E nghe nói có phương pháp đẻ thường ko đau bằng cách tiêm mũi gây tê màng cứng. Đứa đầu em đẻ thường đau lắm, giờ nghĩ lại vẫn sợ, nên muốn tìm hiểu pp này. Mẹ nào có kinh nghiệm chỉ e với, e sắp sinh tập 2 rồi. Mũi này tiêm lúc nào trong quá trình chuyển dạ? Có đau lắm ko? Nếu chuyển dạ kéo dài thì thế nào?
Ðề: Hỏi về đẻ ko đau em ơi bác sỹ họ sẽ gây tê ngoài màng cứng, ko phải là ko đau hoàn toàn đâu mà chỉ giảm dc 80-90% cái sự đau nhé
Ðề: Hỏi về đẻ ko đau Mình sinh cũng không đau lắm , nhưng dạo gần đây mình thấy xuất hiện một phương pháp mà theo như mình quan sát thì cũng rất tốt đó là phương pháp sinh con dưới nước nó giúp các bà mẹ bớt đau và mình thấy bảo sinh con dưới nước con sẽ thông minh hơn.
Ðề: Hỏi về đẻ ko đau Sinh con dưới nước ở VN mình vẫn chưa phổ biến lắm nhỉ. Đã có mẹ nào sinh dưới nước chưa ạ? Chia sẻ kinh nghiệm cho em hóng với.
Ðề: Hỏi về đẻ ko đau tiêm mũi đẻ k đau hơn triệu thì phải nhưng độ đau vẫn cảm nhận làm sao mà k biết tý gì như gay mê mổ đẻ đâu.Theo em nghĩ là thế
Ðề: Hỏi về đẻ ko đau Nói chung đẻ nào chẳng đau,o đau làm sao mà rặn đc,nhưng nếu mình dùng phương pháo o đau thì sau này xong thì đau lưng lắm đấy
Ðề: Hỏi về đẻ ko đau 1. Phương pháp này có ưu điểm là: - Thời gian xóa mở cổ tử cung nhanh hơn (so với sản phụ không áp dụng phương pháp này). Điều này làm cho cuộc chuyển dạ sẽ mau hơn - Cảm giác đau đớn hầu như không còn - May tầng sinh môn bệnh không có cảm giác đau, giảm đi sự phù nề do không tê tại chỗ - Không mất sức sau sinh, nếu không đẻ được cần chuyển mổ bệnh cũng không bị mất sức trước khi mổ - Làm tăng tỉ lệ sinh thường - Giúp các sản phụ bị bệnh tim mạch, huyết áp, hô hấp có thể vẫn sinh thường được - Sản phụ được theo dõi rất sát nhờ vào trang thiết bị cũng như đội ngũ y tế nên cuộc chuyển dạ có tính an toàn cao - Thuốc tê có thể kéo dài để giảm đau sau đó nhiều giờ, và không ảnh hưởng đến em bé vì nó không qua nhau thai. 2. Ai không thể dùng phương pháp “ đẻ không đau”? Để thực hiện một ca đẻ không đau, bác sĩ sản khoa sẽ phải khám thật chi tiết cho sản phụ để biết về tiểu sử bệnh lý, tình trạng chuyển dạ, tình trạng cơn co và xem có phù hợp với phương pháp sinh này không. Phương pháp sinh này phù hợp với các sản phụ có các bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim…, nhưng lại không được áp dụng cho các sản phụ có bệnh lý liên quan đến cột sống, rối loạn đông máu hoặc đang có tình trạng nhiễm trùng… 3. Các tác dụng phụ có thể gặp - Khi áp dụng phương pháp sinh thường không đau, một số sản phụ có thể gặp trạng thái nhức đầu, đau lưng , mất vân động chân tạm thời, các triệu chứng này không nguy hiểm và sẽ tự hết sau vài giờ. Hiếm hơn, một số người có thể có cảm giác lạ vùng mông, đùi (như kiến bò, rát bỏng) trong thời gian ngắn hậu sản và sau đó sẽ tự khỏi. - Mặc dù giảm đau sản khoa bằng tê ngoài màng cứng là phương pháp không quá khó, nhưng để ứng dụng nó đòi hỏi người thực hiện phải thật nhuần nhuyễn về kỹ thuật nhằm tránh xảy ra những tác hại ngoài mong muốn và phải thực hiện ở nơi có đầy đủ trang thiết bị theo dõi sức khỏe mẹ và con.