Mặc dù ở thành thị, những trường tự nhận là chất lượng cao/trường điểm không cho phép có học sinh khá và một lớp chỉ có một hai em là tiên tiến còn lại tất cả phải là học sinh giỏi. Nhưng trong bài viết này lại cho chúng ta thấy một sự bất công quá lớn trong giáo dục hiện nay ở nước ta. [NGUYÊN VĂN BÀI BÁO] Bên cạnh hơn 86.000 học sinh bỏ học, cả nước còn có hơn 1 triệu học sinh tiểu học và THCS có học lực yếu kém. Với hơn 20.000 học sinh yếu kém, Hà Nội dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Hồng. > Những câu văn hài hước của thí sinh Thống kê mới nhất của Bộ GD&ĐT cho thấy, học kỳ 1 năm học 2008-2009, hơn 86.000 trong tổng số 15 triệu học sinh cả nước, đã bỏ học. Với 0,56%, số bỏ học đã giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái (0,94%, tương đương 147.000 em). Càng lên các bậc học cao, tỷ lệ bỏ học càng lớn (tiểu học 0,13%, THPT 1,29%). Trong 3 năm trở lại đây, đồng bằng sông Cửu Long luôn là vùng dẫn đầu cả nước về số em bỏ học. Năm học vừa qua, số bỏ học của vùng này là gần 25.000 em, trong khi vùng Đông Nam Bộ là gần 12.000 em, Tây Nguyên hơn 11.000 em... Ảnh: Hoàng Hà. Giờ học của trẻ em nông thôn ở tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Hoàng Hà. Năm học 2008-2009, cả nước có hơn 6,8 triệu học sinh tiểu học. Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, ở môn Toán có hơn 470.000 em có học lực yếu và môn Văn là gần 440.000 em, chiếm tỷ lệ gần 4%. Còn ở bậc THCS, trong số gần 5,4 triệu học sinh, có tới hơn 540.000 em (10%)học lực yếu và 33.000 em (0,6%) học lực kém. Với hơn 20.000 học sinh yếu kém, Hà Nội dẫn đầu khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Còn ở vùng Đông Nam Bộ, với chừng 15.500 em, số học sinh yếu kém của TP HCM chỉ đứng sau Đồng Nai và Bình Thuận. Tiến Dũng Nguồn: VnExpress [NGUYÊN VĂN BÀI BÁO]
Cảm ơn bác Kiên Đây là một thực trạng đáng buồn ở Việt Nam Mặc dù bộ giáo dục đã đưa ra phương châm học thực, thi thực, nhưng ngành giáo dục thì không phải là không có tiêu cực. Cho đến bây giờ, hiện tượng học sinh ngồi nhầm chỗ, nhầm lớp vẫn còn rất nhiều. Sự thật thì thường mất lòng, nhưng cũng phải nhìn vào hiện trạng thật của nó mà biết cải biến. Không phải chỉ có học sinh ở nông thôn mà ngay cả học sinh thành thị cũng có...
Việc học hành thi cử chẳng nói lên kết quả chính xác, có những em cấp 1, cấp 2 học hành kém cỏi nhưng từ cấp 3 học trội hẳn lên, còn những em học cấp 1, 2 giỏi cấp 3 lại học sút kém. Bản thân mình thấy gặp rất nhiều, chẳng qua ở lứa tuổi nhỏ chưa phát triển hết trí tuệ lúc đó cũng chỉ như học gà vịt, học trước quên sau, em nào được bố mẹ quan tâm chỉ bảo thì học khá 1 chút, nhiều cha mẹ thấy vậy tự hào con mình lắm. Bản thân mình cho đó chỉ là hư danh mà thôi, sau này sẽ rõ đó mà....