ dày, gây mất điều hòa chức năng ngũ tạng, tạo điều kiện cho các chất độc gây ung thư “hoành hành”.

    4. Thường xuyên ăn hàng quán

    Thức ăn ở các cửa hàng thường được chiên rán ở nhiệt độ cao, cho nhiều chất phụ gia không an toàn, thậm chí còn chứa chất gây ung thư.

    [​IMG]

    5. Lười ăn rau quả, ăn nhiều thịt đỏ

    Cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng các vitamin và đặc biệt là chất xơ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.

    6. Ăn quá mặn hoặc quá ngọt

    Muối là một trong những tác nhân thúc đẩy và kích hoạt các yếu tố gây ung thư trong cơ thể. Việc ăn quá mặn, quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.

    Bên cạnh đó, việc ăn quá ngọt cũng làm tăng nguy cơ dẫn tới căn bệnh nguy hiểm này. Nguyên nhân là vì nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tuyến tụy, tạo cơ hội cho các tác nhân gây ung thư xâm nhập và phát triển.

    Trung tâm dạy nấu ăn Sao Mai
    Cơ sở 1:
    Số 112, ngõ 32 A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Cơ sở 2: Số 3, ngõ 32A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Điện thoại: 0462958528 - Hotline: 0988046637
    Email: letc@daynauansaomai.com.vn - Website: daynauansaomai.com.vn
     
    Sửa lần cuối: 8/3/2018
  15. tomtomyeuyeu

    tomtomyeuyeu Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/10/2008
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Học nấu ăn tốt nhất - Nhận đặt tiệc - Cơm văn phòng

    Lớp này có lịch khai giảng chưa bạn?
     
  16. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    Ðề: Học nấu ăn tốt nhất - Nhận đặt tiệc - Cơm văn phòng

    Khai giảng liên tục bạn nhé! Bạn gọi giúp mình 04.62958528 hoặc 0988046637 để đăng kí và biết lịch học nhé! Thanks
     
  17. KitchenID

    KitchenID TỦ BẾP ĐẸP & TIỆN DỤNG!

    Tham gia:
    9/3/2009
    Bài viết:
    1,985
    Đã được thích:
    353
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Học nấu ăn tốt nhất - Nhận đặt tiệc - Cơm văn phòng

    Mình thích học nấu ăn lắm ý nhưng mà không sắp xếp được thời gian. Mình sẽ lưu lại chương trình này để chắc chắn sẽ tham dự một khóa học nấu ăn cho nâng cao tay nghề.
     
  18. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    Ðề: Học nấu ăn tốt nhất - Nhận đặt tiệc - Cơm văn phòng

    http://www.daynauansaomai.com.vn/ rất cám ơn bạn. Chúc bạn sẽ là một đầu bếp giỏi nhé!
     
  19. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    HỌC NẤU ĂN CHUYÊN NGHIỆP Ở HÀ NỘI

    BÍ QUYẾT NHẬN BIẾT TRÁI CÂY TRUNG QUỐC
    Do được dùng nhiều chất kích thích, bảo quản nên hầu hết trái cây TQ có kích thước đều đặn, láng bóng và giữ được rất lâu trong môi trường tự nhiên.

    [​IMG]

    Khi người tiêu dùng có xu hướng "tẩy chay" trái cây Trung Quốc (TQ), người bán đánh tráo xuất xứ trái cây TQ thành hàng trong nước hoặc nhập khẩu từ Mỹ, Úc, New Zealand...

    Theo bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức - TP.HCM, trái cây ngoại chiếm khoảng 15-20% tổng lượng trái cây về chợ, 50% trong đó là hàng TQ. Trái cây TQ cũng thu hoạch theo thời vụ và về Việt Nam rộ theo mùa. Hiện đang vào mùa hồng, lựu nên 2 mặt hàng này về nhiều nhất. Riêng táo, lê thì về thường xuyên quanh năm.

    Do được dùng nhiều chất kích thích, bảo quản nên hầu hết trái cây TQ có kích thước đều đặn, láng bóng và giữ được rất lâu trong môi trường tự nhiên.

