Hướng Dẫn 7 Cách Chăm Sóc Sốt Siêu Vi Ở Trẻ Tại Nhà

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 17/11/2021.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Sốt là một triệu chứng điển hình và thường xuyên xảy ra với các bé. Trẻ có thể bị sốt do nhiều nguyên nhân. Vậy sốt siêu vi là gì? Sốt siêu vi ở trẻ nhỏ có khác gì so với sốt bình thường không? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

    1. Hiểu đúng về tình trạng sốt siêu vi ở trẻ em. Dấu hiệu sốt siêu vi.
    1.1. Hiểu đúng về tình trạng sốt siêu vi
    Sốt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể người vượt quá nhiệt độ bình thường trên 1°C (nhiệt độ bình thường của cơ thể người là 37°C). Sốt siêu vi xảy ra khi virus thâm nhập vào cơ thể, khiến hệ thống miễn dịch của của cơ thể sinh ra phản ứng miễn dịch để chống lại virus, trong đó phản ứng cơ bản nhất là sốt.

    Virus có thể lây truyền dễ dàng từ người sang người và được loại bỏ nhờ hàng rào miễn dịch của cơ thể. Quá trình này có thể mất từ vài ngày đến một tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào khả năng đề kháng của người nhiễm và chủng virus.

    Sốt siêu vi xảy ra khi virus thâm nhập vào và làm hệ thống miễn dịch cơ thể sinh ra phản ứng miễn dịch cơ bản nhất là sốt (hiện tượng nhiệt độ cơ thể vượt quá 38°C). Tuỳ vào khả năng đề kháng và chủng virus mà quá trình này kéo dài từ vài ngày đến một tuần hoặc lâu hơn.
    1.2. Dấu hiệu sốt siêu vi ở trẻ
    Triệu chứng của sốt siêu vi ở trẻ em là sốt không rõ nguyên nhân, có thể kèm theo chảy nước mũi, ho, buồn nôn, mệt mỏi và đau nhức cơ thể.

    Ngoài ra, trẻ thường bị sốt siêu vi do lây nhiễm qua đường hô hấp: Nếu ai đó bị nhiễm virus hắt hơi hoặc ho gần trẻ, các bé có thể hít phải những giọt nước nhỏ có chứa virus và mắc bệnh. Do đó, quan sát tiền sử bệnh của những người tiếp xúc với trẻ cũng là một cách để chẩn đoán khả năng trẻ bị sốt siêu vi.

    Dấu hiệu sốt siêu vi ở trẻ bao gồm: sốt, có thể kèm theo chảy nước mũi, ho, buồn nôn, mệt mỏi và đau nhức cơ thể.
    2. Sốt siêu vi ở trẻ có nguy hiểm không?
    Thông thường, những biểu hiện của sốt siêu vi sẽ biến mất trong vài ngày mà không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, để trẻ sốt cao cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe của trẻ. Do đó, cần chú trọng hạ sốt và làm mát cơ thể đồng thời bù nước cho trẻ. Biện pháp cụ thể sẽ được chúng tôi sẽ nêu ở phần dưới đây.

    3. 7 nguyên tắc chăm sóc sốt siêu vi ở trẻ tại nhà
    3.1. Nguyên tắc 1: Theo dõi nhiệt độ thường xuyên
    Cần theo dõi bé thường xuyên để xử trí kịp thời do sốt cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ như: co giật, hôn mê, ảnh hưởng não bộ,…


    3.2. Nguyên tắc 2: Dùng thuốc hạ sốt đúng cách khi trẻ trên 38°C
    Khi trẻ sốt trên 38°C, cha mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc hạ sốt không kê đơn cho trẻ. VD:

    • Paracetamol: 10-15 mg/kg/liều. Các liều cách nhau từ 4 đến 6 giờ.[2]
    • Ibuprofen – Dùng cho trẻ nên dùng loại siro 100mg/5ml [3] với liều theo lứa tuổi như sau:
    Liều dùng:

    • 3 đến 5 tháng tuổi: 2,5ml – Tối đa 3 lần trong 24 giờ
    • 6 đến 11 tháng tuổi: 2,5ml – Tối đa 3 – 4 lần trong 24 giờ
    • 1 đến 3 tuổi: 5ml – Tối đa 3 lần trong 24 giờ
    • 4 đến 6 tuổi: 7,5ml – Tối đa 3 lần trong 24 giờ
    • 7 đến 9 tuổi: 10ml – Tối đa 3 lần trong 24 giờ
    • 10 đến 11 tuổi: 15ml – Tối đa 3 lần trong 24 giờ
    • 12 đến 17 tuổi: 15ml đến 20ml – Tối đa 3 – 4 lần trong 24 giờ
    > Xem thêm: Thuốc hạ sốt – Lựa chọn phù hợp và an toàn

    Khi trẻ sốt trên 38°C, cha mẹ có thể sử dụng một số thuốc hạ sốt không kê đơn cho trẻ: Paracetamol, Ibuprofen với liều dùng phù hợp vào từng độ tuổi khác nhau.
    3.3. Nguyên tắc 3: Tăng cường bù nước cho trẻ
    Sốt cao thường gây mất nước cho trẻ do sự bay hơi qua da khi cơ thể cố gắng tự làm mát thông qua mồ hôi. Một số biểu hiện mất nước của trẻ cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra:

    • Khô miệng hoặc lưỡi.
    • Khóc không có nước mắt.
    • Mắt trũng xuống.
    • Buồn ngủ.
    • Tay chân lạnh.
    • Trông mệt mỏi hơn.
    • Da giảm độ đàn hồi, hoặc bị bong tróc (dùng ngón tay véo nhẹ da ở mu bàn tay, da không đàn hồi trở lại mà vẫn giữ nguyên hình dạng như bị véo).
    • Trẻ ngừng đi tiểu.
    Có thể bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho bú (trẻ sơ sinh), cho uống nhiều nước, nước hoa quả, nước bổ sung điện giải để bổ sung muối và đường (oresol).

    Sốt cao thường gây mất nước. Do đó trẻ cần được bù nước bằng cách cho bú, uống nhiều nước và nước hoa quả, bổ sung oresol.
    Xem thêm: Hướng dẫn 7 cách chăm sóc SỐT SIÊU VI ở trẻ tại nhà - FHI
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


Chia sẻ trang này