Kinh nghiệm: hỏi các mẹ kinh nghiệm cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Mẹ bé Bun 0511, 11/4/2013.

  1. Mẹ bé Bun 0511

    Mẹ bé Bun 0511 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    4/4/2013
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    3
    Hi các mẹ!
    Bé nhà em được hơn 5 tháng, hiện nay emm đang cho bé uống sữa Nan và cho bé ăn bột hip để tập làm quen với việc ăn dặm, bé ăn ngoan và có vẻ thích ăn bột. Em đang băn khoăn không biết bé 6 tháng tuổi thì nên cho bé ăn dặm như nào thì hợp lý, em sinh con đầu lòng nên chưa có kinh nghiệm mong các mẹ chỉ giúp em với.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mẹ bé Bun 0511
    Đang tải...


  2. bongvabin2012

    bongvabin2012 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/3/2013
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    278
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: hỏi các mẹ kinh nghiệm cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

    6 tháng thì bạn nên cho bé ăn cháo xay được rồi bạn ạ, con bạn cũng bằng tầm con mình mà, ngày mai mình bắt đầu cho bé ăn cháo xay đây, con mình sinh 26/10/2012, con bạn sinh ngày nào thế??
     
  3. matongrungsonla

    matongrungsonla 0912 601 315

    Tham gia:
    4/12/2012
    Bài viết:
    8,819
    Đã được thích:
    1,053
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: hỏi các mẹ kinh nghiệm cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

    Em vào đây nghe hóng đẻ học hỏi
     
  4. sakura123

    sakura123 Thần tình yêu 0977231673

    Tham gia:
    16/3/2010
    Bài viết:
    9,143
    Đã được thích:
    1,596
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: hỏi các mẹ kinh nghiệm cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

    Bạn cho bé ăn bột ngọt trc, 1 tháng sau ăn mặn ngọt xen kẽ, độ đặc tăng dần. Thình thoảng cho ăn cháo xay cũng dc nhưng mình nghĩ ko nên chế biến thức ăn qua nhiều công đoạn làm mất dưỡng chất! Mà nhớ là đay là gd để bé hình thành thói quen ăn uống, thưởng thức các vị thức ăn nên nếu bé ko ăn nhiều cung đừng ép bé. Quan trọng giờ ăn phải thật thoải mái, vui vẻ. Đừng làm bé sợ hãi, chán ghét mỗi khi ăn uống!
     
  5. thuythien

    thuythien BỘT THẠCH - CHÈ VẰNG

    Tham gia:
    15/7/2012
    Bài viết:
    7,542
    Đã được thích:
    1,017
    Điểm thành tích:
    873
    Ðề: hỏi các mẹ kinh nghiệm cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

    bạn cho bé ăn bột ngọt trước đã,ngày ăn 1 - 2 bữa,mỗi bữa khoảng 50ml cho bé quen dần
     
  6. wonderful_life

    wonderful_life Thành viên lâu năm

    Tham gia:
    30/1/2010
    Bài viết:
    6,925
    Đã được thích:
    856
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: hỏi các mẹ kinh nghiệm cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi

    Ăn dặm hợp lý
    Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất đối với trẻ. Nhưng khi đã lớn thì người ta ăn cơm và những thức ăn khác. Trong thời gian chuyển tiếp giữa bú mẹ và ăn như người lớn, đứa bé cần được ăn dặm.