    Để ý kỹ, người tiêu dùng có thể phân biệt trái cây TQ và trái cây xuất xứ từ các nơi khác qua những đặc điểm sau:

    Cam: Cam Vinh trái tròn, nhỏ, có màu xanh vàng, vỏ thường bị nám. Cam TQ trái to, có màu vàng tươi, vỏ mỏng, trơn láng, không hạt; múi có mùi úng.

    Quýt: Quýt TQ vào Việt Nam được quảng cáo là quýt nội. Quýt TQ vỏ dày, bóng và khi bóc ra 2 đầu múi thường bị khô, chai. Quýt Việt Nam vỏ mỏng, thường bị nám.

    Lựu: Lựu Việt Nam trái nhỏ, hột nhiều, dày, màu da xanh. Lựu TQ to, tròn, vỏ mỏng, màu trắng hồng.

    Nho: Nho TQ to tròn, có lớp vỏ màu nhạt, ăn vị chua, mềm, bở và nhiều hạt. Nho Mỹ vỏ sậm hơn, thuôn dài, vị ngọt, giòn, rất ít hoặc không có hạt. Nho Phan Rang (Ninh Thuận) quả nhỏ, chùm ngắn, màu xanh tươi.

    Táo: Táo TQ quả tròn, bọc trong lưới xốp, khi bóc ra có hạt mịn như phấn bám trên vỏ (do hóa chất bảo quản bị bay hơi). Táo New Zealand, Mỹ hơi vuông, góc cạnh...

    Hầu hết các loại trái cây nhập khẩu đều có chất bảo quản để giữ thời gian dài trong quá trình vận chuyển. Tốt nhất, người tiêu dùng nên sử dụng trái cây trong nước để bảo đảm tươi ngon; mua trái cây đúng mùa (vì trái cây trái vụ thường phải "xử lý" chất kích thích tăng trưởng, bảo quản nhiều hơn). Để hạn chế hóa chất tồn dư, người tiêu dùng nên ngâm trái cây trong nước muối loãng 30 phút và gọt, bóc vỏ trước khi ăn. Tuyệt đối không ăn trái cây có ruột bị nhũn, màu khác thường và có mùi lạ.

    Trung tâm dạy nấu ăn Sao Mai
    Cơ sở 1:
    Số 112, ngõ 32 A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Cơ sở 2: Số 3, ngõ 32A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa. Hà Nội
    Điện thoại: 0462958528 - Hotline: 0988046637
    Email: letc@daynauansaomai.com.vn - Website: daynauansaomai.com.vn
     
    Sửa lần cuối: 8/3/2018
  20. blacklabelremi

    blacklabelremi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/5/2010
    Bài viết:
    2,508
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    98
    ĐÀO TẠO ĐẦU BẾP CHUYÊN NGHIỆP HÀ NỘI

    MÙA HÈ LÀM QUEN VỚI MÌ LẠNH HÀN QUỐC

    Thói quen của người Hàn Quốc là sử dụng mỳ, sự phong phú và đa dạng của mỳ Hàn đã trở thành niềm tự hào của đất nước Hàn, đặc biệt là các món mỳ lạnh.


    Lịch sử li kì và lâu đời

    Ít ai biết rằng tại Hàn Quốc, mì là món tinh bột được tạo ra sớm nhất, trước cả các loại bánh mì. Ngay từ thời Chosun, người ta đã nghĩ ra cách chế biến các loại mì lạnh thanh mát để phục vụ trong các bữa ăn cung đình vào mùa hè. Lịch sử ghi nhận món mì lạnh đầu tiên là naengmyun - đã ra đời ngay tại Bắc Hàn (tức Triều Tiên ngày nay). Qua nội chiến Hàn Quốc, mì lạnh đã có cuộc hành trình từ Bắc đến Nam Hàn và cuối cùng trở nên phổ biến ở khắp mọi miền đất nước này. Dù đó là một cuộc hành trình bất đắc dĩ, nhưng nhờ vậy mì lạnh đã mang lại dấu ấn sâu sắc và độc đáo trong ẩm thực Hàn Quốc lẫn Triều Tiên.

