Kinh nghiệm: Học Tốt Môn Văn Từ Tiểu Học!

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi minhvu171015, 3/4/2017.

?

Tiếng việt có thật sự quan trọng?

  1. Quan trọng

    1 phiếu
    100.0%
  2. Chưa quan trọng bằng toán và tiếng anh.

    0 phiếu
    0.0%
  1. minhvu171015

    minhvu171015 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/4/2017
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    HỌC TỐT MÔN VĂN TỪ TIỂU HỌC!
    Hiện nay, việc học môn văn của học sinh (HS) phổ thông có chiều hướng sa sút. Các “báo động” về trình độ và sự cảm nhận văn học của một bộ phận HS đã được thể hiện nhiều lần...
    Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là việc dạy và học môn văn ở bậc tiểu học chưa được đề cao đúng mức, dẫn đến một “lỗ hổng” khó có thể đắp được ngay. Vì vậy, để các thế hệ HS sau học tốt môn văn hơn thì ngành giáo dục cần phải quan tâm việc dạy và học môn này từ bậc tiểu học.
    1. Chú ý đến những đề tài yêu thích
    Có yêu thích một nội dung, một đề tài nào đó thì HS mới có thể viết tốt được. Trong môn tập làm văn ở bậc tiểu học, thường là những đề bài miêu tả sự vật, con vật, con người... như tả buổi tối trong gia đình, ngôi trường, ngôi nhà, cái bàn học, con chó, con mèo, cha mẹ, ông bà… thậm chí cả trụ sở ủy ban quận (như một đề thi học kỳ ở Hà Nội cách đây khá lâu). Dù đa số những nội dung này khá quen thuộc và gần gũi với HS nhưng không phải đề bài nào cũng tạo được sự thích thú ở các em. Chẳng hạn, nhiều em không có được những buổi tối đầm ấm trong gia đình thì làm sao miêu tả được? Muốn làm bài dĩ nhiên phải tưởng tượng hoặc theo khuôn mẫu, như thế không gây sự thích thú và chắc chắn không thể hay được. Hoặc khi tả về ông bà, do nhiều em không có điều kiện gần gũi nhiều nên các em cũng khó mà có đầy đủ những cảm nhận và tình cảm để thực hiện được bài làm thật trôi chảy và hấp dẫn...
    Vì vậy, để HS có thể có được một tình cảm và ấn tượng thật tốt đẹp về nội dung bài viết của mình thì hãy cho các em chọn nhân vật, sự vật hay con vật mà mình yêu thích. Từ đề tài rộng đó, cho phép HS thực hiện bài viết của mình về nội dung mà các em thích nhất. Và trong một lớp sẽ có nhiều bài viết khác nhau chứ không đông cứng ở một nội dung như hiện nay, giúp các em có sự hưng phấn trong học tập hơn.
    2. Gắn nội dung với thực tế đời sống
    Có một HS lớp 4 tả về cái bàn học: “Cái bàn học của em cao nửa mét bốn mươi”. Ai đọc đến đây cũng phải phì cười vì cái chiều cao “nửa mét bốn mươi” của em. Theo cách hiểu thông thường thì đó là độ cao của 0,7 mét, tuy nhiên, với nhận thức của một đứa trẻ 9 tuổi thì em không thể biết như thế và đã lầm lẫn cách diễn đạt từ “một mét bốn mươi” sang “nửa mét bốn mươi”, trong khi cách nói đầu là đúng còn cách thứ hai không được chấp nhận vì nó trái với lối thông thường! Như vậy, bản thân em viết nhưng không hiểu độ dài của một mét hay nửa mét là bao nhiêu nên không thể diễn đạt được một cách đúng nhất chiều cao cái bàn học của mình bằng đơn vị đo độ dài. Có thể trong gợi ý, hướng dẫn thậm chí là bài văn mẫu, các em đã được biết đến chiều cao của một cái bàn nào đó nhưng em không thể hình dung được chiều cao đó thì nên định lượng hay so sánh như thế nào. Trong khi đó, ở môn toán, các em cũng không được dạy cho biết là đại lượng mét, decimét hay xentimét dài ngắn như thế nào.
    Do đó, khi giảng những nội dung trong bài học thì giáo viên cần liên hệ với thực tế cuộc sống để các em dễ hình dung và so sánh. Chẳng hạn, một mét là bao nhiêu gang tay (cụ thể), một lít là bao nhiêu ly (cụ thể)..., từ đó các em có thể tự định lượng được đơn vị mà mình nêu ra.
    3. Chú ý sử dụng đúng Tiếng Việt
    Trẻ ở bậc tiểu học đang trong quá trình học tiếng Việt. Quá trình này kéo dài cho đến tận bậc ĐH. Ở những năm đầu, việc sử dụng tiếng Việt sai là điều phổ biến, nếu không được uốn nắn kịp thời những lỗi sử dụng từ, cách đặt câu, chính tả... sẽ trở thành thói quen và rất khó sửa, thậm chí ngộ nhận những lỗi đó là đúng. Vì vậy, nếu HS có được sự hướng dẫn đầy đủ, sự sửa chữa nhiệt tình và kịp thời của giáo viên thì không chỉ các em biết cái sai và sửa được cái sai của mình mà còn có ý thức cẩn trọng trong khi viết bài.
    Giáo viên cần khơi gợi sự tìm tòi cho các em thông qua các từ ngữ, thành ngữ, ca dao, tục ngữ cụ thể. Chẳng hạn, trong cách dùng từ, có thể cho các em so sánh các nghĩa của trắng phau, trắng xóa, trắng tinh, trắng nhởn, trắng nõn, trắng ngà..., trong các từ đó từ nào chỉ dành cho người, từ nào chỉ dành cho vật, từ nào có nghĩa đẹp. Trong cách dùng thành ngữ, tục ngữ, có thể gợi cho HS tìm và đoán nghĩa của các câu thường dùng, hoặc các câu có bộ phận chỉ cơ thể người như ba đầu sáu tay, ba chân bốn cẳng, đầu voi đuôi chuột... Việc tạo điều kiện cho HS tìm tòi sẽ giúp các em nhớ lâu hơn, đồng thời giúp các em có những ấn tượng tốt đẹp ban đầu về sự phong phú của tiếng Việt.
    Hãy cùng cảm nhận viết văn thật là thú vị !

    (Sưu tầm.)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhvu171015
    Đang tải...


  2. minhvu171015

    minhvu171015 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/4/2017
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Văn thế này bố mẹ biết làm sao????
     

    Attached Files:

    • tho 1.png
      tho 1.png
      Kích thước file:
      21.1 KB
      Lượt xem:
      70

Chia sẻ trang này