    Để trẻ phát triển tốt, thông minh và khoẻ mạnh, cần cho trẻ ăn dặm hợp lý.
    1. Ăn dặm là gì?
    Ăn dặm (ăn bổ sung) là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như: bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò...
    2. Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm?
    • Trong 4 - 6 tháng đầu chỉ cần cho trẻ bú mẹ.
    • Từ tháng thứ 5 hoặc thứ 6, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác.
    3. Khi cho trẻ ăn dặm, các bà mẹ cần chú ý những điều gì?
    • Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới.
    • Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ.
    • Chế biến các thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn sẵn có tại địa phương.
    • Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt.
    • Tăng đậm độ năng lượng của thức ăn bổ sung: Có thể thêm dầu, mỡ hoặc vừng (mè), lạc (đậu phộng) hoặc bổ sung bột men tiêu hóa làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, trẻ dễ nuốt; lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.
    • Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.
    • Cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt.
    • Cho trẻ ăn nhiều hơn trong và sau khi bị ốm, cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng hơn đặc biệt khi bị ỉa chảy và sốt cao.
    • Không nên cho trẻ ăn bột ngọt (mì chính) vì không có chất dinh dưỡng lại không có lợi.
    • Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì cho ăn chất ngọt sẽ làm tăng đường huyết gây ức chế tiết dịch vị làm cho trẻ chán ăn, trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn. trở về
    4. Khi ăn dặm, trẻ ăn được những loại thức ăn nào?
    Ðể phát triển tốt trẻ cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn được hàng ngày đều có thể cho trẻ ăn được, trừ r***, bia và các loại gia vị chua, cay.
    Trẻ nhỏ không cần kiêng dầu, mỡ, rau xanh, cá, tôm, cua, trứng ,thịt... vì một lượng nhỏ các loại thức ăn này cũng giúp cho trẻ khoẻ mạnh.
    Thức ăn bổ sung gồm 4 nhóm:
    • Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu (đỗ, lạc), vừng...
    • Nhóm cung cấp tinh bột: Gạo, mì, khoai, ngô...
    • Nhóm cung cấp chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng...
    • Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng: Rau, quả, đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như: Rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mồng tơi...và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng: chuối, đu đủ, xoài...
    Một ngày phải cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trên. trở về
    5. Tô màu bát bột cho trẻ có nghĩa là gì?
    • Làm cho bát bột của trẻ có màu sắc của các loại thực phẩm.
    • Màu xanh của rau (rau muống, rau ngót, rau cải, rau dền...)
    • Màu vàng của trứng, cà rốt, bí đỏ và các loại thức ăn có màu vàng, màu da cam
    • Màu nâu của thịt, cá, tôm, cua, lươn, nhộng, lạc, vừng...
    6. Trẻ nên ăn mấy bữa một ngày?
    • 5 - 6 tháng: Bú mẹ là chính + 1 - 2 bữa bột loãng và nước quả
    • 7 - 9 tháng : Bú mẹ + 2 - 3 bữa bột đặc (10%) + nước quả hoặc hoa quả nghiền.
    • 10 - 12 tháng: Bú mẹ + 3 - 4 bữa bột đặc + hoa quả nghiền
    • 13 - 24 tháng: Bú mẹ + 4 - 5 bữa cháo + hoa quả
    • 25 - 36 tháng: 2 bữa cháo hoặc súp + 2 - 3 bữa cơm nát + sữa bò hoặc sữa dậu nành + hoa quả
    • Từ 36 tháng trở đi: Cho trẻ ăn cơm như người lớn nhưng phải được ưu tiên thức ăn (thức ăn nấu riêng) nên cho ăn thêm 2 bữa phụ: Cháo, phở, bún, súp, sữa ....