    [​IMG]

    Mì lạnh – món ăn được ưa chuộng nhất ngày hè

    Mì lạnh không chỉ đơn giản là món mì được làm lạnh, mà cái tên này còn được dùng để chỉ toàn bộ các loại mì ăn vào mùa hè, để phân biệt với mì ăn vào mùa đông với những đặc điểm là nước dùng nóng hổi, ăn vào cảm thấy ấm bụng. Mì lạnh ở Hàn Quốc có thể là miến xào, mì xào, mì khô, mì với nước dùng lành lạnh man mát, song tất cả đều có chung đặc điểm là sợi mì mảnh, vị thanh nhẹ, không đầy bụng, ăn kèm với các thực phẩm giải nhiệt như đậu xanh, đậu đen, giá đỗ, rau củ, những loại thịt tính hàn…Vào mùa hè người Hàn rất chuộng dùng mì lạnh, một phần do mì là món nước dễ ăn, thêm vào đó thành phần lẫn cách chế biến mì lạnh có tác dụng điều hòa cơ thể rất tốt trong tiết trời nắng nóng.

    [​IMG]
    Một chi tiết thú vị nữa về mì lạnh Hàn Quốc là vì được dùng vào mùa hè, các món mì lạnh thường sở hữu những màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng rất rực rỡ. Khác với mì ăn mùa đông có màu sắc khá đơn điệu, sợi mì lạnh hay được người Hàn nhuộm màu sặc sỡ rất bắt mắt.

    [​IMG]
    Những sợi mì muôn màu muôn vẻ

    Những món mì lạnh không thể bỏ qua khi đến Hàn Quốc

    Cùng điểm qua vài món mì lạnh nổi tiếng nhé!

    Naengmyeon

    Naengmyeon là món ăn lâu đời nhất trong lịch sử mì lạnh Hàn Quốc. Dù hiện nay đã được “bình dân hóa” rộng rãi trong đời sống, naengmyeon cũng không mất đi nét tinh tế và sang trọng từ bàn ăn của cung điện Chosun xưa.


    Có hai loại naengmyeon. Loại đầu tiên phải kể đến là mul-naengmyeon, món mì với nước dùng ướp lạnh. Mul-naengmeyon kì công trong cách chế biến đến trình bày: vắt mì phải tròn trịa, cứng cáp, thả vào nước dùng giữ được nguyên hình dáng chứ không bở hoặc bung ra. Nước dùng vị thanh nhẹ kết hợp từ xương hoặc thịt bò, gà, thêm chút rong biển, đủ làm ướt sợi mì mà không gây nhão. Trên vắt mì là nhân gồm củ cải, hành lá, thịt heo, cùng trứng luộc vừa chín tới. Tất cả nguyên liệu đều được xắt nhỏ vừa ăn, sắp xếp tinh tế.

    [​IMG]

    Loại naengmyeon thứ hai là bibim-naengmyeon, về cơ bản khá giống mul-naengmyeon nhưng không có nước dùng, thay vào đó là sốt cay kim chi. Chính nước sốt này tạo cho bibim-naengmyeon một màu đỏ vừa tự nhiên vừa bắt mắt. Qua bibim-naengmyeon, chúng ta thấy rõ tình yêu với món kim chi của người Hàn khi nguyên liệu này xuất hiện thường xuyên trong ẩm thực Hàn Quốc, từ đông sang hè.

    [​IMG]
    Jeangban guksu

    Trong tiếng Hàn, jeangban là chiếc khay lớn, và guksu là mì. Đúng như tên gọi, jeangban là một đĩa mì lớn với đủ loại rau được xếp xung quanh. Vì hình thức này mà jeangban còn được gọi là lẩu mì. Rau dùng trong món jeangban đa dạng hương vị: chua, cay, ngọt, đắng,… giúp món chay này không bị nhạt nhẽo.


    Bên cạnh đó, nước sốt đậm đà từ ớt, dầu mè, dấm và đường trong từng sợi mì đã cân bằng hương vị cho “lẩu mì chay”, biến jeangban từ món ăn toàn rau thanh đạm trở nên đầy hấp dẫn.

    [​IMG]
    Jeangban là sự kết hợp hoàn hảo giữa nước sốt đầy hương vị với rau củ thanh mát

    Kongguksu

    Kongguksu có tiền thân là Kae-guksu, tức mì hạt mè. Bắt đầu từ thế kỉ 19, người ta đã thay kae – mè bằng kong – đậu nành, từ đó tạo ra một món ăn mùa hè mát lạnh, bổ dưỡng, thanh nhiệt giải độc rất tốt. Sợi mì kongguksu làm từ bột mì nguyên chất và có màu trắng muốt, càng đẹp mắt hài hòa hơn khi thả vào nước dùng đậu nành mịn màng. Cũng giống như hình thức của mình, kongguksu có hương vị thanh đạm nhẹ nhàng từ đậu nành và rau củ.

