Phụ huynh quan tâm có thể tham khảo một số thông tin tổng hợp do các bố mẹ chia sẻ dưới đây nhé. Phụ huynh “Nguyễn Thị Thu Hương“ nếu bác định hướng cấp 3 công và đại học trong nước thì cứ hệ A mà học, học C ko phù hợp, đấy là e rút từ bạn nhà e ạmục tiêu cấp 3 công và đại học trong nước thì nên học A hơn C bác ạ, còn nhà bác nếu tính đi du học hoặc học các trường quốc tế thì học C cũng ok ạ. Phụ huynh “Pham Thanh Liem“ Học hệ C ở Newton là phải đi song song 2 chương trình, vừa chương trình của BGD và vừa chương trình Cambridge. Học song song 2 chương trình ở đến lớp 8 (tức hết hệ Lower Secondary Checkpoint) thì các con vẫn có khả năng theo được vì chương trình chưa nặng, nhưng sang đến hệ IGCSE là chương trình nặng lên nhiều rồi, kiến thức hệ Cam học không sâu, không đánh đố như chương trình VN nhưng lại rất rộng. Vì thế, các PH cần căn cứ vào năng lực của con để quyết định có theo hệ C hay không? Còn về lợi ích hệ C thì có mấy lợi ích sau:Chương trình của họ rất tiên tiến và khoa học, kiến thức không có sự chồng chéo hay mâu thuẫn trong các môn học. Trẻ học được áp dụng thực tế nhiều hơn và hiểu bản chất kiến thức nhiều hơn, không kiến thức sáo rỗng như ở VN. Ví dụ như các kiến thức về toán tỷ lệ, toán xác xuất, toán phần trăm là có luôn các bài toán áp dụng thực tế và tính toán kinh doanh lãi lỗ của cửa hàng. Hay như môn Global Perspective thì dạy trẻ biết tư duy đúng, biết cách lập luận vấn đề và tranh luận mở về rất nhiều vấn đề của cuộc sống như: đồng giới, đạo giáo, bầu cử, biến đổi khí hậu, môi trường, giao thông công cộng,… Nếu học sinh theo được lên đến A-Level (lớp 11, 12) và thi đạt điểm A, A* thì các khoa tốp đầu của các ĐH danh tiếng ở VN (Bách Khoa HN, TPHCM, Đà Nẵng, ĐHQG, Luật, Ngoại Thương,…) đều có tuyển thẳng vào các khoa hàng đầu bằng chứng chỉ A-Level. Các khoa hàng đầu (ví dụ như công nghệ máy tính năm vừa rồi đấy) nhiều học sinh thi đánh giá năng lực đầu vào của trường Bách Khoa đạt thủ khoa mà vẫn không thể đỗ vào được nhưng có chứng chỉ A-Level thì được tuyển thẳng. Điều cuối cùng, khi có chứng chỉ A-Level thì đương nhiên đi du học (bằng học bổng hoặc tự túc) là dễ dàng. Có chứng chỉ A-Level thì việc Apply học bổng các trường ĐH nước ngoài (Úc, Canada, Sing,…) sẽ được ưu tiên hơn.Hệ G là hệ quốc tế Mỹ, chương trình học thì gồm có chương trình của bộ Giáo dục và chương trình của Mỹ. Về cơ bản thì giáo trình của hệ G cũng giống hệ C nhưng khác chút là phải học lịch sử Mỹ và giáo trình hệ G thì cũng không phải do ĐH Cambridge phê duyệt. Học hệ G thì nếu đi du học thì chỉ du học được Mỹ thôi vì bằng tốt nghiệp của Mỹ thì gần như chỉ ĐH Mỹ chấp nhận.Hệ A của Newton thì ngoài các môn của bộ giáo dục nhưng vẫn có thêm các môn như Science, Math, Language Art bằng tiếng Anh nhưng số tiết ít hơn hệ C, G, IC (giáo trình này là của các nhà xuất bản ở Anh nhưng không phải của ĐH Cambridge). Bản thân ở Anh thì cũng có nhiều hệ giáo dục và hệ giáo dục Cambridge cũng là 1 hệ giáo dục trong số đó (tức học sinh ở Anh cũng có nhiều hệ để lựa chọn). Phụ huynh “Phương Nga“ Em chia sẻ lại 1 bài viết của 1 mẹ có con học G (hệ mỹ) ạ: xin phép được trao đổi một vài điều về chương trình hệ Mỹ với trải nghiệm của một giáo viên TA và là phụ huynh có con học lớp 2 để các bố mẹ mới tham khảo nhé.1. Hệ Mỹ học tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất, khác với 1 số trường hệ Cam vẫn là học theo giáo trình ngoại ngữ dành cho đối tượng nói tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Có nghĩa là chương trình Mỹ học sinh học như trẻ em Mỹ, học toán và khoa học bằng tiếng Anh, và học môn Ngôn ngữ Anh theo kiểu có 1 bài đọc hiểu (truyện hoặc thơ hoặc các dạng văn bản khác) sau đó lồng ghép các kiến thức ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng. Do vậy, các con tư duy và phản xạ trực tiếp bằng tiếng Anh. Các con cũng hình thành tư duy đọc hiểu, nghe hiểu rất tốt. Kỹ năng nói và viết cũng