    Trong một ngày không nên cho trẻ ăn một món giống nhau. trở về
    7. Lượng chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng) cho trẻ một ngày là bao nhiêu?
    • Trẻ 5 - 6 tháng: 20 - 30 g Thịt (cá, tôm) khoảng 2 - 3 thìa cà phê băm nhỏ chia 2 bữa, nếu ăn trứng: 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút.
    • Trẻ 7 - 12 tháng: 100 - 120 g thịt hoặc 150 g cá, tôm, hoặc 200 g đậu phụ trong 1 ngày chia 3 - 4 bữa (nếu cho trẻ ăn cả thịt, cá, tôm thì mỗi thứ chỉ cần 30 - 40g/ngày), hoặc 1 lòng đỏ trứng gà/bữa. Một tuần cho trẻ ăn từ 3 - 4 quả trứng.
    • Trẻ 13 - 36 tháng: 120 - 150 g thịt hoặc 150 - 200 g cá, tôm, hoặc 250 g đậu phụ/ngày, hoặc 1 quả trứng gà/bữa (ăn cả lòng trắng) 1 tuần ăn từ 3 - 4 quả trứng.
    • Trẻ từ 36 tháng trở lên: 200 g thịt hoặc 250 g cá, tôm, hoặc 300 g đậu phụ, mỗi ngày có thể cho trẻ ăn 1 quả trứng nhưng phải giảm bớt thịt hoặc cá đi (30 g thịt nạc lượng đạm tương đương với 1 quả trứng gà). trở về
    8. Cách chế biến thức ăn cho trẻ như thế nào?
    Trẻ càng nhỏ càng phải xay nhỏ, băm nhỏ, giã nhỏ. Khi bắt đầu ăn bổ sung phải cho trẻ ăn cả cái, không nên chỉ ăn nước, kể cả rau cũng phải ăn cả cái.
    • Nấu bột cho trẻ 5 - 6 tháng tuổi:
    + Bột gạo 2 thìa cà phê (10 g bột)
    + Lòng đỏ trứng gà: 1/2 quả hoặc thay thế bằng 2 thìa cà phê thịt, tôm, cá (giã nhuyễn, băm nhỏ để ăn cả cái)
    + 10 g rau xanh (1 thìa cà phê bột rau giã nhỏ) cho rau khi bột đã chín đun sôi nhắc ra ngay
    + Dầu ăn hoặc mỡ: 1/2 - 1 thìa cà phê.
    • Nấu bột cho trẻ 7 - 12 tháng tuổi:
    + Bột gạo 4 - 5 thìa cà phê (20 - 25 g bột)
    + Lòng đỏ trứng gà: 1 quả hoặc thay thế bằng 3 thìa cà phê thịt, tôm, cá (giã nhuyễn , băm nhỏ, ăn cả cái)
    + 20 g rau xanh ( 2 thìa cà phê bột rau băm nhỏ) cho rau khi bột đã chín đun sôi nhắc ra ngay
    + Dầu ăn hoặc mỡ: 1 - 2 thìa cà phê.
    • Nấu cháo cho trẻ 13 - 24 tháng:
    Có thể nấu một nồi cháo trắng nhừ đến mỗi bữa múc một bát vào xoong con rồi cho thêm thịt, cá, trứng, tôm, gan, đậu phụ .... + rau xanh và dầu mỡ như nấu bột nhưng số lượng nhiều hơn.
    • Nấu cơm nát cho trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi:
    Nấu cơm nhiều nước hơn bình thưòng rồi nấu canh thịt, cá, tôm, cua trộn với cơm cho trẻ ăn, không nên chỉ cho trẻ ăn nước rau luộc trộn cơm.
    Hoặc có thể nấu kiểu cơm nát thập cẩm như sau: dùng các loại củ như bí đỏ, su hào, khoai tây... cắt nhỏ 2 x 3 cm, đun chín nhừ, nghiền nát, cho gạo vào nước rau củ để nấu cơm. Thịt, cá băm nhỏ mồi bữa 30-40 g cho vào hấp khi cơm đã chín, nếu dùng thịt nạc, cá, tôm... thì phải cho thêm 1- 2 thìa dầu mỡ trộn đều cho trẻ ăn.
    • Nấu cơm cho trẻ trên 36 tháng:
    Có thể ăn cơm như người lớn nhưng cần ưu tiên thức ăn và ăn thêm các bữa phụ. Cần xoá bỏ quan niệm cho rằng trẻ ăn cơm sớm sẽ cứng cáp, hoặc ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương! Nên nhớ rằng trẻ cần được ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn được nhiều thì trẻ sẽ mau lớn và cứng cáp dù đó là thức ăn lỏng và mềm.
    Muốn biết trẻ đã được ăn uống đúng và đầy đủ chưa, hãy làm bài trắc nghiệm trên chamsocbe. Hoặc theo dõi cân nặng của trẻ trên biểu đồ phát triển trong Sổ Sức khoẻ của bé. Sổ này có phát ở các trạm Y tế. Nếu trẻ lên cân đều đặn tương ứng với kênh A trên biểu đồ là trẻ đã được nuôi dưỡng tốt. Còn không lên cân, hoặc tụt cân, tức là đường biểu diễn cân nặng nằm ngang hoặc đi xuống thì có thể trẻ bị bệnh hoặc nuôi dưỡng không đúng. trở về

    Xem thêm về dinh dưỡng chung tại www.chamsocbe.com
     

Chia sẻ trang này