    [​IMG]
    Món mì Kongguksu của Hàn Quốc có cách làm khá lạ lẫm, do đó hương vị cũng vô cùng khác biệt.

    Đậu nành là thực phẩm giàu năng lượng nhưng lại dễ tiêu, tránh đầy bụng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc cho cơ thể. Cũng vì điều này mà món kongguksu giản dị mộc mạc rất được người Hàn ưa chuộng trong những ngày hè nắng nóng.

    Jajangmyeon

    Cũng giống như kongguksu, jajangmyeon trở thành “con cưng” của ẩm thực mùa hè nhờ nguyên liệu chính là loại đậu bổ dưỡng, điều hòa và thanh nhiệt cơ thể - đậu đen. Jajangmyeon là sự học tập từ món mì đậu đen Trung Quốc, nhưng người Hàn đã khéo léo bỏ đi tính mỡ màng đặc trưng trong ẩm thực Trung Hoa, thay vào đó là vị ngọt nhẹ của đậu và vị mặn mà của nước tương. Nhân vật chính của jajangmyeon là nước sốt đậu đen đặc trưng, song món ăn càng trở nên hấp dẫn hơn khi dùng với hành lá và thịt heo.

    [​IMG]

    Japchae

    Sẽ là thiếu sót nếu điểm qua các món mì lạnh Hàn Quốc mà lại bỏ mất japchae. Hiểu nôm na, japchae là miến trộn gần giống với miến trộn ở Việt Nam. Nhưng bản thân món miến trộn xứ kim chi vẫn có vài thành phần đặc trưng tạo nên nét riêng biệt như: dầu mè, hạt vừng, đậu xanh, nấm hương, thịt bò,… Japchae thường có màu nâu nhạt từ dầu mè, kết hợp rất đẹp mắt hài hòa với sắc đỏ của cà rốt, nâu đậm của nấm hương và nâu đỏ của thịt bò.

    [​IMG]
    Một đĩa japchae với tông nâu điển hình.

    Tuy nhiên vào những ngày hè đặc biệt nóng bức, japchae phiên bản giản tiện lại được ưa thích hơn. Lúc này miến xào chỉ đơn giản là miến cùng đậu xanh và vài loại rau củ ngọt mát, hương vị bùi bùi thanh thanh, kèm thêm công dụng giải nhiệt tuyệt vời.

    [​IMG]

    Thực chất japchae là món ăn truyền thống của Triều Tiên (Bắc Hàn), nhưng qua thời gian miến xào cũng đã ăn sâu vào đời sống của người dân Nam Hàn. Một quy luật đơn giản không thể chối cãi, là sự phân cách về địa lý hay chính trị cũng không thể ảnh hưởng đến sức lan tỏa của ẩm thực tới khắp vùng miền.

    Chúng ta thường biết đến ẩm thực Hàn Quốc qua món kim chi cay xè thơm nồng hoặc bánh gạo nóng hổi, nhưng thực chất thế mạnh của ẩm thực Hàn không chỉ ở các món ăn ấm bụng ngày đông mà còn nằm trong những bát mì lạnh thanh mát khi hè về. Với màu sắc rực rỡ tươi vui, hương vị thanh nhã dễ ăn, mì lạnh đã góp phần không nhỏ trong việc xua tan cái nắng hè oi ả trên xứ sở kim chi, đồng thời góp phần làm phong phú thêm cho nền ẩm thực đất nước Hàn Quốc.

    Trung tâm dạy nấu ăn Sao Mai
    Cơ sở 1:
    Số 112, ngõ 32 A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Cơ sở 2: Số 3, ngõ 32A Hào Nam, Ô chợ dừa. Đống Đa, Hà Nội
    Điện thoại: 0462958528 - Hotline: 0988046637
    Email: letc@daynauansaomai.com.vn - Website: daynauansaomai.com.vn
     
    Sửa lần cuối: 8/3/2018
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này