khá đồng đều. Khác với việc học tiếng Anh như là ngoại ngữ như trước đây, các kỹ năng học xé lẻ, nặng ngữ pháp và làm phiếu.2. Cái hay nhất của giáo trình Mỹ theo mình là việc lồng ghép tư duy phản biện. Các môn toán, khoa học, ngôn ngữ Anh đều hướng các con đến các kỹ năng quan sát, tìm đặc điểm, phân loại, khái quát, nêu quan điểm của mình, nhìn nhận quan điểm của người khác… Đây là điểm quan trọng, giúp các con phát triển tốt về mặt tư duy logic, phản biện về sau này. Đặc biệt, với môn khoa học các con học cách đặt câu hỏi và tìm cách giải quyết vấn đề, tự suy nghĩ, tìm tòi. Cái này, khi dạy đối tượng học sinh trường công mình thấy các con thiếu hụt hẳn.3. Chương trình hệ Mỹ dạy những vấn đề nhìn thì rất to tát nhưng lại rất dễ hiểu với học sinh, ví dụ những vấn đề về toàn cầu, như bảo vệ môi trường, tái chế, năng lượng… giúp các con có tầm hơn, để sau này hội nhập tốt hơn.Điểm khó khăn: 1. Chương trình này sẽ phù hợp với bạn nào trình độ tiếng Anh tốt, hoặc chưa tốt thì phải chăm chỉ. Nếu tiếng Anh non mà bố mẹ không sát sao sẽ hơi đuối.2. Một số phần liên quan đến kỹ năng viết khá khó đối với học sinh, nhưng đây cũng là cái khó chung. Do vậy giáo viên của trường sẽ phải nỗ lực hơn để giúp các con dần làm quen và hoàn thiện kỹ năng này. Bố mẹ cũng có thể yêu cầu giáo viên hướng dẫn các con chi tiết hơn trong giai đoạn đầu chưa quen. Phụ huynh “Lê Quang Huy“ Qua tìm hiểu của bản thân, tôi thấy về tổng quan hệ C có hệ thống chương trình, giáo trình, đánh giá (assessment) rất chi tiết bài bản và công bố rộng rãi trên web. Với hệ G thông tin tổng quan tản mát và cần bỏ công sức thời gian tìm hiểu. Về các chứng chỉ toản cầu thì hê C có nhiều loại tương ứng với các bậc học trong khi đó hệ G tôi chứa biết. Về giáo trình hệ G cấp 1 có môn Math học sách My Math khá cơ bản và rộng, cách trình bày minh họa trực quan nên đọc dễ hiểu, tương tự vậy với môn Science (Insprise). Hệ C với giáo trình Cambridge Second edition học ổn hơn so với First edition. Gửi bạn một vài điểm theo góc nhìn cá nhânHọc hệ gì? C (Anh) hay G (Mỹ) phụ thuộc phần lớn vào con bạn và mục tiêu (mong muốn của gia đình) Tuy nhiên theo tôi thấy thì có một số sự khác biệt sau1. Hệ C- Chương trình 13 năm trong đó 11 năm học phổ thông (từ 5 tuổi đến 16 tuổi – lớp 10) và 02 năm 17 đến 18 tuổi (lớp 11 và 12) học hướng nghiệp (phân ban A lever). - Giáo trình: của một số NXB Cambridge 2rd, Oxford, Pearson,.., đều cô đọng, ngắn gọn tối đa khoảng 200 – 300 trang. - Đánh giá (Assessment): có hệ thống đánh giá toàn cầu của Cambridge cho từng cấp học và từng năm học.2. Hệ G - Chương trình 12 năm học phổ thông chia thành 3 cấp. Cấp I (1-5), Cấp 2 (6-8), Cấp 3 (9-12) - Giáo trình của một số NXB McGraw-Hill, thường dài dòng có thể hơn 1000 trang. - Đánh giá (Assessment): có hệ thống đánh giá MAP cho từng lớp và cấp học3. So sánh giữa hệ C và hệ G - Chương trình học hệ G gần giống chương trình của BGD nhưng với môn Math và Science (Biology, Physic, Chemistry, Earth) thì cần học AP mới tương đương nội dung của BGD VN- Giáo trình: + Môn Math: hệ G (McGraw-Hill) minh họa hình ảnh dễ hiểu và hay hơn hệ C (Cambridge 2rd). + Môn Science: hệ C (Cambridge 2rd) viết hay hơn hệ G (Glencore) + Môn Language Art: Sách hệ G có nhiều hơn nên cũng dễ học. - Đánh giá (Assessment): với hệ thống Cambridge Assessment chi tiết cụ thể và nhiều tài liệu hơn so với MAP của NWEA4. Tóm lại Với mục tiêu học để trang bị kiến thức thì tôi thấy học theo hệ G (Mỹ) phù hợp với đa số học sinh VN hơn. Tuy nhiên để đạt được kiến thức tương đương với bạn ở các nước nói tiếng anh cần có thêm nhiều tài liệu bổ trợ nữa ở nhà (homeschooling) Với mỗi gia đình, phụ huynh cần tìm hiểu các nhà trường nào đáp ứng được nhu cầu của mình: chương trình, giáo trình, giảng viên, học liệu,… để đạt được mục tiêu tốt nhất. -------------- Phụ huynh chưa ghép nhóm, thì liên hệ 0971661988 để ghép giảm thêm 10% học phí nhé ạ.